Nữ sinh đánh nhau xé áo, xử lý thế nào cho hợp tình hợp lý?

Chủ đề   RSS   
  • #521856 27/06/2019

    Nữ sinh đánh nhau xé áo, xử lý thế nào cho hợp tình hợp lý?

         Về các video các em nữ sinh đánh nhau xé áo xảy ra tại trường THCS Phù Ủng (huyện Ân Thi, Hưng Yên), về mặt hành chính, hành vi của năm nữ sinh này có thể bị xử phạt căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý (hành vi đánh hội đồng bạn là lỗi cố ý). Tuy nhiên, nhiều người đặt câu hỏi trong xử phạt hành chính thì có thể áp dụng hình thức buộc đưa năm em học sinh này vào trường giáo dưỡng hay không.

         Ở góc độ nhân văn thì tôi cũng cho rằng không cần thiết phải đưa các em này vào trường giáo dưỡng mà hãy áp dụng biện pháp khác, đó là giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Bởi lẽ các em đang là học sinh lớp 9, ở lứa tuổi mà ta hay gọi là “ẩm ương” và hành vi đánh bạn cũng là để giải quyết những tự ái và mâu thuẫn bột phát của tuổi đang lớn.

          Nhận thức của các em ở lứa tuổi này cũng còn rất hạn chế. Chưa kể nếu phạt các em bằng cách đưa vào trường giáo dưỡng còn có thể dẫn đến tác dụng ngược vì các em sẽ tiếp xúc với nhiều bạn cùng trang lứa ngỗ ngược và phức tạp, ảnh hưởng tới tương lai.

          Nên chăng chúng ta giáo dục bằng cách đưa các em về gia đình, yêu cầu gia đình viết cam kết sẽ theo dõi, quản lý con em để không còn trường hợp tương tự xảy ra. Với nhà trường thì sau thời gian đình chỉ học tập, nếu các em vẫn tiếp tục đi học lại thì trường phải tăng cường quản lý, theo dõi để giúp các em học tập và lấy lại tinh thần.

     

     
    7119 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuytien317 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (28/06/2019) Tinh1445 (27/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #521859   27/06/2019

    Tình trạng đánh nhau giữa đường giữa chợ thì không có gì xa lạ. Tuy nhiên, việc này diễn ra ngày càng nhiều và càng phản cảm khi đánh nhau rồi lột đồ, vấn đề này không chỉ ở các nữ sinh đang độ tuổi ăn tuổi lớn, chưa nghĩ sâu xa mà còn thấy nhiều chị dáng vẻ thì chính chắn nhưng vẫn có những hành động phản cảm này khi đánh ghen. Đồng ý là ghen nhưng cũng phải ở mức độ chấp nhận được, nhiều khi có hành động đánh ghen rồi lột trần con nhà người ta giữa đường, giữa chợ thì không đảm bảo rằng không có người nghĩ vợ như này thì chồng nó sao sao đó.... chưa nói đến việc truy cứu trách nhiệm về pháp luật, việc giữ cho mình chút thể diện cũng nên suy nghĩ.

     
    Báo quản trị |  
  • #521870   27/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Theo mình, về mặt hình sự thì rõ ràng căn cứ theo các quy định của pháp luật, khó có thể xử lý năm em này về tội làm nhục người khác mặc dù hành vi của các em có cấu thành gần nhất với tội này. Bởi theo Điều 12 Bộ luật Hình sự (về tuổi chịu trách nhiệm hình sự), các em đều chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội ít nghiêm trọng, trong đó có tội làm nhục người khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522479   30/06/2019

    kindy_tran_8_2 viết:

    Theo mình, về mặt hình sự thì rõ ràng căn cứ theo các quy định của pháp luật, khó có thể xử lý năm em này về tội làm nhục người khác mặc dù hành vi của các em có cấu thành gần nhất với tội này. Bởi theo Điều 12 Bộ luật Hình sự (về tuổi chịu trách nhiệm hình sự), các em đều chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội ít nghiêm trọng, trong đó có tội làm nhục người khác.

     

    Đúng rồi. Tội làm nhục người khác thuộc loại tội phạm ít nghiêm trọng. Ở độ tuổi còn học Trung học cơ sở thì là quá nhỏ để chịu trách nhiệm hình sự. Độ tuổi này nhận thức chưa chính chắn, thích là nhích, đôi khi cũng chỉ là để thể hiện mình hoặc là không kìm chế được tính khí. Đối với những đứa trẻ nông nổi này để phải chịu trách nhiệm hình sự thì hơi nặng nề. Thiết nghĩ có hình phạt để răn đe trong tư tưởng tránh tái phạm là ok.

     
    Báo quản trị |  
  • #521876   27/06/2019

    Giáo dục đạo đức học sinh phải được đặt lên hàng đầu

    Bạo lực học đường không phải là vấn đề mới và nó vẫn xảy ra với mức độ ngày càng đáng báo động. Giáo dục đạo đức cho học sinh luôn được đặt lên hàng đầu nhưng để các em làm sai rồi mới phạt, học sinh trở thành nạn nhân rồi mới quan tâm liệu có quá muộn? Tuổi học sinh là lứa tuổi thích thể hiện sự cá tính, chơi trội, thích thể hiện mình nên khi bị khích bác các em dễ làm điều dại dột. Nhà trường cần có nội quy xử phạt nghiêm việc học sinh đánh nhau ở bất kể trong hay ngoài trường. Ngoài ra, vai trò người giáo viên rất quan trọng phải vừa mềm vừa rắn để dạy dỗ và răn đe học sinh giúp các em nhận thức cái đúng mà không tham gia các vụ việc như trên. Có thể thấy, các em học sinh ở lứa tuổi THCS tâm lý rất nhạy cảm, cả nạn nhân và người thực hiện hành vi bạo lực đều chịu những tổn thương và hậu quả không hay. Vậy nên, sự quan tâm và giáo dục hợp lý từ phía Nhà trường, gia đình và xã hội rõ ràng cần thiết và quan trọng trong việc định hướng các em, để những sự việc đáng tiếc không tiếp tục xảy ra.
     
    Báo quản trị |  
  • #521886   27/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Tình trạng bạo lực học đường ngày càng phổ biến và xó xu hướng xấu đi, cả về mức độ, tính chất và tăng tính bạo lực trong hành động. Đó không còn là những cú đấm bình thường để giải quyết "ân oán" dứt khoát một lần cho xong nữa, mà là tình trạng hành hạ cả thể xác và tinh thần của nạn nhân. Nạn nhân bị đánh đập thì không nói, lại bị lột đồ, bị nhục mạ giữa nơi đông người. Chưa hết, tình trạng đó sẽ còn kéo dài mặc cho nạn nhân xuống nước và van xin. Đó sẽ là nỗi ám ảnh kinh khủng dẫn đến tình trạng chấn động, tổn thương tâm lý, tự kỷ,... và là một trong những nguyên nhân gây tình trạng tự tử ở lứa tuổi học sinh. Thiết nghĩ, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với gia đình, đồng thời, áp dụng luật pháp khi cần mới có thể phần nào ngăn chặn tình trạng đáng báo động này.

     
    Báo quản trị |  
  • #521889   27/06/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Vấn đề bạo lực học đường không còn là vấn đề mới nhưng nó luôn gây nhức nhối trong nhà trường, trong xã hội và ngày càng xảy ra với tính chất và mức độ nguy hiểm tới mức đáng báo động. Chỉ là học sinh thì những mâu thuẫn chỉ nhỏ thôi thế nhưng các em lại có thể dùng những hành vi bạo lực, làm nhục bạn như vậy thì cần phải tìm xem gốc rễ vấn đề ở đâu? Từ đâu mà khiến các em lại trở nên như vậy? Từ đó mới có hướng giải quyết được

     
    Báo quản trị |  
  • #521898   27/06/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Bạo lực học đường có lẽ là vấn đề nhức nhối trong ngành giáo dục hiện nay. Chúng ta thường quen với hình ảnh những cậu học trò không chịu học hành, suốt ngày tụ tập quậy phá và đánh nhau, hay bắt nạt những học sinh khác. Tuy nhiên, hình ảnh nữ sinh đánh nhau xé áo, lột đồ không còn xa lạ với chúng ta. Ở độ tuổi này muốn các em trưởng thành thì phải có cách dạy dỗ đúng hướng để các em có thể nhận thức được hành vi của mình và từ đó sửa chữa cố gắng học tập tốt hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #521938   28/06/2019

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Bạo lực học đưòng không còn là vấn đề mới, mà ngày càng nghiêm trọng hơn. Khi các bạn còn ngồi trên ghế nhà trường những có tâm thế bất mãn, hung hăng bắt nạt người khác, không chỉ đánh mà còn có hành vi làm nhục, lăng mạ, quay video tung lên mạng như một chiến tích. Đối với hành vi này cần xử lý nghiêm

     
    Báo quản trị |  
  • #521942   28/06/2019

    Bạo lực diễn ra vì giáo dục nhà trường không theo kịp xã hội, gia đình không quan tâm chăm sóc các con em và trên hết là do sự phát triển của công nghệ làm cho các em tiếp cận với các thông tin không được kiểm soát, từ đó mà gây ra nhiều vụ bạo lực đáng tiếc. Thiết nghĩ gia đình nhà trường và xã hội phải chung tay tạo điều kiện phát triển cho các em chứ không chỉ là hình phạt và không quan tâm.

     
    Báo quản trị |  
  • #521943   28/06/2019

    vulieu9102
    vulieu9102
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2019
    Tổng số bài viết (270)
    Số điểm: 2179
    Cảm ơn: 51
    Được cảm ơn 113 lần


    Xử lý nữ sinh đánh nhau

    Nữ sinh đánh nhau vi phạm quy định nào của pháp luật thì xử lý theo quy định ấy! Như hiện nay đa phần nữ sinh đánh nhau thuộc trường hợp xử lý hành chính và xử lý kỷ luật theo quy định của nhà trường. Nhìn chung đối với các trường hợp đánh nhau của nữ sinh, ngoài xử lý nêu trên cần phải có biện pháp giáo dục để các em tự nhận thực được hành vi của mình, từ đó mà thay đổi và sống có ích hơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #521962   28/06/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Bạo lực học đường là chuyện xưa nay không hiếm, đặc biệt là hình ảnh các nữ sinh đánh hội đồng bạn và quay clip tung lên mạng. hầu như trước các vụ việc, nhà trường hay cơ quan địa phương đều có biện pháp xử lý nhưng nhưng tình trạng này vẫn còn chưa thuyên giảm. Về việc các nữ sinh lớp 9 đánh nhau xé áo, việc đình chỉ học đối với các em là hợp lý, tuy nhiên nhà trường, gia đình và địa phương cần phối hợp để có biện pháp giáo dục và quản lý các em. Thiết nghĩ, với độ tuổi 14, 15 các em chưa có đủ sự trưởng thành trong nhận thức, gia đình và nhà trường cần quan tâm và có biện pháp giáo dục hơn nữa, trước hết để các em ý thức được việc mình làm, thứ hai, giúp các em sửa sai và được quay lại môi trường học tập.

     
    Báo quản trị |  
  • #522537   01/07/2019

    Tranxuandung991994
    Tranxuandung991994
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/09/2018
    Tổng số bài viết (504)
    Số điểm: 9135
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 87 lần


    Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề nhức nhối đối với riêng ngành giáo dục mà là với toàn xã hội. Tuy nhiên gần đây tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi ngày càng báo động, không chỉ xâm phạm thể xác mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của người bị hành vi bạo lực tác động. Mình nghĩ việc đưa những học sinh này vào trường giáo dưỡng không phải là không tốt nhưng cũng cần xem xét đến việc là học sinh đó vi phạm nhiều hay ít, mức độ vi phạm cũng như hiệu quả của công tác giáo dục tại nhà trường có mang lại hiệu quả hay không rồi mới tính đến giải pháp đưa học sinh đó vào trường giáo dưỡng.

     
    Báo quản trị |  
  • #522803   05/07/2019

    Tinh1445
    Tinh1445
    Top 150
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2019
    Tổng số bài viết (505)
    Số điểm: 8981
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 167 lần


    Có cái điều kỳ cục như vầy: nam sinh đánh nhau thì đám đá các kiểu thôi nhưng nữ sinh đánh nhau lại vươn lên 1 tầm cao mới là xé áo, lột đồ, quay clip đăng lên mạng. Thế mới thấy, nữ sinh đánh nhau để lại hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều vậy nên rõ ràng cần có 2 quy định riêng iệt để xử lý cho phù hợp. Vừa răn đe, vừa giáo dục và cũng cần chịu trách nhiệm do những gì mấy em gây ra. 

     
    Báo quản trị |  
  • #523460   21/07/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Những vấn đề này khá phổ biến, cứ mỗi buổi chiều tan học thì ngay trước luôn náo động mới các thành phần bất hảo, nào thì đánh nhau tỏ vẻ ta đây, đánh nhau vì ghét ... Những vấn đề này chưa được quan tâm nhiều bởi cơ quan chức năng, bởi lẽ chưa xâm phạm đến thân thể người khác đến mức nguy hiểm và diễn ra thường xuyên nên riết rồi cũng cho là bình thường. quan trọng là gia đình nên quan tâm, giáo dục con cái.

     
    Báo quản trị |  
  • #523955   28/07/2019

    vấn đề nạn bạo lực học đường ngày càng diễn ra phổ biến ở Vn,  vấn đề này vẫn chưa được cơ quan chức năng qua tâm và chú ý vẫn chưa có cơ chế rõ tàng để xử lý, dù pháp luật có quy định về bảo vệ nhân thân, danh dự, tính mạng của con người. Nhưng hầu hết khi nạn bạo lực học đường xảy ra gây nguy hiểm cho tính mạng của các nạn nhân  trong vụ việc này, thì cơ quan có chức năng nhiệm vụ trong vấn đề này mới vào can thiệp, lúc đấy đã có những hậu quả đáng tiếc xảy ra rồi. 

    vì vậy nhà nước cơ quan chức năng cần có những biện pháp răng đe, cơ chế rõ trong vấn đề này 

     
    Báo quản trị |  
  • #523956   28/07/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Trường hợp bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự (BLHS); - Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại BLHS mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; - Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; =》 Như vậy, 5 em học sinh này không bắt buộc phải vào trường giáo dưỡng mà chủ cần áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
     
    Báo quản trị |  
  • #524797   31/07/2019

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13688
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 256 lần


    Mình thấy những vụ đánh nhau này thường là các em học sinh cấp 2, độ tuổi phát triển chưa đầy đủ về thể chất và tinh thần. Nếu chúng ta quá nghiêm khắc sẽ có cơ sở tạo ảnh hưởng xấu đến các em. Nhưng nếu quá nhẹ nhàng thì lại không đủ tính răn đe cũng như cho các em hiểu được vấn đề. Mình nghĩ chúng ta cần tìm cách tăng lên sự giao tiếp giữa các em hợp sinh, bên cạnh việc tạo mội trường phát triển chung, gắn kết với nhau sẽ khiến các em gần gũi nhau hơn.

    Cập nhật bởi MewBumm ngày 31/07/2019 11:16:42 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #534176   30/11/2019

    ngphunganh
    ngphunganh
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2019
    Tổng số bài viết (284)
    Số điểm: 1853
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 36 lần


    Bạo lực học đường vẫn đang là vấn đề nhức nhối khó giải quyết không chỉ riêng đối với ngành giáo dục mà của toàn xã hội. Tính chất và mức độ nghiêm trọng thì ngày càng cao. Tuy nhiên, hình thức xử lý vẫn còn khá cảm tính dẫn đến không thể giải quyết triệt để vấn đề.

    Rõ ràng, sự phát triển của xã hội, của công nghệ làm cho nhận thức của học sinh được tăng lên vì vậy mình nghĩ cần phải xử lý nặng tay hơn hành vi này thì mới đủ sức răn đe.

     
    Báo quản trị |  
  • #559034   29/09/2020

    Tình trạng này hiện xảy ra rất nhiều ở các trường học, đây là hành vi mang xu hướng bạo lực, không chỉ gây ảnh hưởng lớn về mặt thể xác cho người bị đánh mà còn gây ra tổn thương tinh thần rất lớn cho các em sau này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #569584   30/03/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Thời đi học, cũng gặp nhiều vụ các bạn nữ đánh nhau xé áo. Cảm giác như hồi đó việc các bạn ấy nổi tiếng vì đánh nhau, rồi những bạn xung quanh nhìn bằng ánh mắt sợ sệt như là điều gì đó rất tự hào. Còn nạn nhân của những vụ việc bạo lực học đường như vậy thì bị ảnh hưởng về thể xác lẫn tinh thần. Do vậy phải có các biện pháp xử lý như kỷ luật, đưa vào trại giáo dưỡng để răn đe một cách nghiêm khắc. Chứ tình trạng bạo lực học đường như này thật sự xảy ra rất thường xuyên và chưa thật sự xử lý nghiêm khắc.

     

     
    Báo quản trị |