Mình đồng ý quan điểm là A phạm tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.
Tuy nhiên, xem xét xem nó ở khoản 1 hay khoản 2 Điều 93 thì còn phải suy nghĩ tí. hihi.
Theo mình được biết thì thông thường rắn độc sau khi cắn người sẽ chạy mất chứ không bao giờ ở lại để tiếp tục cắn người, trừ trường hợp nó thấy đang bị đe dọa và để tự vệ.
Hơn nữa, sau mỗi lần cắn, lượng chất độc rắn tích lũy tiết ra cũng theo đó mà đi vào cơ thể nạn nhân, do đó, nếu rắn tiếp tục cắn thì lượng độc cũng giảm dần.
Mặt khác, A là một người nuôi rắn chuyên nghiệp, nếu như A có mục đích giết B bằng cách thả rắn vào thì chắc chắn A cũng sẽ có thể điều khiển được con rắn đó để sau khi cắn B nó sẽ không cắn vào ai khác. Nếu như ở trường hợp A là người nuôi rắn chuyên nghiệp thì theo mình sẽ áp dụng tình tiết là bằng cách lợi dụng nghề nghiệp để áp dụng khoản 1 Điều 93 BLHS.
Tuy nhiên, còn phải xem xét xem, khi A thả rắn vào nhà B thì trong nhà B có nhiều người hay không, và nếu A thả rắn vào thì có chắc rằng A có thể khống chế được con rắn đó để nó sẽ chỉ nhằm vào B hay không.
Nếu như ở trường hợp, A không phải là người nuôi rắn chuyên nghiệp thì cũng khó có thể áp dụng tình tiết là bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người. Bởi vì, mỗi lần cắn của rắn chỉ có thể làm chết một người chứ không thể làm chết nhiều người. Nếu nó cắn nhiều người, và làm chết nhiều người thì áp dụng tình tiết "giết nhiều người" (vì A biết rõ hành vi thả rắn ra là có khả năng nó sẽ không chỉ cắn B mà cắn nhiều người khác nhưng A vẫn bỏ mặc thì lỗi của A trong trường hợp này là lỗi cố ý gián tiếp); nếu làm bị thương những người khác thì A sẽ bị truy cứu TNHS về tội cố ý gây thương tích. Với lỗi cố ý gián tiếp thì hậu quả tới đâu thì chịu TNHS tới đó.
Ngoài ra còn có thể áp dụng thêm tình tiết tăng nặng TNHS ở Khoản 1 Điều 48 BLHS là bằng thủ đoạn xảo quyệt (với cả 2 trường hợp trên).
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!