Chào bạn!
Mình giải quyết từng việc một nhé.
Thứ nhất, do khi ông bạn mất không để lại di chúc và đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế (10 năm kể từ ngày ông bạn mất) nên tài sản của ông bạn (là 1/2 tài sản của ông bà bạn tạo lập trước khi ông bạn mất) trở thành tài sản chung.
Vì lẽ đó, đối với phần tài sản này thì sẽ chia đều 04 phần bằng nhau gồm: bà bạn, 1 người con trai còn lại, 2 người con gái. Đối với ¼ phần của người con trai vừa chết, nếu người này có vợ, con phải chia cho vợ, con người này (vì đ thuộc đối tượng thừa kế thế vị theo điều 677 BLDS 2005).
Thứ hai, theo điều 631 Bộ Luật dân sự 2005 (BLDS 2005) có quy định cá nhân có quyền để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình. Vì vậy, bà của bạn có toàn quyền quyết định để lại tài sản của mình cho ai, cho những gì và cho bao nhiêu, cụ thể tài sản của bà bạn bao gồm: ½ tài sản trong khối tài sản chung của ông bà bạn, phần tài sản riêng mà bà bạn tạo lập được sau khi ông bạn mất cho và ¼ tài sản nói trên.
Thứ ba, mình muốn làm rõ vấn đề truất quyền thừa kết cho bạn hiểu rõ hơn. Theo điều 648 BLDS 2005, quy định người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người thừa kế, nhưng không đề cập đến hình thức truất quyền như thế nào. Nhưng nhìn nhận thực tế, thường thấy việc truất quyền hưởng di sản có thể được thực hiện bằng như sau:
+ Truất quyền trực tiếp: tức là người lập di chúc nêu rõ trong di chúc rằng truất quyền (không cho) 01 cá nhân được hưởng quyền thừa kế di sản của mình.
+ Truất quyền gián tiếp: theo cách này thì người lập di chúc định đoạt phần di sản của mình (cho ai) chứ không nêu rõ truất quyền ai (không cho ai).
Lưu ý với bạn: Việc truất quyền thừa kế và việc không được hưởng thừa kế (là người có những hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc hành vi ngược đãi người để lại di sản,…được quy định tại điều 643 BLDS 2005) là khác nhau bạn nhé. Chúc bạn và gia đình không còn lo lắng về vấn đề này.
Trân trọng,
D.T.L
P/s: Rất vui được sự góp ý của các bạn.