Phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự 2015

Chủ đề   RSS   
  • #526344 26/08/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự 2015

    Phân biệt các mức độ năng lực hành vi dân sự theo Bộ luật dân sự 2015

    Bạn đã phân biệt được các mức độ năng lực hành vi dân sự sau: Hạn chế năng lực hành vi dân sự; khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và mất năng lực hành vi dân sự chưa? Nếu chưa, để tránh nhầm lẫn thì cùng theo dõi bảng dưới đây nhé:

    Tiêu chí

    Mất năng lực hành vi dân sự

    Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

    Hạn chế năng lực hành vi dân sự

    Định nghĩa

    Người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.

     

    Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự.

    Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.

    Người yêu cầu

    Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan.

    Tự bản thân người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan.

    Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan.

     

    Thẩm quyền và căn cứ

    Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự

    Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

    Trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.

    Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự dựa trên yêu cầu của người có quyền.

     

    Người đại diện/người giám hộ

    Người đại diện theo pháp luật.

    Tòa án chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

    Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật và phạm vi đại diện.

    Hậu quả pháp lý

    Giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu). Giao dịch phải do người đại diện theo pháp luật thực hiện.

     

    Giao dịch dân sự do người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi xác lập có hiệu lực hay không phải căn cứ vào quyết định của tòa qua việc xác định quyền và nghĩa vụ của người giám hộ khi Tòa chỉ định.

    Giao dịch do người hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện, xác lập là không có hiệu lực pháp luật (bị vô hiệu), trừ trường hợp được sự đồng ý của người đại diện hoặc giao dịch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

     

     
    7171 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lanbkd vì bài viết hữu ích
    TRUTH (29/08/2019) ThanhLongLS (26/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận