Khoản 2 Điều 119 Bộ luật Lao động 2012 có quy định "Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
b) Trật tự tại nơi làm việc;
c) An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc;
d) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
đ) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất".
Như vậy, pháp luật chỉ liệt kê những nội dung chủ yếu mà một nội quy lao động cần phải nên có. Ngoài ra, pháp luật về lao động không nói cụ thể về những nội dung khác và cho phép phía doanh nghiệp được quy định các nội dung khác miễn sao "Nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định khác của pháp luật có liên quan". Do đó, câu hỏi được đặt ra: "việc nội quy lao động quy định hạn chế sinh con thứ ba có trái với pháp luật hay là không?". Và đối với câu hỏi này đã tồn tại hai luồng quan điểm khác nhau như sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng quy định này sẽ không trái với pháp luật. Bởi Điều 17 của Nghị định 104/2003/NĐ-CP có quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình:
“1. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân không tách rời nhau trong việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình. Mỗi cặp vợ chồng, cá nhân có trách nhiệm thực hiện quyền và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội
2. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có quyền:
a) Quyết định về thời gian sinh con, số con và khoảng cách giữa các lần sinh phù hợp với quy mô gia đình ít con, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chính sách dân số của Nhà nước trong từng giai đoạn; phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, điều kiện học tập, lao động, công tác, thu nhập và nuôi dạy con của cặp vợ chồng, cá nhân trên cơ sở bình đẳng.
.....
3. Mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ:
a) Thực hiện quy mô gia đình ít con - có một hoặc hai con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững
........”.
Như vậy theo quy định trên, mỗi cặp vợ chồng và cá nhân có nghĩa vụ thực hiện quy mô gia đình ít con tức có một đến hai con. Do đó, việc sinh con thứ ba là hành vi vi phạm chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình. DO đó, quy định hạn chế sinh con thứ ba của doanh nghiệp là không trái pháp luật, mà ngược lại cần phải được ủng hộ.
Quan điểm thứ hai trái ngược lại cho rằng: chính sách về dân số của Việt Nam hiện nay đang có xu hướng mở, nên việc quy định này là không đúng pháp luật.
Còn các bạn, các bạn ủng hộ quan điểm nào? hãy cho mình biết ý kiến của các bạn để mình tham khảo thêm nhé!.