Phạm tội trộm cắp tài sản công ty có nghiêm trọng không?

Chủ đề   RSS   
  • #78671 12/01/2011

    vanky1984

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Phạm tội trộm cắp tài sản công ty có nghiêm trọng không?

    minh co mot dua em trai vua bi bat va dang tam giam tai ca huyen , ve toi trom cap tai san cua cong ty . nhung trong do gom co 3 nguoi cung bi bat mot tai xe va hai phu va em toi la mot trong hai ngoui phu xe do .tai san bi mat co tri gia khoang 60tr nhung cong ty khong khoi kien vay va nguoi dung dautrong vu trom nay da chay tron chua bat duoc vay trong truong hop nay em toi pham toi co nghiem trong ko va co the bao lanh ko ? monh anh chi giup minh cam on

    nhờ anh chị giải đáp giúp mình

    Tạm dịch:

    Mình có một đứa em trai vừa bị bắt và tạm giam tại Công an huyện về tội trộm cắp tài sản của Công ty. Nhưng trong đó gồm có 3 người cùng bị bắt: một tài xế và 2 phụ xe (em tôi là một trong hai người phụ xe). Tài sản bị mất có giá trị khoảng 60 triệu nhưng công ty không khởi kiện và người đứng đầu trong vụ trộm này đã chạy trốn chưa bắt được.

    Vậy trong trường hợp này em tôi phạm tội có nghiêm trọng không và có thể bảo lãnh không?

    Mong anh chị giúp. Mình cảm ơn!


    #ff0000;">Lời nhắn: bài viết lần sau bạn nhớ sử dụng chữ có dấu

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 13/01/2011 09:11:48 AM Tạo dấu, chuyển đến chuyên mục phù hợp
     
    12573 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #78828   13/01/2011

    luatsuanthai
    luatsuanthai
    Top 200
    Male
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2011
    Tổng số bài viết (417)
    Số điểm: 2575
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 103 lần


    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị Hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới Hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

     

    Cập nhật bởi luatsuanthai ngày 13/01/2011 04:24:30 PM

    CÔNG TY LUẬT TNHH MINH THƯ - CEO: Luật sư NGUYỄN ĐẮC THỰC

    Hotline: 0972.805588 - 0975.205588 - 0996.025588

    Website: http://luatsu.pro.vn Email: luatsuthuc@hotmail.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuanthai vì bài viết hữu ích
    doducthuan1992 (11/04/2013) Crytoday (01/05/2013)
  • #78891   13/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào luatsuanthai!

    Bạn trả lời thế này, khác gì bảo người ta: "Giở Bộ luật hình sự ra, tìm đọc điều 138".

    Chào
    #0072bc;">vanky1984!

    Với giá trị tài sản bị chiếm đoạt là khoảng 60 triệu đồng, em trai bạn (và cả 2 người kia) đã phạm vào tội "Trộm cắp tài sản" quy định tại điểm e khoản 2 Điều 138 BLHS, có khung hình phạt là phạt ù từ 2 năm đến 7 năm.

    Trường hợp hành vi phạm tội đó gây ra hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì sẽ phạm vào khaorn 3 hoặc khoản 4 của điều luật. Tuy nhiên rất khó có khả năng xảy ra.

    Theo quy định tại Điều 8 BLHS thì tội phạm thuộc khoản 2 Điều 138 BLHS mà em bạn thực hiện là tội phạm nghiêm trọng.

    Theo như bạn trình bày thì em bạn vừa bị bắt nên tôi phán đoán nhiều khả năng em bạn đang bị tạm giữ tại Công an huyện chứ chưa bị tạm giam. Vì cơ quan có trách nhiệm thi hành biện pháp tạm giam là Trại tạm giam chứ không phải Công an huyện (trừ một số huyện vùng sâu, vùng xa hoặc biên giới, hải đảo được phép thực hiện việc tạm giam tại chỗ).

    Theo quy định tại Chương VI của BLTTHS về các biện pháp ngăn chặn thì thời hạn tạm giữ tối đa là 9 ngày. Trong thời gian này nếu xét thấy việc tạm giữ là không cần thiết, thì cơ quan điều tra sẽ áp dụng biện pháp ngăn chặn khác là cấm đi khỏi nơi cư trú.

    Còn nếu có căn cứ cho rằng em bạn có thể bỏ trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội thì việc tạm giam sẽ được quyết định. Lúc này mới xuất hiện việc bảo lĩnh (bảo lãnh) quy định tại Điều 92 BLTTHS.

    Theo đó, Công ty mà em bạn công tác và gia đình bạn đều có thể nhận bảo lĩnh và phải làm giấy cam đoan không để em bạn tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của em bạn theo giấy triệu tập của các cơ quan tiến hành tố tụng. Nếu công ty nhân bảo lĩnh thì phải có xác nhận của người đứng đầu công ty.

    Còn nếu gia đình bạn đứng ra nhận bảo lĩnh thì ít nhất phải có hai người là những người thân thích của em bạn và phải là người có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Việc bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc.
     
    Đó là quy định về việc bảo lĩnh. Còn việc có cho bảo lĩnh hay không là quyền của cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của em trai bạn.

    Ngoài việc bảo lĩnh ra, thì gia đình bạn cũng có thể đề nghị cơ quan điều tra áp dụng biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm đối với em trai bạn, quy định tại Điều 93 BLTTHS.

    Bạn có thể tham khảo Điều 92, 93 của
    #0070c0;">Bộ luật tố tụng hình sự
    để biết thêm chi tiết.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 13/01/2011 11:25:48 PM

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    admin (14/01/2011) ntdieu (15/01/2011) vanky1984 (16/01/2011) Crytoday (01/05/2013)
  • #79261   15/01/2011

    vanky1984
    vanky1984

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    mình rất cảm ơn anh đã giải đáp giúp mình.

    vậy như theo lời của anh em  trai mình đã được tạm giam cho đến nay là 8 ngày và vừa mới sáng nay là ngày đến thăm và mình cũng làm giấy xin gặp mặt người tạm giữ, tạm giam nhưng công an họ vẫn chưa cho  gặp mặt và họ bảo là hai tháng sau mới có thể gặp được vậy có phải là em trai mình đã bị tạm giam rồi đúng không?
     
    luật sư có thể chỉ dẫn giúp mình làm thế nào để có thể được gặp mặt em trai tôi sớm hơn không? và tôi cũng đang nhờ bên công ty em trai tôi đứng ra bảo lãnh và làm bãi nại cho tôi và nếu công ty chịu ký giấy bãi nại thì em tôi có khả năng được thả sớm không thưa luật sư.

    mong luật sư giải đáp sớm cho. xin chân thành cảm ơn luật sư

    ( máy của mình nó bị làm sao nên mình chẳng viết được dấu bạn thông cảm cho lần sau mình sẽ sửa lại)

     


    #b2a2c7;">minh rat cam on anh da giai dap giup minh . vay nhu theo loi cua anh em  trai minh da duoc tam giam cho den nay la 8 ngay va vua moi sang nay la ngay den tham va minh cung lam giap xin gap mat nguoi tam giu , tam giam nhung cong an ho van chua cho  gap mat va ho bao la hai thang sau moi co the gap duoc vay co phai la em trai minh da bi tam giam roi dung khong ? luat su co the chi dan giup minh lam the nao de co the duoc gap mat em trai toi som hon khong ? va toi cung dang nho ben cong ty em trai toi dung ra bao lanh va lam bai nai cho toi va neu cong ty chiu ky giay bai nai thi em toi co kha nang duoc tha som khong thua luat su . mong luat su giai dap som cho. xin chan thanh cam on luat su
    ( may cua minh no 9bi lam saonen minh chang viet duoc dau banthong cam cho lan sau minh se sua lai)
     
    Báo quản trị |  
  • #79536   17/01/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào bạn!

    Bây giờ mới biết bạn có thêm câu hỏi này.

    Đến thời điểm tôi post bài này thì có thể em bạn đã bị tạm giam. Nhưng thời điểm bạn đưa ra câu hỏi thì có đến 99% là chưa, vì như bạn hỏi thì có thể đoán được gia đình bạn chưa hề được thông báo về việc đó. Chỉ trừ trường hợp cơ quan điều tra thiếu trách nhiệm nên không thông báo việc tạm giam em bạn cho gia đình biết.

    Bởi theo quy định tại khoản 4 Điều 88 BLTTHS thì cơ quan điều tra phải thong báo ngay cho gia đình người bị tạm giam và cho chính quyền xã, phường, thị trân hoặc cơ quan, tổ chức nới nơi người bị tạm giam cư trú hoặc làm việc biết.

    Tuy nhiên, việc Công an trả lời: "hai tháng sau mới có thể gặp được" chứng tỏ nhiều khả năng em trai bạn sẽ bị tạm giam.

    Tại khoản 2 Điều 22 Quy chế về tạm giữ, tạm giam (Ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998) chỉ quy đinh: "Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc người bào chữa khác và do cơ quan đang thụ lý vụ án quyết định...".

    Như vậy, pháp luật không có quy định cụ thể trong thời gian bao lâu thì thân nhân của người bị tạm giữ, tạm giam mới được thăm gặp. Mà điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào quyền quyết định của cơ quan đang thụ lý vụ án. Và thông thường thì các cơ quan tiến hành tố tụng chỉ cho phép thăm gặp khi xét thấy việc thăm gặp không trở ngại cho việc điều tra, xét xử vụ án.

    Với quy định như vậy thì việc để được gặp em trai mình sớm hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng thuyết phục của bạn và gia đình bạn.

    Tương tự như vậy thì trong trường hợp em trai bạn đã bị tạm giam, việc có cho gia đình hay công ty bảo lĩnh hay không cũng phụ thuộc vào việc cơ quan điều tra đánh giá việc tạm giam có còn cần thiết hay không, việc cho bảo lĩnh có ảnh hưởng gì đến công tác điều tra, tuy tố, xét xử hay không và phải có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát cùng cấp.

    Dưới đây là mẫu đơn để bạn tham khảo:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập - Tự do – Hạnh phúc

                                                                            ………, ngày  tháng  năm 20……

     

    ĐƠN XIN BẢO LĨNH CHO BỊ CAN

    ĐANG BỊ GIAM GIỮ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠI NGOẠI

                Kính gửi:       - TRƯỞNG CÔNG AN QUẬN/HUYỆN …

                                                    - VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN...  

    Tên tôi là:

    Nghề nghiệp:  

    Trú tại:

    Và:

    Nghề nghiệp:  

    Trú tại:

    Hoặc:

    Chúng tôi là: (tên cơ quan, tổ chức bảo lĩnh):

    Địa chỉ:

    Đại diện: ông, bà….   - Chức vụ:

    Chúng tôi là (quan hệ) với ….. (tên người bị bắt, ngày tháng năm sinh)

    Nêu lý do bị bắt:….

    Hiện đang tạm giam/tạm giữ tại:…

    Nay gia đình (đơn vị) chúng tôi làm đơn này kính gửi tới Cơ quan điều tra xin được bảo lĩnh cho …. được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ Tạm giam sang hình thức Tại ngoại vì một số lý do sau:   kiểm sát

    Trình bày một số lý do: Nhân thân, sức khỏe, vi phạm lần đầu hay không, là lao động chính….

    Gia đình/đơn vị chúng tôi xin cam kết sau khi ….được tại ngoại sẽ:

    Cam đoan không cho …đi khỏi nơi cư trú: Giám sát, quản lý mọi hành vi, sinh hoạt của …; Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục …hiểu biết pháp luật và khai báo thành khẩn.; Không để ……. tiếp tục phạm tội; Đảm bảo ……sẽ có mặt theo đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập mà các cơ quan chức năng ấn định, chấp hành đầy đủ những quy định về tố tụng của pháp luật.

    Gia đình/đơn vị chúng tôi cũng xin cam kết với cơ quan công an là sẽ quản lý, giám sát ……… thường xuyên. Nếu sai chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và chị trách nhiệm trước pháp luật.

    Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ.

                                                 Gia đình/Đại diện cơ quan, tổ chức bảo lĩnh ký

     

    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    vanky1984 (17/01/2011) Crytoday (01/05/2013)