Phân biệt “bảo lãnh” và “bảo lĩnh” theo quy định pháp luật hiện hành

Chủ đề   RSS   
  • #516911 18/04/2019

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Phân biệt “bảo lãnh” và “bảo lĩnh” theo quy định pháp luật hiện hành

     

    Thực tế, nhiều người vẫn sử dụng khá tùy tiện thuật ngữ bảo lãnh và bảo lĩnh vì cho rằng đây đều là khái niệm như nhau. Nếu bạn còn nhầm lẫn giữa hai chế định “bảo lãnh” và “bảo lĩnh” thì hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng quan về sự khác biệt của hai chế định trên nhé!

    TIÊU CHÍ

    BẢO LÃNH

    BẢO LĨNH

    Quan hệ pháp luật điều chỉnh

    Pháp luật dân sự

    Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2015

    Tố tụng hình sự

    Căn cứ pháp lý: Bộ luật tố tụng hình sự 2015

     

    Loại biện pháp

    biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (bản chất là việc bảo đảm bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ dân sự nhằm giúp bên có quyền giảm thiểu được rủi ro pháp lý cho mình)

    biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự (mang tính chất cưỡng chế nhằm kịp thời ngăn chặn người phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc có những hành động gây khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án)

    Nội dung

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

    Như vậy, bảo lãnh gồm các bên chủ thể sau:

    - Bên bảo lãnh;

    - Bên nhận bảo lãnh;

    - Bên được bảo lãnh

    Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh. Theo đó, gồm các bên:

    - Người bảo lĩnh:

    + Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

    + Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

    Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    - Người được bảo lĩnh: Bị can, bị cáo là người thân thích của người bảo lĩnh.

    - Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh: tại khoản 4 Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Trách nhiệm thực hiện

    - Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

    Sau đó, bên bảo lãnh có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

    - Đối với người được bảo lĩnh: Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

    - Đối với người bảo lĩnh: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

    Thủ tục đăng ký

    Biện pháp bảo lãnh được đăng ký theo thỏa thuận giữa các bên.

    Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

    Không tồn tại thủ tục đăng ký

    Chấm dứt/hủy bỏ áp dụng

    Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.

    2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

    4. Theo thỏa thuận của các bên.

     

    Bảo lĩnh được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

    1. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

    2.  Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

    3. Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

    4.  Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội, miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, hình phạt tù nhưng được hưởng án treo hoặc hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.

    5. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp ngăn chặn khi thấy không còn cần thiết.

     

     
    5118 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận