Phải học việc trước mới được thử việc?

Chủ đề   RSS   
  • #562320 07/11/2020

    hiesutran159
    Top 100
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/10/2020
    Tổng số bài viết (692)
    Số điểm: 11623
    Cảm ơn: 29
    Được cảm ơn 759 lần


    Phải học việc trước mới được thử việc?

    Học việc trước mới được thử việc?

    Học việc và thử việc - Ảnh minh họa

    Học việc (học nghề) và thử việc là những hình thức lao động đặc biệt được quy định tại Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ), tuy nhiên giữa 2 quy trình này có bắt buộc phải áp dụng quy trình nào trước hay không?

    Thứ nhất, về thời gian học nghề và thời gian thử việc

    Thời gian thử việc:

    - Chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc:

     - Đảm bảo thời gian thử việc tối đa:

    + Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

    + Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

    + Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;

    Thời gian học nghề:

    Thời gian học nghề sẽ phụ thuộc vào mục tiêu trình độ đào tạo nghề:

    - Mục tiêu trình độ nghề sơ cấp: Thời gian đào tạo 3 tháng đến dưới 1 năm

    - Mục tiêu trình độ nghề trung cấp: Thời gian đào tạo từ 1 năm đến 2 năm

    - Mục tiêu trình độ nghề cao đằng: thời gian từ 2 năm đến 3 năm

    - Daỵ nghề thường xuyên: thời gian linh hoạt, phù hợp với yêu cầu việc làm.

    Thứ hai, về nội dung của học nghề và thử việc

    Học việc:

    Bản chất của hợp đồng học việc là người sử dụng lao động tiến hành đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người lao động chưa có kiến thức và/hoặc kỹ năng đối với công việc yêu cầu để người lao động có thể tự làm việc sau khi hoàn thành khóa học.

    Thử việc:

    Người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thoả thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

    >> Phân biệt: Học việc, thử việc và Cộng tác viên

    Theo đó, bản chất của thử việc và học việc đều là một bước để người sử dụng cân nhắc về việc có nhận người lao động vào làm việc chính thức hay không, tuy nhiên có 1 số khác biệt:

    - Đối với hợp đồng học việc, người học không nhất thiết sẽ là người chuẩn bị kí kết hợp đồng lao động mà chỉ đơn thuần là việc dạy học, đối với hợp đồng thử việc, mục đích là để xem xét trình độ, khả năng của người lao động có phù hợp với công việc hay không.

    - Khi học việc, nếu người học không tham gia lao động, tạo ra sản phẩm hoặc làm công việc được hưởng lương thì sẽ không có thu nhập, đối với thử việc thì phải có lương.

    Có thể thấy hai hình thức liên quan tới lao động này là hai quy định mang tính chất khác nhau và độc lập, không nhất thiết phải áp dụng theo thứ tự cũng như không có quy định cụ thể điều chỉnh trình tự thực hiện.

    Như vậy, tùy vào mục đích công việc và chế độ riêng của từng cở sở lao động, người sử dụng lao động có thể quy định về các hình thức này theo những cách khác nhau.

     
    1194 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiesutran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (09/11/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận