Phá sản tổ chức tín dụng – Nên hay không nên?

Chủ đề   RSS   
  • #480797 31/12/2017

    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Phá sản tổ chức tín dụng – Nên hay không nên?

    Ngày 20/11/2017, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng, trong đó vấn đề nổi bật nhất là cho phép các tổ chức tín dụng được phép phá sản. Lần đầu tiên trong lịch sử có quy định các tổ chức tín dụng được quyền phá sản giống như các doanh nghiệp bình thường khác sau khi đã áp dụng các biện pháp khắc phục mà không được.

    Quy định này có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Cụ thể:

    Việc cho phép các tổ chức tín dụng được phép phá sản sẽ giảm gánh nặng cho Ngân hàng nhà nước, không phải lo ôm đồm và giải quyết hậu quả cho các tổ chức làm ăn thua lỗ. Đồng thời, quy định này cũng cảnh tỉnh các tổ chức tín dụng phải biết tự chịu trách nhiệm với tổ chức của mình, bỏ đi tâm lý ỷ lại vào Nhà nước; giúp cho các tổ chức tín dụng tự tiến hành cơ cấu và có phương án kinh doanh hiệu quả đối với ngân hàng, tổ chức của mình. Đối với các tổ chức tín dụng đang có ý định thành lập hộ cũng sẽ cân nhắc kĩ càng và có phân tích cụ thể, chiến lược phát triển trong tương lai.

    Bên cạnh đó, việc quy định cho các tổ chức tín dụng được phép phá sản lại gây tâm lý hoang mang cho người gửi tiền. Việc này giấy lên rất nhiều câu hỏi của người gửi tiền: Liệu rằng tổ chức nơi mình gửi tiền phá sản thì số tiền của mình có bị mất không? Nếu được trả lại thì có được trả hết không? Hay chỉ được trả một ít? Một ít đó là bao nhiêu phần trăm? Đối với những khoản tiền gửi nhỏ của các cá nhân thì sao? Có bị mất luôn không?

    Vừa qua trên thời sự mình cũng có thấy đề cập tới vấn đề này, và trên đó có nói là khoản tiền của họ sẽ không bị mất hoàn toàn, tuy nhiên cũng không thể lấy lại được hết. Khi tổ chức tín dụng phá sản họ phải trả các khoản nợ nhà nước trước, thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên và cuối cùng thì mới đến các khoản của người gửi tiền. Như thế, liệu rằng người gửi tiền có dám gửi nữa không? Những người đang gửi có đi rút tiền đồng loạt không? Nếu có hiện tượng này sẽ gây ra một làn sóng về tiền tệ, gây khó khăn cho các ngân hàng.

    Quy định mới này sẽ có hiệu lực thi hành vào ngày 15/01/2018, mong rằng nó sẽ khả quan hơn quy định cũ và không gây ra các hiện tượng như mình kể trên.

     
    9705 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thambui94 vì bài viết hữu ích
    chicomotnguoi2212@gmail.com (30/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481539   09/01/2018

    Mình cảm thấy việc đề xuất cho ngân hàng phá sản như các doanh nghiệp bình thường thì gây tâm lý lo ngại, bất ổn cho những cá nhân, tổ chức tin tưởng gửi tiền. Thứ nhất người ta có tiền nên muốn gửi vào ngân hàng cho yên tâm, ngân hàng như là nơi cất giữ hộ cũng như nhằm thu được một ít tiền lãi qua các kỳ hạn gửi. Còn nếu bây giờ cho ngân hàng phá sản như doanh nghiệp bình thường thì liệu tiền gửi của người dân có lấy lại được không. Suy cho cùng, người bị ảnh hưởng tác động nhiều nhất cũng là khách hàng những người đi gửi tiền. Liệu có quá thiệt thòi cho họ hay không?. Vậy nên theo mình Việc giải thể một ngân hàng không thể nào chỉ đơn giản như vậy được mà cần có quy định chi tiết, cụ thể hơn để thuận lợi trong việc triển khai, vì thời gian qua có nhiều ý kiến cho rằng việc giải thể, phá sản ngân hàng gần như là điều không thể. Tuy nhiên để thực hiện được vấn đề ngân hàng phá sản mà đảm bảo được cho lợi ích cho người gửi tiền thì cần có nghiên cứu toàn diện, giải pháp phù hợp từng thời điểm với từng TCTD nhằm đảm bảo quyền của người gửi tiền, tránh tình trạng người gửi tiền rút tiền ồ ạt, gây hậu quả lớn đến nền kinh tế và xã hội.

     
    Báo quản trị |  
  • #481544   09/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 36 lần


    Mình cũng đồng tình với quan điểm của bạnthuongkp2708. Cho phá sản hay không thì suy cho cùng người chịu thiệt thòi vẫn là người gửi tiền. Với số tiền nhỏ thì không nói, nhưng với những số tiền lớn thì đó là một điều đáng bận tâm. Trước khi có thông tin cho phá sản thì ngân hàng đó cũng phải bị kiểm soát đặc biệt rồi. Lúc đó tâm lý của người gửi tiền là sẽ đi rút tiền, nó sẽ gây ra một làn sóng, gây hiệu ứng cho người gửi tiền ở các ngân hàng khác. Làm gì thì làm, cũng phải tính đến phương án đó trước. 

     
    Báo quản trị |  
  • #482125   15/01/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Những người đồng ý với việc phá sản tổ chức tín dụng cho rằng một khi cho phá sản ngân hàng thì người gửi tiền sẽ phải quan tâm đến yếu tố an toàn cho khoản tiền của mình thay vì chỉ nhắm đến các ngân hàng có mức lãi suất cao, điều này sẽ góp phần làm giảm hiện tượng chạy đua lãi suất huy động trong hệ thống. Rất dễ thấy hiện nay ngân hàng nào mới gia nhập thị trường đều tung lãi suất huy động cao ngất ngưỡng để thu hút người dân gửi tiền, nhưng mức độ an toàn đến đâu thì không ai dám chắc. Gửi vài ba triệu thì được, gửi vài trăm triệu hay vài tỉ thì coi chừng mất tiền oan. Từ đó các ngân hàng có chất lượng tốt, quản trị minh bạch, thanh khoản dồi dào sẽ không phải chạy theo các ngân hàng nhỏ trong việc nâng lãi suất huy động để giữ chân người gửi tiền, từ đó họ có thể cắt giảm lãi suất cho vay nhờ nguồn tiền huy động có chi phí thấp.

    Tuy nhiên, những người quan ngại cho rằng phá sản ngân hàng đồng nghĩa với việc quyền lợi của người gửi tiền sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ở Việt Nam, hoạt động ngân hàng vẫn được xem là an toàn nhất. Quyền lợi của người gửi tiền không hề bị ảnh hưởng, thậm chí sau khi chuyển đổi, người gửi tiền cũng an tâm vì ngân hàng sẽ được nhà nước chống lưng, mua lại với giá “0” đồng, không lo sợ bị mất tiền.  

     
    Báo quản trị |  
  • #526008   21/08/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi thấy ngân hàng phá sản quả thật là một rủi ro lớn cho người dân. Bởi lẽ ai cũng mong gửi tiền và ngân hành ngoài tìm kiếm một chút lợi nhuận thì mong rằng số tiền của mình sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên cho phá sản thì họ không còn gì ngoài việc hỗ trợ vài chục triệu, trong khi số tiền họ gửi có thể lên đến hàng tỷ đồng.

     
    Báo quản trị |  
  • #526292   25/08/2019

    thongtho
    thongtho

    Female
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (118)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 38 lần


    Việc cho các tổ chức tín dụng phá sản sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến người gửi tiền. Bởi khi có các thông tin về phá sản sẽ gây hoang mang cho người gửi tiền tại ngân hàng đó cũng như những ngân hàng khác, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của những đơn vị khác. Do vậy khi quyết định cho tổ chức tài chính phá sản cần lưu ý rất nhiều điều.

     
    Báo quản trị |  
  • #526881   30/08/2019

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Các nước trên thế giới đã sử dụng biện pháp cho phá sản ngân hàng để loại bỏ những ngân hàng yếu kém trong hệ thống. “Như ở Mỹ, mỗi tháng có thể có cả chục ngân hàng có thể bị phá sản nhưng hệ thống của họ vẫn trong sự ổn định. Do sự phá sản đó mà hệ thống ngân hàng càng ngày càng lành mạnh hơn”

     
    Báo quản trị |  
  • #541086   13/03/2020

    Việc các tổ chức tín dụng phá sản sẽ gây ra những thiệt hại kinh tế vô cùng lớn. Không những hoang mang cho người gửi tiền mà còn làm họ mất niềm tin vào việc gửi tiền tiết kiệm sẽ gây ra cơn sóng kinh tế đối với ngành tiền tệ này. Vì thế, cần nên cân nhắc về vấn đề phá sản tổ chức tín dụng.

     
    Báo quản trị |  
  • #556535   30/08/2020

    Tuy vậy, nhận thức mới nêu trên xem ra vẫn còn khá lấn cấn, e ngại với điều cấm kỵ “phá sản ngân hàng”, bởi cái cách quy định cho phá sản chỉ là phương án cuối cùng sau khi các phương án tái cơ cấu khác không thành công.

    Có lẽ các nhà làm luật vẫn lo sợ viễn cảnh đổ vỡ hàng loạt ngân hàng khác theo kiểu lây lan dây chuyền nếu để cho một ngân hàng yếu kém phá sản. Vì vậy, việc phá sản chỉ được coi là bước đường cùng, trong hoàn cảnh “cực chẳng đã”.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #557331   06/09/2020

    Caothikimdung1001
    Caothikimdung1001
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/08/2020
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 1625
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Cho phá sản hay không thì suy cho cùng người chịu thiệt thòi vẫn là người gửi tiền. Với số tiền nhỏ thì không nói, nhưng với những số tiền lớn thì đó là một điều đáng bận tâm. Lúc đó tâm lý của người gửi tiền là sẽ đi rút tiền, nó sẽ gây ra một làn sóng, gây hiệu ứng cho người gửi tiền ở các ngân hàng khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #583651   30/04/2022

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Liên quan đến ngân hàng nói riêng thì vấn đề phá sản vẫn có thể xảy ra mặc dù điều chỉnh quản lý ngân hàng trung ương và khi tổ chức tín dụng phá sản họ phải trả các khoản nợ nhà nước trước, thanh toán các khoản nợ theo thứ tự ưu tiên và cuối cùng thì mới đến các khoản của người gửi tiền.

     
    Báo quản trị |  
  • #584180   22/05/2022

    trinh16399
    trinh16399
    Top 500
    Mầm

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (139)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 9 lần


    Phá sản tổ chức tín dụng – Nên hay không nên?

    Trong điều kiện không đủ khả năng tiếp tục hoạt động dù đã áp dụng tất cả các biện pháp khắc phục mà không thành công là điều tất yếu. Bởi lẽ nhà nước cũng đã quy định cụ thể các vấn đề phát sinh xung quanh việc một ngân hàng tuyên bố phá sản như: thứ tự trả nợ ưu tiên,...Tuy nhiên nó sẽ làm ảnh hưởng đến sự tin tưởng của người dân khi đi  gửi tiền cho nên cần quy định chặt chẻ các điều kiện được tuyên bố phá sản của ngân hàng

     
    Báo quản trị |