Phải chăng quy định của BLHS 2015 về tội bắt cóc trẻ em còn chưa đủ sức răn đe?

Chủ đề   RSS   
  • #461431 16/07/2017

    Phải chăng quy định của BLHS 2015 về tội bắt cóc trẻ em còn chưa đủ sức răn đe?

          Trong thời gian vừa qua, chắc hẳn mọi người đã nghe thấy hoặc được đọc những tin tức nhức nhối về nạn bắt cóc trẻ em. Là một người mẹ, nhất là dân luật, tôi cảm thấy vô cùng bức xúc và lo lắng cho tương lai của những đứa trẻ vô tội được sinh ra trong thời bình nhưng lại luôn bị nguy hiểm rình rập. Bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu, những đứa trẻ ấy đều có thể rơi vào vòng tay ác độc của tụi buôn người, bắt cóc. Hãy tưởng tượng xem khi một đứa trẻ non nớt, không sức kháng cự bị bắt cóc thì con sẽ có kết cục như thế nào? họ sẽ làm gì con? Tôi không thể chịu nổi khi nghĩ tới hình dung đó. Còn mọi người thì sao ạ?

          Pháp luật sinh ra là để điều chỉnh, đưa cuộc sống xã hội vào khuôn khổ và bảo vệ quyền con người. Thế nhưng, dường như pháp luật vẫn còn chưa đủ mạnh để loại bỏ tội phạm bắt cóc. Hàng giờ, hàng ngày, ở đâu đó những kẻ bắt cóc vẫn đang rình rập những đứa trẻ mặc cho chúng biết chúng sẽ phải trả giá cho tội lỗi của mình. Vì sao? Vì chúng thấy hình phạt mà chúng phải nhận nếu bị pháp luật trừng phạt là nhỏ hơn so với cái lợi mà chúng thu được khi phạm tội. Hay nói cách khác là những quy định của pháp luật hiện hành chưa đủ sức mạnh để răn đe tội phạm bắt cóc. 

    Theo Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội bắt cóc có khung hình phạt như sau: 

    "1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ người dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp;

    c) Đối với người mà mình có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng;

    d) Đối với từ 02 người đến 05 người;

    đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

    e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;

    g) Gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

    a) Có tính chất chuyên nghiệp;

    b) Đối với 06 người trở lên;

    c) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

    d) Làm nạn nhân chết;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".

     

          Hình phạt cao nhất mà tội phạm bắt cóc phải chịu là 15 năm, so với việc chúng làm nguy hại tới biết bao trẻ em thì không đáng gì hết. Còn thua cả hình phạt dành cho tội phạm ma túy. Trong khi, sự nguy hiểm của cả hai loại tội phạm là như nhau. Tôi thiết nghĩ, cần phải có chế tài mạnh hơn, quyết liệt hơn để răn đe, hoặc cần thiết là cách ly khỏi xã hội đối với những tội phạm bắt cóc. Thậm chí là hình phạt tử hình cũng nên cân nhắc đưa vào khung hình phạt. Có như vậy mới khiến những ai có ý định bắt cóc trẻ em lo sợ và không dám thực hiện. Cũng vì thế mà trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước mới được lớn lên, phát triển an toàn, đảm bảo độ bền vững của quốc gia.

        Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn và cộng đồng Dân Luật có thể góp phần tác động làm giảm vấn nạn bắt cóc đang nhức nhối và gây hoang mang xã hội hiện nay. 

     
    19999 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485104   21/02/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Ngẫm: Nghi bắt cóc trẻ em

    Vài ngày hôm nay trên các trang báo luôn có tin tức nói về một người đàn ông nghi là bắt cóc bé gái 14 tuổi ở Hà Nam, bị đánh đến chết dở sống dở. Thế nguyên nhân do đâu? Có phải do xã hội ngày càng phức tạp, tình hình trật tự, an ninh cũng trở nên khó lường mà người dân ta chưa có sự xác minh chính xác mà đã quá vội khi kết án một người nào đó.

    “Cụ thể, khoảng 14h00 ngày 19.2.2018, anh Nguyễn Văn Tuấn (SN 1974, ở thôn Chuôn, xã Châu Giang, huyện Duy Tiên, Hà Nam), đến quán hàng của cháu T.T.M (SN 2004, ở Xóm 13, Hợp Lý, Lý Nhân) hỏi mua một quả bóng bay hình con chó có tai nhưng cháu T.T.M bảo hết rồi và nói biết chỗ bán ở xã Chính Lý (Lý Nhân).

    Anh Tuấn nhờ cháu T.T.M lấy xe đi mua hộ, nhưng cháu không biết đi xe máy. Anh Tuấn đã nhờ cháu T.T.M dẫn đường và chở đến xã Chính Lý mua nhưng không có nên tiếp tục đi thị trấn Vĩnh Trụ tìm mua.

    Trong thời gian này, gia đình cháu T.T.M không thấy cháu T.T.M đâu, xem camera thấy cháu đi cùng một người lạ mặt, nghi cháu bị bắt cóc nên đã đưa thông tin lên Facebook, báo cáo chính quyền địa phương và tổ chức đi tìm cháu T.T.M.

    Khoảng 19h00 cùng ngày, anh Tuấn chở cháu T.T.M về gần đến địa bàn xã Hợp Lý thì có người nhìn thấy đã yêu cầu anh Tuấn chở cháu T.T.M về trụ sở UBND xã để làm rõ vụ việc.

    Tại đây anh Tuấn bị người dân bức xúc đánh bị thương. Cháu T.T.M khẳng định trong thời gian anh Tuấn đưa đi mua bóng bay thì không bị đe dọa hoặc bị xâm hại gì.

    Công an tỉnh Hà Nam đã đưa anh Tuấn đi Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam điều trị và đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc.” (Theo báo Lao động ngày 21/2/2018).

    Vấn đề vẫn đang được điều tra làm rõ, tuy nhiên qua lời kể của bé gái ta có thể thấy phần nào vấn đề. Hiện nay khi thật giả, xấu tốt đang bị lẫn lộn, đề phòng là điều đương nhiên, tuy nhiên bản thân ta cũng nên suy ngẫm và có cách nhìn như thế nào, để không phải có những tình trạng đánh nhầm như thế.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kimgam2708 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (21/02/2018)
  • #485119   21/02/2018

    Nạn bắt cóc trẻ em hiện nay càng ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trầm trọng hơn. Từ lừa đảo đơn thuần đến lừa đảo một cách tinh vi, thậm chí là ngang nhiên cướp giật trên tay người lớn. Những hành động như vậy khiến xã hội căm phẫn và trở nên hoang mang. Thông qua tin tức trên báo đài, mọi người biết được những biểu hiện của hành vi bắt cóc trẻ em rồi sinh ra tâm lý đề phòng đối với những đối tượng khả nghi. Tuy nhiên việc người dân bức xúc đánh bị thương ông Tuấn không phải là cách cư xử đáng khuyến khích. Xã hội hiện tại là một xã hội văn minh, các hành vi được điều chỉnh bởi pháp luật, chính vì vậy dù có tội cũng phải được xử lý dựa trên pháp luật, huống chi trong tình huống này, mọi chuyện vẫn chưa được làm rõ mà mọi người đã hành xử như vậy, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người khác. Để phòng tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra từ nạn bắt cóc trẻ em, mọi người nên giám sát con cháu mình kỹ càng hơn. Không những thế, mọi người xung quanh cũng phải chung tay phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi khả nghi nhằm bắt cóc trẻ em. Đối với những đứa trẻ đã bắt đầu nhận thức được, người thân nên giáo dục cho trẻ biết cách giao tiếp với người lạ, để các bé có thể kịp thời tìm kiếm hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp.

     
    Báo quản trị |  
  • #485125   21/02/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Thật sự thì trong trường hợp này ông này cũng có lỗi khi chở cháu bé đi mua bóng mà không được sự cho phép của bố ẹm khi cháu bé dưới độ tuổi thành niên và còn chưa nhận thức được đầy đủ về các hành vi nguy hiểm rình rập, Vì vậy đôi khi trong nhiều trường hợp cũng vẫn phải đề phòng và cẩn thận trong việc quản lý và bảo vệ trẻ em nói chung và con cái của mình nói riêng, hành vi có dầu hiệu cũng cần phải đề phòng và có biện pháp cảnh báo .. phòng ngừa cho mọi người và gia đình

     
    Báo quản trị |  
  • #485129   21/02/2018

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn DT_DA, vì trong trường hợp này ông Tuấn và bé TTM là hai người hoàn toàn xa lạ, bé TTM đang ở độ tuổi chưa đủ tuổi vị thành niên, độ tuổi mà các đối tượng dụ dỗ bắt cóc hay nhắm đến, còn hành động của ông Tuấn, ông chở bé TTM đi mà không xin phép gia đình của bé nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc nêu trên. Nếu đặt trường hợp, ông Tuấn và bé TTM có quen biết nhau từ trước thì sẽ không xảy ra sự việc gia đình nghi ngờ bé TTM bị bắt cóc như trên hoặc nếu đặt một trường hợp ngược lại, không phải là ông Tuấn nhờ bé TTM dẫn đi mua bóng mà là một người hoàn toàn xa lạ khác thì chuyện bắt cóc trẻ em hoàn toàn có thể xảy ra.

    Tuy việc gia đình bé chưa kịp tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện đã đánh ông Tuấn gây ra sự việc đáng tiếc nêu trên là không đúng và không được khuyến khích nhưng ở thời buổi thật giả lẫn lộn, các chiêu lừa đảo ngày càng tinh vi, tội phạm ngày càng nguy hiểm và mất dần đi nhân tính thì sự đề phòng của con người cũng là điều dễ hiểu

    Cập nhật bởi Kimtam1912 ngày 21/02/2018 11:05:05 CH viết sai từ
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    kimgam2708 (21/02/2018)
  • #485131   21/02/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Kimtam1912 viết:

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn DT_DA, vì trong trường hợp này ông Tuấn và bé TTM là hai người hoàn toàn xa lạ, bé TTM đang ở độ tuổi chưa đủ tuổi vị thành niên, độ tuổi mà các đối tượng dụ dỗ bắt cóc hay nhắm đến, còn hành động của ông Tuấn, ông chở bé TTM đi mà không xin phép gia đình của bé nên mới xảy ra sự việc đáng tiếc nêu trên. Nếu đặt trường hợp, ông Tuấn và bé TTM có quen biết nhau từ trước thì sẽ không xảy ra sự việc gia đình nghi ngờ bé TTM bị bắt cóc như trên hoặc nếu đặt một trường hợp ngược lại, không phải là ông Tuấn nhờ bé TTM dẫn đi mua bóng mà là một người hoàn toàn xa lạ khác thì chuyện bắt cóc trẻ em hoàn toàn có thể xảy ra.

    Tuy việc gia đình bé chưa tìm kịp tìm hiểu đầu đuôi câu chuyện đã đánh ông Tuấn gây ra sự việc đáng tiếc nêu trên nhưng ở thời buổi thật giả lẫn lộn, các chiêu lừa đảo ngày càng tinh vi, tội phạm ngày càng nguy hiểm và mất dần đi nhân tính thì sự đề phòng của con người cũng là điều dễ hiểu

     Đồng ý là nên đề phòng vì ở thời buổi hiện nay thật giả lẫn lộn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra, là ai mới có thẩm quyền xử tội, ví dụ là trường hợp bắt cóc thật sự, có phải là pháp luật. Có nên đánh người đến tình trạng như thế, và việc đánh người trường hợp là người vô tội như trường hợp này thì ai là người chịu trách nhiệm để đứng ra bồi thường hay chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu như người này kiện ra Tòa.

     
    Báo quản trị |  
  • #506174   30/10/2018

    tranbabinh.law
    tranbabinh.law

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/10/2018
    Tổng số bài viết (107)
    Số điểm: 633
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 33 lần


    Theo mình mức phạt như vậy quả thực chưa đủ sức răn đe bởi việc bắt cóc hoặc tệ hơn là sau đó dẫn đến buôn bán người gây hệ lụy rất lớn đối với trẻ em. Không chỉ tội này mà các tội khác xâm phạm tới trẻ em cần được nghiêm trị và xử lý thích đáng.

     
    Báo quản trị |