Đối tượng tham gia
|
- Người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn;
- Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
- Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
- NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
- NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc
- NLĐ được cử đi học, thực tập, công tác trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương ở trong nước.
(Căn cứ Luật bảo hiểm xã hội 2014, Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Quyết định 595/QĐ-BHXH
|
Là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước 01/01/2018; NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng từ 01/01/2018 trở đi;
- Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;
- NLĐ giúp việc gia đình;
- Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;
- Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Người nông dân, NLĐ tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;
- NLĐ đã đủ Điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ Điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Người tham gia khác.
|
Mức đóng BHXH
|
Dựa trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động:
- NLĐ thuộc đối tượng tham gia hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
- NSDLĐ đóng 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất, 3% vào quỹ ốm đau và thai sản
- Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương
(>>> Xem thêm tại Quyết định 595/QĐ-BHXH)
|
Người tham gia được lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập của mình:
- Hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do NLĐ lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Theo công thức:
Mdt = 22% x Mtnt
Trong đó:
- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.
- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.
Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)
Trong đó:
- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).
- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.
|
Ưu điểm
|
- Sẽ được hưởng 5 chế độ khi tham gia BHXH bắt buộc
- Việc thực hiện thu bảo hiểm khá dễ dàng đối với các đối tượng tham gia vì có cơ quan, doanh nghiệp hỗ trợ thực hiện
- Đối tượng vừa tham gia BHXH bắt buộc, vừa tham gia BHXH tự nguyện thì điều kiện hưởng và cách tính chế độ hưu trí sẽ căn cứ vào số năm đóng BHXH bắt buộc.
|
- Phương thức và thời gian đóng linh hoạt, ngoài ra người tham gia còn được sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Người tham gia đóng nộp một thời gian và không còn khả năng tham gia nữa thì họ vẫn có thể rút BHXH về và coi như đây là một khoản tiền để dành để phòng khi cuộc sống khó khăn
- Giảm bớt gánh nặng về kinh tế cho người thân khi có những rủi ro về mặt sức khỏe hoặc người tham gia BH mất.
|