Phạm tội chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này có được hưởng án treo?

Chủ đề   RSS   
  • #502795 21/09/2018

    Phạm tội chiếm đoạt tài sản trong trường hợp này có được hưởng án treo?

    Chào mn!

    Hiện tại bạn em có chiếm đoạt tài sản 54trieu bằng internet banking qua tài khoảng ngân hàng cách đây đã hơn 4 tháng, khi vừa chiếm đoạt thì bên bạn em đã bồi thường thiệt hại cho người bị hại và họ cũng đã đứng ra bãi nại ngay sau đó, và bạn e đã được tại ngoại 4 tháng nay nhưng gần đây công an họ hay yêu cầu lên xuống và bây giờ họ nói phải ra tòa án để tuyên án, như vậy thì bạn em có được án treo không? trước giờ bạn em không có bất kỳ lỗi nào về tiền án hay tiền sự, và có địa chỉ thường trú cụ thể công việc rõ ràng, công an hỏi thăm thì vẫn ở địa phương.

     
    2744 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #503052   25/09/2018

    as00016715
    as00016715

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/08/2018
    Tổng số bài viết (99)
    Số điểm: 975
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 46 lần


    Do bạn không nói rõ là bị truy tố tội gì nên cứ mặc định là tội "Trộm cắp tài sản" Đ 173.2 với số tiền là 54 triệu VNĐ vậy thì điều kiện được hưởng án treo theo quy định của văn bản 02/2018/NQ-HĐTP như sau:

    Điều 1. Án treo

    Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

    Điều 2. Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo

    Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

    2. Có nhân thân tốt.

    Được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này, người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

    Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà thời gian được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự. 

    Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

    4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

    Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

    Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    Do bạn đã tự nguyện trả lại tiền theo quy định tại Đ 51.1.b như vậy thỏa khoản 3 và đương nhiên khoản 4, còn trường hợp khoản 2 do bạn tự đánh giá , khoản 1 thì bạn tham khảo cáo trạng của viện kiểm sát xem VKS đề nghị mức phạt như thế nào, và khoản 5 là ý kiến của chủ quan của tòa án/VKS.

    Bạn phải hiểu rõ nếu trong thời gian thi hành án và thử thách mà bạn vô tình hoặc cố ý liên quan đến tội phạm nào khác thì không có cách nào cứu bạn được nữa.

    Trên đây chỉ là ý kiến cá nhân dựa vào quy định của pháp luật còn trên thực tế thì điều gì cũng có thể diễn ra!

     
    Báo quản trị |