Ở Việt Nam có bao nhiêu bị can, bị cáo được luật sư bảo vệ: 9,33%, trong đó có 6% là luật sư chỉ định!

Chủ đề   RSS   
  • #224067 04/11/2012

    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Ở Việt Nam có bao nhiêu bị can, bị cáo được luật sư bảo vệ: 9,33%, trong đó có 6% là luật sư chỉ định!

     

    Bỏ giấy chứng nhận bào chữa  

     

    Trong thời gian vừa qua số luật sư tham gia vào các vụ án hình sự của chúng ta đạt 9,33%, trong đó án chỉ định chiếm tới 6%, còn lại luật sư tham gia các vụ án tố tụng, các vụ án hình sự bào chữa, bảo vệ quyền lợi của bị can, bị cáo có thể có trên 3%, một số lượng rất ít. Tôi có suy nghĩ là tinh thần của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp, đặc biệt là trọng tâm công tác xem xét của tòa án trong đó vai trò của luật sư trong việc tranh tụng làm rõ các vấn đề vụ án giúp cho việc tránh oan sai, bảo đảm xét xử đúng pháp luật. Tôi nghĩ điều này rất khó. Trong đó có vấn đề là làm sao tháo gỡ những khó khăn, giúp cho luật sư có thể tham gia vào nhiều, đặc biệt là tham gia tố tụng về hình sự. Còn luật sư tham gia tư vấn hiện nay, luật sư Việt Nam của chúng ta tham gia chủ yếu là tư vấn về pháp luật mà tư vấn pháp luật thì không phải chỉ có luật sư mà rất nhiều lực lượng khác cũng có thể tham gia tư vấn pháp luật. Do vậy, tôi nghĩ rằng sửa đổi Luật luật sư các đại biểu Quốc hội cũng như Ban soạn thảo cũng quan tâm đến vấn đề này, xuất phát từ yêu cầu đó tôi có một số ý kiến như sau.

    Thứ nhất, về việc cấp giấy chứng nhận bào chữa, Điều 27, các đại biểu đã phát biểu rất nhiều, lần trước tôi cũng đã phát biểu. Hiện nay đa số trong Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu ra vẫn giữ giấy này nhưng theo quan điểm của tôi đề nghị nên mạnh dạn bỏ giấy này thì tốt. Chúng ta xem việc giữ giấy hay bỏ giấy thì có gì thuận lợi, có gì khó khăn, vướng mắc thì chúng ta nói ra, tôi nghĩ vấn đề này giải trình không rõ. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình là việc cấp giấy làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của luật sư, tôi nghĩ là không phải. Có thể thay bằng việc luật sư xuất trình thẻ luật sư, xuất trình hợp đồng dịch vụ pháp lý, xuất trình giấy yêu cầu và các giấy tờ có liên quan chứng minh là luật sư và yêu cầu của thân chủ thì có thể đăng ký với cơ quan tố tụng, lúc đó cũng phát sinh quyền nghĩa vụ của luật sư được. Giới luật sư và kể cả các luật sư yêu cầu việc này rất nhiều, thế nhưng khi sửa đổi chỗ này thì chúng ta vẫn giữ và cuối cùng phải đưa thêm các quy định ràng buộc khác. Tôi nghĩ đây là bước khởi đầu để tiếp tục sửa đổi Bộ Luật tố tụng hình sự và cũng là đột phá để giúp cho các luật sư có thể tiếp cận được, tham gia được nhiều các vụ án hình sự. Chúng ta làm theo đúng tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, tôi muốn nhấn mạnh thêm về vấn đề này và giới luật sư cũng gửi gắm rất nhiều vào cơ quan quản lý luật sư nói giúp chỗ này.

    Tôi nghĩ rằng nay mai nếu sửa Bộ luật Tố tụng hình sự thì có thể những vấn đề vướng mắc, khó khăn của tố tụng, có những vấn đề này, vấn đề kia của luật sư gây khó khăn cho cơ quan phần tố tụng thì có thể chúng ta sẽ chỉnh sửa ở Bộ luật tố tụng. Có những điều luật ràng buộc, không phải là luật sư anh thích vào lúc nào cũng được, thích ra lúc nào cũng được, tôi nghĩ như vậy. Hay anh luôn luôn xin hoãn phiên tòa để gây khó khăn cho tòa án, tất cả những vấn đề đó có thể điều chỉnh trong luật được.

    Một số vấn đề cụ thể để góp ý vào dự thảo. Về Điều 9, tôi hoàn toàn đồng ý với đại biểu Huỳnh Nghĩa và đại biểu Chu Sơn Hà vừa phát biểu. Tại Điểm d, Khoản 1 thì nên bỏ từ "nhận", vấn đề này các đại biểu phân tích rất kỹ rồi, không cần phải phân tích thêm. Nhưng Điểm h, Khoản 1 thì chúng ta giữ nguyên, bởi vì luật sư tham gia trợ giúp pháp lý có thể cấm nhận tất cả các thứ quà, có thể liên quan đến quyền ưu đãi trợ giúp pháp lý cho người nghèo, các đối tượng chính sách, những đối tượng yếu thế, những đối tượng khó khăn trong xã hội, Điểm h có thể giữ nguyên như dự thảo. Nhưng cấm việc đòi hỏi sách nhiễu thì có thể thêm hoặc ký thêm các phụ lục trong hợp đồng thì sau này các anh lấy thêm thù lao thì điều đó chúng ta cấm là hoàn toàn chính xác.

    Ý thứ ba, ở Điểm b, Khoản 3 của Điều 32 về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư thì chưa đại biểu nào có ý kiến thì tôi đề nghị có một ý ghi là tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở đảm bảo đủ diện tích mới được cấp phép, thì không biết đủ diện tích là bao nhiêu và cái này cũng không quy định, Chính phủ nay mai có quy định cụ thể không. Tôi đề nghị nên giữ quy định này của luật năm 2006 là có giấy tờ chứng minh về trụ sở của tổ chức hành nghề luật sư, chứ không nhất thiết phải có đủ diện tích. Tuy nhiên hiện nay trong thực tế quản lý luật sư thì cũng có những văn phòng luật sư thuê trụ sở làm việc ở những trụ sở không đảm bảo diện tích, chật chội, người ta cũng tiết kiệm chi phí cho nên nó cũng không đảm bảo, vấn đề này tôi nghĩ có thể điều chỉnh bằng cách khác, nhưng nghiên cứu kỹ quy định của luật năm 2006, chứ nếu không chúng ta quy định Khoản 3, Điều 32 như thế này thì rất khó, nay mai cấp chứng chỉ hành nghề cũng đo là bao nhiêu m2 thì đủ.

    Ý thứ tư, Điều 60 của Luật luật sư quy định về Đoàn luật sư, ý này cũng là ý của giới luật sư và Liên đoàn luật sư cũng có ý kiến, tức là Đoàn luật sư là tổ chức xã hội nghề nghiệp, luật sư ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức và hoạt động theo luật này và điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam. Như vậy, có ý là các đoàn luật sư ở địa phương sẽ không có điều lệ riêng nữa. Như vậy, phát sinh một vấn đề là ở từng địa phương, khi Ủy ban tỉnh cho phép thành lập thì người ta cũng phải có một quy tắc hoạt động, quy chế hoạt động tối thiểu, phải có điều lệ hoạt động, nó trùng 2 điều lệ với nhau thì như thế nào, ý của cái này là bỏ điều lệ của địa phương đi, nhưng tôi nghĩ bỏ là rất khó, nhiều đoàn luật sư có ý kiến chỗ này, bởi vì đặc thù của từng địa phương, của từng đoàn địa phương là rất đặc thù. Hiện nay cũng có những địa phương chưa thành lập được Đoàn luật sư, có địa phương chỉ có vài ba luật sư, có địa phương gần 1000 luật sư như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, như vậy người ta không có một điều lệ, không có một quy chế để quản lý riêng hoạt động của đoàn luật sư thì rất khó cho hoạt động mà cái gì cũng phải lên Liên đoàn luật sư thì rất khó khăn.

    (Theo: đại biểu quốc hội Bùi Văn Xuyền)

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    4091 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #224071   04/11/2012

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Nếu pháp luật hình sự và tố tụng hình sự không mở rộng đối tượng được bào chữa chỉ định như khung hình phạt từ tử hình xuống 15 năm, bắt buộc có luật sư hoặc với tình trạng "nếu nhờ thì nhờ tao nè, nhờ luật sư làm gì?" của một số cán bộ hay giấy từ chối luật sư ... thì tỉ lệ như vậy là hợp lý rồi...

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #224109   04/11/2012

    buigiabaoviet
    buigiabaoviet
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (197)
    Số điểm: 2774
    Cảm ơn: 91
    Được cảm ơn 180 lần


     Đúng vậy, thực tế nhiều việc rất phủ phàn! Dù tôi không là LS, nhưng tôi rất mong mỏi Ls được bình đẳng với Tòa. Tuy tôi chỉ vài lần đến Tòa nhưng tôi cảm nhận thực tế Ls trước Tòa chỉ là "bù nhìn" . Lời Ls bào chữa, Tòa chẳng quan tâm, nếu bào chữa đúng. Còn nếu lời bào chữa có ý "làm khó" Tòa thì sẽ bị bác ngay.

    Bị cáo ,bị can, nguyên đơn, bị đơn nào mời Ls là xem như "mất điểm" với Tòa, sẽ có kết quả xấu  hơn! (Trừ Ls của Tòa hay Ls đó có mối quan hệ tốt với Tòa)

    Về việc bỏ giấy chứng nhân bào chữa theo tôi cũng nên. Vì vừa qua vụ án của người thân tôi bị vướn mắc vấn đề nầy mà trở ngại. Tòa gởi giấy chứng nhận bào chữa cho Ls quá trể nên phải xin hoản. Trong khi đó chúng tôi không được thông báo đình xử từ Tòa, nên chúng tôi liên lạc với Tòa thì thư ký tòa lại bảo chúng tôi cứ lên xử luôn vì có chứng cứ đủ hết rồi !!!

    Theo hướng dẫn của LS chúng tôi vẫn cho người lênTòa và kèm theo đơn xin vắng mặt của bị hại. Phiên Tòa vắng mặt LS và bị hại nên hoản lại. Điều nầy linh tính cho tôi biết sẽ bị "mất điểm" với Tòa...

    Thật vậy, sau  thời gian hoản Tòa mở ra đầy áp lực; bị hại, bị cáo và cả Ls đều bị ném lựu đan cay. Lời của người mẹ đau khổ phải nói ra sự thật tuông nước mắt mà Tòa cũng chẳng chịu tin cho là thiếu căn cứ nhưng cũng chẳng chấp nhận yêu cầu của LS cho điều tra lại...

    Vụ án xử xong, bị cáo chưa từng biết khóc nay nước mắt không dừng mổi khi thấy mẹ đến thăm.Tại Tòa tối cao các phóng viên thấy vụ án đặc biệt nên đeo theo phỏng vấn bị hại làm rõ vấn đề mà tòa hoài nghi. Cộng đồng dân mạng cũng phê phán nhiều  về việc xét xử của Tòa.

    Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao tỉ lệ Luật sư tham gia ở các phiên tòa quá thấp! Mong rằng Cộng đồng Dân Luật hãy lên tiếng bảo vệ quyền của Luật sư. Một giới ăn nói mà lại chẳng được quyền nói, thật là bất công quá!!!

    Email: buigiabaoviet@gmail.com

    DĐ: 01689.612.479

     
    Báo quản trị |  
  • #224125   05/11/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Theo tôi, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên:

    - Thứ nhất, dân mình vừa nghèo, dân trí lại vừa thấp. Họ không có tiền thuê luật sư mà cũng không biết vai trò to lớn của luật sư trong việc bảo vệ quyền lợi cho họ. Cho nên theo tôi, giới luật sư cũng nên tự quảng cáo cho mình thêm nữa để dân có thể thấy vai trò to lớn của luật sư trong việc bảo đảm quyền lợi của họ trước cơ quan công quyền.

    - Thứ hai, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên còn nhiều cơ hội cho các cơ quan công quyền làm khó luật sư

    - Thứ ba, nạn tham nhũng. Có luật sư nhiều vị thuộc cơ quan công quyền không thể tham nhũng được nên dù sự có mặt của luật sư làm cho bản án, quyết định của họ có chất lượng hơn họ vẫn chẳng thiết tha gì.

    ...

    Có ai có nguyên nhân gì nữa không?

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #571028   30/04/2021

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Ở Việt Nam có bao nhiêu bị can, bị cáo được luật sư bảo vệ: 9,33%, trong đó có 6% là luật sư chỉ định!

    Thực tế, hiện nay trong thực tế quản lý luật sư thì cũng có những văn phòng luật sư thuê trụ sở làm việc ở những trụ sở không đảm bảo diện tích, chật chội, người ta cũng tiết kiệm chi phí cho nên nó cũng không đảm bảo, đây là một quan điểm không nằm ngoài những noopij dung mà liên ddoafn có họ và trao đổi

     
    Báo quản trị |