NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Chủ đề   RSS   
  • #302950 18/12/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

    Topic này cập nhật các Nghị định do Chính phủ ban hành với mong muốn phần nào giúp đỡ các thành viên nắm bắt pháp luật một cách dễ dàng hơn.

    Uớc muốn vô hạn nhưng năng lực thì hữu hạn nên mình chỉ cập nhật các Nghị định do Chính phủ ban hành từ tháng 11/2013 trở về sau.

    Văn bản

    1. Nghị định 150/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    20/12/2013

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật Cán bộ, công chức (năm 2008) và Luật Viên chức (năm 2010), đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính và phòng, chống tham nhũng.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 về các nội dung: Đối tượng áp dụng; định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức.

    Theo Nghị định, thời hạn chuyển đổi vị trí công tác là từ 02 năm (đủ 24 tháng) đến 05 năm (đủ 60 tháng) theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực.

    Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ có một vị trí trong danh mục định kỳ chuyển đổi vị trí công tác, mà vị trí này có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ khác với các vị trí khác của cơ quan, tổ chức, đơn vị đó thì việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác do người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức đề nghị với cơ quan có thẩm quyền quản lý cấp trên trực tiếp quyết định chuyển đổi.

     

    Văn bản

    2. Nghị định 151/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    20/12/2013

    Những quy định tại Quyết định số 151/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước và Quyết định số 152/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ và hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước trái với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định tại Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho Tổng công ty hoạt động có hiệu quả, củng cố, phát huy vai trò của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 5 chương, 39 điều, quy định về chức năng, nhiệm vụ; hình thức tổ chức hoạt động; cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.

    Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước là doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, được Nhà nước đầu tư vốn điều lệ và giao quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển giao và hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    Nghị định quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Tổng công ty; tiếp nhận quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước về Tổng công ty; xác định giá trị phần vốn nhận bàn giao; quản lý và đầu tư kinh doanh vốn nhà nước của Tổng công ty; tài chính của Tổng công ty; quản lý đối với hoạt động của Tổng công ty.

    Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước tại các doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này cho Tổng công ty ngay sau khi các doanh nghiệp này hoàn thành cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sang hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.

    Các Bộ, ngành liên quan thực hiện quản lý Nhà nước đối với Tổng công ty theo chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành phù hợp với quy định của pháp luật. UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước đối với Tổng công ty trong việc chấp hành các quy định quản lý hành chính trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

     

    Văn bản

    3. Nghị định 152/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    25/12/2013

    Mục đích ban hành

    Để quy định cụ thể việc khách du lịch là người nước ngoài mang xe ô tô, xe mô tô vào Việt Nam du lịch, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là du lịch bằng đường bộ, qua đó tạo thuận lợi cho hình thức du lịch caravan phát triển.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 16 điều, quy định về phương tiện cơ giới của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài do người nước ngoài điều khiển vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan.

    Nghị định được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam với mục đích du lịch.

    Theo Nghị định, phương tiện cơ giới do người nước ngoài đưa vào Việt Nam du lịch được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 30 ngày. Trường hợp bất khả kháng, phương tiện có thể lưu lại Việt Nam, nhưng không quá 10 ngày.

    Phương tiện cơ giới nước ngoài muốn tham gia giao thông tại Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: (1) Phải thông qua doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận và tổ chức thực hiện; (2) Có văn bản chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải; (3) Phương tiệnphảilà xe ô tô chở khách có tay lái ở bên trái từ 9 chỗ ngồi trở xuống và xe mô tô; thuộc quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, đã được đăng ký tại nước ngoài và gắn biển số nước ngoài; có Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô); (4) Người điều khiển phương tiện là công dân nước ngoài, có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu còn giá trị sử dụng ít nhất 06 tháng, kể từ ngày nhập cảnh và phải có thị thực (trừ trường hợp được miễn thị thực) phù hợp với thời gian tạm trú tại Việt Nam; có Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển.

    Trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam, phương tiện cơ giới nước ngoài phải có phương tiện đi trước dẫn đường. Phương tiện dẫn đường là xe ô tô hoặc mô tô (trường hợp khách du lịch mang xe mô tô) do doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó.

     

    Văn bản

    4. Nghị định 153/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    24/12/2013

    Các trường hợp đã chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các ngành được tính thâm niên nghề theo quy định, sau đó nghỉ hưu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì cách tính lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 3 Điều 1 Nghị định này.

    Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này; cụm từ "bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ" và các quy định về chức năng, nhiệm vụ của tổ chức bảo hiểm xã hội Ban Cơ yếu Chính phủ tại các điều, khoản của Nghị định 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân, công an nhân dân; đảm bảo quyền lợi chính đáng của các đối tượng trên và thuận lợi, thống nhất trong tổ chức thực hiện.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2007/NĐ-CP ngày 19/4/2007 về các nội dung sau:

    Đối tượng áp dụng (Điều 2); Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (Điều 33); Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần (Điều 34); Tổ chức bảo hiểm xã hội trong Bộ Quốc phòng, Bộ Công an (Điều 48); Trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và tổ chức Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Ban Cơ yếu Chính phủ (Điều 49); Quy định chuyển tiếp (Điều 50).

    Theo Nghị định, đối tượng áp dụng được bổ sung là: Hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên Công an nhân dân được hưởng sinh hoạt phí.

    Về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì được cộng tiếp thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và thời gian đóng bảo hiểm tự nguyện và được giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định đối với từng đối tượng tại thời điểm giải quyết chính sách bảo hiểm xã hội.

     

    Văn bản

    5. Nghị định 154/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định tại Chương III Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 03/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Công nghệ thông tin về công nghiệp công nghệ thông tin hết hiệu lực.

    Các khu công nghệ thông tin tập trung (CNTTTT) được công nhận trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà được Bộ Thông tin và Truyền thông xác nhận đáp ứng được các tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định này thì không phải thực hiện lại các thủ tục công nhận và được hưởng các chính sách quy định tại Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về quản lý và phát triển khu CNTTTT, tạo động lực thúc đẩy ngành công nghiệp công nghệ thông tin.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 7 chương, 29 điều, quy định về việc thành lập, mở rộng, công nhận khu CNTTTT; tổ chức quản lý hoạt động, cơ chế, chính sách và hoạt động quản lý nhà nước đối với khu CNTTTT.

    Nghị định được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư, thành lập, quản lý và các hoạt động khác liên quan đến khu CNTTTT.

    Nghị định quy định cụ thể về: Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, tiêu chí của khu CNTTTT; quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTTTT; điều kiện thành lập, mở rộng, thẩm quyền và trình tự thành lập, mở rộng khu CNTTTT; nguyên tắc, thẩm quyền và điều kiện công nhận khu CNTTTT; chính sách ưu đãi đối với chủ đầu tư xây dựng khu CNTTTT và tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong khu CNTTTT.

    Theo quy định của Nghị định, khu CNTTTT phải có ít nhất 2.000 lao động làm việc chuyên môn về công nghệ thông tin, chiếm tối thiểu 60% tổng số lao động làm việc trong khu. Đối với các khu chỉ tập trung các cơ sở sản xuất phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin phải có ít nhất 1.000 lao động làm việc chuyên môn về công nghệ thông tin, chiếm tối thiểu 60% tổng số lao động làm việc trong khu. Đối với các khu chỉ tập trung các cơ sở sản xuất phần mềm, nội dung số và dịch vụ công nghệ thông tin thì tổng diện tích đất tối thiểu phải đạt 01 ha; trường hợp khu có thêm các hoạt động khác thì tổng diện tích đất tối thiểu phải đạt 05 ha.

    Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thẩm định công nhận khu CNTTTT, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 18/12/2013 01:32:35 CH
     
    26755 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    trungtamtdc (12/09/2022) maithuyphu (20/12/2013) nhuquynh2994 (19/12/2013) danusa (18/12/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #303014   18/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 2)

    Văn bản

    6. Nghị định 155/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; Nghị định số 62/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 52 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

    Nghị định được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

    Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả quy định.

    Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân và hộ gia đình bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Nghị định quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong 04 lĩnh vực: Đầu tư sử dụng vốn Nhà nước; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; quản lý đấu thầu; đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

     

    Văn bản

    7. Nghị định 156/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    26/12/2013

    Nghị định này thay thế Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày 26/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Bãi bỏ các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để kiện toàn tổ chức bộ máy, quy định đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước năm 2010 và Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 6 điều, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, là Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam gồm 27 đơn vị trực thuộc, trong đó có 20 đơn vị giúp Thống đốc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chức năng của Ngân hàng Trung ương và 07 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

     

    Văn bản

    8. Nghị định 157/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    25/12/2013

    Nghị định này thay thế Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02/11/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 33 điều, quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

    Nghị định được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

    Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là 500.000.000 đồng; đối với tổ chức là 1.000.000.000 đồng.

    Đối với cùng hành vi và mức độ vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    9. Nghị định số 158/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành: Nghị định số 75/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa; Nghị định số 16/2012/NĐ-CP ngày 12/3/2012 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; Nghị định số 37/2012/NĐ-CP ngày 24/4/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 5 chương, 86 điều, quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

    Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch là 50.000.000 đồng, trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng.

    Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    10.Nghị định 159/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014.

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản hết hiệu lực.

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động báo chí, xuất bản; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 38 điều, quy định hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản.

    Nghị định được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản tại Việt Nam.

    Mức tiền phạt tối đa trong lĩnh vực báo chí, xuất bản đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 18/12/2013 04:35:45 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    maithuyphu (20/12/2013)
  • #303125   19/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 3)

    Văn bản

    11. Nghị định 160/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Nghị định này thay thế các nội dung về tiêu chí xác định loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chế độ quản lý, bảo vệ các loài được ưu tiên bảo vệ; trình tự, thủ tục thẩm định hồ sơ đề nghị đưa vào hoặc đưa ra khỏi Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ; thẩm quyền, trình tự thủ tục đưa loài được ưu tiên bảo vệ vào cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học và thả ra nơi sinh sống tự nhiên của chúng; điều kiện nuôi, trồng, cứu hộ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền của loài được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 12, Điều 13, Điều 14, Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 19 điều (kèm theo phụ lục về danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và phụ lục về các biểu mẫu) quy định về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; ban hành Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; (2) Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

    Nghị định quy định cụ thể về tiêu chí xác định loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

     

    Văn bản

    12. Nghị định 161/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Bãi bỏ Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26/3/ 2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển; Nghị định số 77/2011/NĐ-CP ngày 01/9/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ về đăng ký và mua, bán tàu biển.

    Các giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và đăng ký thế chấp tàu biển được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn hoặc cho đến khi thay đổi đăng ký hoặc xóa đăng ký thế chấp tàu biển đó.

    Các dự án mua, bán, đóng mới tàu biển đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì không áp dụng quy định tại Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về đăng ký và mua, bán tàu biển; đảm bảo phù hợp với quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 38 điều, quy định về đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển (kèm theo 3 phụ lục về các mẫu: Tờ khai, đơn đề nghị; Giấy chứng nhận; Sổ đăng ký tàu biển quốc gia).

    Nghị định được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.

    Về đăng ký tàu biển, Nghị định quy định cụ thể cơ quan đăng ký tàu biển, điều kiện, thủ tục đăng ký, xóa đăng ký tàu biển Việt Nam; thủ tục cấp Giấy phép tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam; điều kiện tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài; thủ tục đăng ký tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài.

    Tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê hoặc thuê mua trước khi đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài phải thực hiện xóa đăng ký tàu biển Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

    Về mua, bán và đóng mới tàu biển, Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc mua, bán, và đóng mới tàu biển, ụ nổi, kho chứa nổi, tàu công vụ; trách nhiệm giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển vận tải biển của cơ quan quản lý nhà nước; các hình thức, trình tự thực hiện dự án mua, bán và đóng mới tàu biển, ụ nổi, kho chứa nổi, tàu công vụ.

    Đối với việc mua, bán, đóng mới tàu biển của doanh nghiệp không có vốn nhà nước hoặc của tổ chức, cá nhân do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tự quyết định.

     

    Văn bản

    13.Nghị định 162/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Nghị định này thay thế Nghị định số 137/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết, nếu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính tại các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan, tăng cường hiệu quả quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường trong vùng biển, đảo Việt Nam.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 36 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Mức phạt tiền tối đa trong quản lý các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng, đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.

    Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    14.Nghị định 163/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    31/12/2013

    Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: Nghị định số 90/2009/NĐ-CP ngày 20/10/2009 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất; Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01/3/2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp.

    Thay thế Mục 2 Chương V Nghị định số 100/2005/NĐ-CP ngày 03/8/2005 của Chính phủ về thực hiện Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp đã xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết, nếu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử phạt.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 6 chương, 45 điều, quy định về các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Cá nhân, tổ chức Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam; (2) Cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón và vật liệu nổ công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.

    Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực hóa chất là 50.000.000 đồng; trong lĩnh vực phân bón và vật liệu nổ công nghiệp là 100.000.000 đồng. Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    15. Nghị định 164/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 /3/2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan quản lý nhà nước và các nhà đầu tư.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ về các nội dung sau:

    Giải thích từ ngữ (Điều 2); Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư để đầu tư mới, mở rộng khu công nghiệp (Điều 5); Điều kiện bổ sung khu công nghiệp vào Quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp (Điều 6); Trình tự thành lập, mở rộng khu công nghiệp (Điều 8); Trình tự thành lập, mở rộng khu kinh tế (Điều 9); Mở rộng lần đầu và điều chỉnh diện tích khu công nghiệp (Điều 14); Xuất cảnh, nhập cảnh, đi lại và cư trú, tạm trú ở khu kinh tế (Điều 18); Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất(Điều 21); Trách nhiệm quản lý nhà nước của các bộ, ngành đối với khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

    Nghị định bổ sung Điều 21b và Điều 21c để quy định về quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; phát triển nhà ở cho người lao động khu công nghiệp, khu kinh tế. Theo đó, doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế và nhà đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế có đầy đủ quyền hạn, nghĩa vụ của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Nhà nước khuyến khích hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở để cho các đối tượng là người lao động tại các khu công nghiệp thuê.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 19/12/2013 11:42:27 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    maithuyphu (20/12/2013)
  • #303296   20/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 4)

    Văn bản

    16. Nghị định 165/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    28/12/2013

    Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định của Nghị định này.

    Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã được trang bị, sử dụng theo đúng quy định được tiếp tục sử dụng để phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về việc sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường; bảo đảm thống nhất, phù hợp với các quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 chương, 14 điều quy định việc mua sắm, trang bị, quản lý, sử dụng kết quả thu thập được và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và bảo vệ môi trường (kèm theo phụ lục về danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường).

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường; (2) Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ Việt Nam bị phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định này.

    Nghị định quy định cụ thể về các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; việc mua sắm, đối tượng được trang bị, thẩm quyền trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; việc sử dụng, bảo quản phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và kết quả thu thập được bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.

     

    Văn bản

    17. Nghị định 166/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    28/12/2013

    Nghị định này thay thế Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của các quy định hiện hành về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; bảo đảm phù hợp, thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 5 chương, 43 điều, quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra trong trường hợp không áp dụng xử phạt, trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng; (2) Người có thẩm quyền, cơ quan chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế và tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.

    Nghị định quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng các biện pháp cưỡng chế; nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng chế; việc gửi quyết định cưỡng chế; trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế; trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế, trong đó quy định về đối tượng bị áp dụng, xác minh thông tin, quyết định cưỡng chế, trách nhiệm của đối tượng bị cưỡng chế và tổ chức, cá nhân khác liên quan; bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế; xác định chi phí cưỡng chế; việc tạm ứng, hoàn trả và thanh toán chi phí cưỡng chế.

     

    Văn bản

    18. Nghị định 167/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    28/12/2013

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Điều 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20 Chương 3 Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15/10/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh phòng, chống mại dâm; Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội; Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy hết hiệu lực.

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết, thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình; bảo đảm phù hợp, thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 74 điều, quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình trong phạm vi lãnh thổ, vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam; (2) Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình và cá nhân, tổ chức có liên quan.

    Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

    Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    19.Nghị định 169/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Nghị định này thay thế Nghị định số 129/2006/NĐ-CP ngày 31/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia xảy ra trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết, nếu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; bảo đảm phù hợp, thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 24 điều, quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

    Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

    Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    20. Nghị định 170/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động thuận lợi tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và hội nhập quốc tế.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, quy định:

    (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 về các nội dung sau:

    Giải thích từ ngữ (Điều 3); Trách nhiệm quản lý nhà nước về dịch vụ chứng thực chữ ký số (Điều 6); Giá trị pháp lý của chữ ký số (Điều 8); Thẩm tra hồ sơ và cấp giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài (Điều 54).

    Nghị định quy định mới về nhiều nội dung sau: Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài; chấp nhận chứng thư số nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận; hồ sơ cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam; thẩm tra hồ sơ và cấp giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam; cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung giấy phép sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam; trách nhiệm về sử dụng chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam; hoạt động cung cấp dịch vụ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; giải quyết tranh chấp.

    Theo đó, chữ ký số và chứng thư số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được chấp nhận tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp nhưng với giới hạn về phạm vi sử dụng.

    (2) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 về nội dung: Hồ sơ cấp giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài (Điều 53).

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 20/12/2013 11:27:16 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #303482   21/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 5)

     

    Văn bản

    21.Nghị định 171/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt; Nghị định số 156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt.

    Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; bảo đảm phù hợp, thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 5 chương, 78 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; (2) Người có thẩm quyền xử phạt; cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

     

    Văn bản

    22. Nghị định 172/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Bãi bỏ Nghị định số 180/2004/NĐ-CP ngày 28/10/2004 của Chính phủ về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước và các quy định trước đây trái với Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà nước; đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với quy định tại Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn liên quan.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 5 chương, 33 điều, quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty con của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; (2) Công ty TNHH một thành viên là công ty con của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (3) Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức lại, giải thể công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, công ty TNHH một thành viên là công ty con của công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

    Nghị định quy định cụ thể về: Điều kiện, ngành, lĩnh vực, địa bàn được xem xét thành lập công ty TNHH một thành viên; hồ sơ thành lập và quy trình thành lập công ty TNHH một thành viên; việc tổ chức lại công ty TNHH một thành viên theo các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; điều kiện, quy trình việc giải thể công ty TNHH một thành viên.

     

    Văn bản

    23. Nghị định 173/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: Nghị định số 61/2008/NĐ-CP ngày 09/5/2008 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; Nghị định số 30/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ.

    Những hành vi vi phạm xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa bị xử phạt mà đang được xem xét, giải quyết hoặc sau khi Nghị định này có hiệu lực thi hành mới bị phát hiện thì áp dụng theo quy định tại Nghị định số 61/2008/NĐ-CP, Nghị định số 30/2005/NĐ-CP để xử phạt. Trường hợp các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này có lợi cho tổ chức, cá nhân thì áp dụng quy định tại Nghị định này để xử phạt.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; bảo đảm phù hợp, thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 5 chương, 23 điều, quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ.

    Nghị định được áp đụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ; (2) Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính; tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

    Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân về một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ là 50.000.000 đồng; đối với tổ chức là 100.000.000 đồng.

    Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.

     

    Văn bản

    24. Nghị định 174/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    15/01/2014

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các nghị định, hành vi vi phạm quy định tại các nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành:

    Nghị định số 63/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Nghị định số 58/2011/NĐ-CP ngày 08/7/2011 quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính; Nghị định số 83/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông; Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet; Nghị định số 51/2011/NĐ-CP ngày 27/6/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tần số vô tuyến điện;

    Các điều 62, 63, 64, 65, 66, 67, 68, 69, 70 và 71 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007 quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

    Các khoản 19, 20 và 21 Điều 1 Nghị định số 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

    Các điều 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 và 43 Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác;

    Các khoản 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24 và 25 Điều 1 Nghị định số 77/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ về chống thư rác.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện; bảo đảm phù hợp, thống nhất với Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 8 chương, 104 điều, quy định hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

    Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    25. Nghị định 175/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    30/12/2013

    Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Đường sắt Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 474/QĐ-TTg ngày 31/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để tạo cơ sở pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (gọi tắt là Đường sắt Việt Nam); sửa đổi, bổ sung các quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Đường sắt Việt Nam và vốn Nhà nước đầu tư vào Đường sắt Việt Nam phù hợp với các quy định liên quan của Chính phủ mới được ban hành; nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Đường sắt Việt Nam trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý tài sản, tài chính; tăng cường việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với Đường sắt Việt Nam.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của Đường sắt Việt Nam về: Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của Đường sắt Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của Đường sắt Việt Nam; phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với Đường sắt Việt Nam; tổ chức quản lý Đường sắt Việt Nam; quan hệ của Đường sắt Việt Nam với đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết.

    Đường sắt Việt Nam là công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Đường sắt Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này.

    Các Quy chế nội bộ của Đường sắt Việt Nam do Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc ban hành phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung của Điều lệ này. Các đơn vị trực thuộc Đường sắt Việt Nam, các công ty con của Đường sắt Việt Nam căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc, các công ty con không được trái với Điều lệ này.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 21/12/2013 11:14:39 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    danusa (23/12/2013)
  • #303797   24/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 6)

    Văn bản

    26. Nghị định 176/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    31/12/2013

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định sau đây hết hiệu lực thi hành: Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 06/4/2005 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định số 114/2006/NĐ-CP ngày 03/10/2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em; Nghị định số 69/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về y tế dự phòng, môi trường y tế và phòng, chống HIV/AIDS; Nghị định số 92/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm y tế; Nghị định số 93/2011/NĐ-CP ngày 18/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế; Nghị định số 96/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh.

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực y tế, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 97 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

    Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm hành chính về dân số là 30.000.0000 đồng; về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS là 50.000.000 đồng; về bảo hiểm y tế là 75.000.000 đồng; về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng.

    Đối với cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    27. Nghị định 177/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Bãi bỏ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Nghị định số 75/2008/NĐ-CP ngày 09/6/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá (năm 2012), đảm bảo việc tổ chức thực hiện Luật Giá được thống nhất, thuận lợi và hiệu quả.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 5 chương, 27 điều quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá về bình ổn giá; định giá của Nhà nước; hiệp thương giá; kiểm tra yếu tố hình thành giá; kê khai giá; niêm yết giá; thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và cơ sở dữ liệu về giá.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh; (2) Người tiêu dùng; (3) Cơ quan nhà nước (4) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động trong lĩnh vực giá trên lãnh thổ Việt Nam.

    Nghị định quy định cụ thể về: Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá; trường hợp thực hiện bình ổn giá; quỹ bình ổn giá; đăng ký giá; thẩm quyền, trách nhiệm quyết định áp dụng và thực hiện biện pháp bình ổn giá; thẩm quyền và trách nhiệm định giá; địa điểm, cách thức thực hiện niêm yết giá; tiêu chí và lựa chọn tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực hiện đăng ký giá ở trung ương; quy định Biểu mẫu đăng ký giá và quy trình tiếp nhận, xử lý Biểu mẫu đăng ký giá.

    Theo Nghị định, có 12 hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, gồm: Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế (gồm xăng động cơ, không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut; điện bán lẻ; khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG); phân đạm urê; phân NPK; thuốc bảo vệ thực vật (gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ); vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm; muối ăn; sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi; đường ăn (gồm đường trắng và đường tinh luyện); thóc, gạo tẻ thường; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Quỹ bình ổn giá là quỹ tài chính không nằm trong cân đối ngân sách nhà nước và chỉ được sử dụng cho mục đích bình ổn giá theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc quản lý, sử dụng quỹ bình ổn giá phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, có sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mặt hàng được lập quỹ bình ổn giá phải thực hiện các quy định về trích lập, sử dụng, quản lý quỹ bình ổn giá theo quy định của pháp luật.

     

    Văn bản

    28. Nghị định 178/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    31/12/2013

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 91/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm hết hiệu lực.

    Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 40 điều quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam; (2) Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành chính và các cá nhân, tổ chức khác có liên quan.

    Mức phạt tiền tối đa đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    29. Nghị định 179/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    30/12/2013

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 30/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hết hiệu lực.

    Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được thực hiện hoặc phát hiện trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa lập biên bản vi phạm hành chính thì xử phạt theo quy định của Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 5 chương, 74 điều, (kèm theo Phụ lục danh mục một số mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) quy định về: (1) Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình thức xử phạt, mức phạt, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả; (2) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng hình thức xử lý buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; (3) Công bố công khai thông tin về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của cơ sở và khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp tập trung; (4) Các biện pháp cưỡng chế, thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định đình chỉ hoạt động; quyết định buộc di dời, cấm hoạt động đối với cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

    Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Nghị định là cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    30. Nghị định số 180/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động theo đúng nội dung quy định trong giấy phép đã được cấp và trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải đăng ký lại phạm vi kinh doanh lữ hành và bổ sung đầy đủ các điều kiện về kinh doanh lữ hành theo quy định của Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập và cụ thể hóa một số nội dung chưa được hướng dẫn tại Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều (kèm theo Phụ lục mẫu thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế) quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01/6/2007 về các nội dung sau:

    Sửa đổi tên Điều 10 là “Quản lý khu du lịch, điểm du lịch” và bổ sung khoản 3 Điều 10 về nội dung quản lý điểm du lịch.

    Bổ sung các Điều 12a, 12b, 12c với các nội dung quy định cụ thể về ngành, nghề kinh doanh lữ hành; thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

    Sửa đổi Điều 15 về ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế. Theo đó, mức ký quỹ kinh doanh lữ hành quốc tế là 250.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam; 500.000.000 đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài hoặc kinh doanh lữ hành đối với khách du lịch vào Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.

    Sửa đổi khoản 2 Điều 36, quy định Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với khu du lịch, điểm du lịch quy định việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tiêu chuẩn, cấp và thu hồi giấy chứng nhận thuyết minh viên.

    Bổ sung khoản 1 Điều 43, quy định Bộ Tài chính trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung vào danh mục phí, lệ phí các loại phí, lệ phí liên quan đến du lịch.

    Bãi bỏ Điều 42 về quy định chuyển tiếp của Nghị định.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 24/12/2013 11:15:07 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    xuanan1978 (24/12/2013)
  • #304404   28/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 7)

    Văn bản

    31. Nghị định 181/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13/3/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo hết hiệu lực.

    Mục đích ban hành

    Nhằm quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quảng cáo được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 7 chương, 30 điều, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo về nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt; quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới có phát sinh doanh thu quảng cáo tại Việt Nam; quy hoạch quảng cáo ngoài trời; văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo.

    Nghị định được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam.

    Nghị định quy định nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, bao gồm: (1) Quảng cáo thuốc (2) Quảng cáo mỹ phẩm (3) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm; (4) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế; (5) Quảng cáo trang thiết bị y tế (6) Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dành cho trẻ; (7) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; (8) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y; (9) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi.

    Việc quảng cáo đối với các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt nêu trên chỉ được thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo.

    Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo khi thực hiện các hợp đồng dịch vụ quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau đây:Là doanh nghiệp có chức năng kinh doanh dịch vụ quảng cáo được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; được chủ trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam ký hợp đồng làm đối tác thực hiện dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật Việt Nam.

     

    Văn bản

    32. Nghị định 182/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    31/12/2013

    Mức lương tối thiểu vùng tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định này được áp dụng từ ngày 01/01/2014.

    Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2012/NĐ-CP ngày 04/12/2012 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

    Mục đích ban hành

    Để tiếp tục điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng để bảo đảm tiền lương thực tế và từng bước bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 6 điều, quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động (kèm theo Phụ lục về danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01 tháng 01 năm 2014).

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam); (2) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động; (3) Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).

    Nghị định quy định cụ thể mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau: Mức 2.700.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; mức 2.400.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; mức 2.100.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; mức 1.900.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn thuộc vùng IV.

     

    Văn bản

    33. Nghị định 183/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    05/01/2014

    Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 586/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để tạo cơ sở pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (gọi tắt là VIETNAM AIRLINES); sửa đổi, bổ sung các quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VIETNAM AIRLINES và vốn Nhà nước đầu tư vào VIETNAM AIRLINES phù hợp với các quy định liên quan của Chính phủ mới được ban hành; nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của VIETNAM AIRLINES trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý tài sản, tài chính; tăng cường việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với VIETNAM AIRLINES.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức và hoạt động của VIETNAM AIRLINES về: Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của VIETNAM AIRLINES; quyền và nghĩa vụ của VIETNAM AIRLINES; phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với VIETNAM AIRLINES; tổ chức quản lý và điều hành VIETNAM AIRLINES; quan hệ của VIETNAM AIRLINES với đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết; cơ chế hoạt động tài chính của VIETNAM AIRLINES; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản VIETNAM AIRLINES.

    VIETNAM AIRLINES là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, được tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này. VIETNAM AIRLINES có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; quản lý, chỉ đạo, chi phối các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

    Chủ sở hữu VIETNAM AIRLINES, các đơn vị và cá nhân có liên quan thuộc VIETNAM AIRLINES có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Điều lệ này. Các quy chế nội bộ của VIETNAM AIRLINES do Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc ban hành phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung của Điều lệ này.

    Các công ty con, các đơn vị trực thuộc của VIETNAM AIRLINES căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các công ty con, các đơn vị trực thuộc không được trái với Điều lệ này.

     

    Văn bản

    34. Nghị định 184/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    05/01/2014

    Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 476/QĐ-TTg ngày 31/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ và những quy định trước đây trái với Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để tạo cơ sở pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (gọi tắt là VINALINES); sửa đổi, bổ sung các quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VINALINES và vốn Nhà nước đầu tư vào VINALINES phù hợp với các quy định liên quan của Chính phủ mới được ban hành; nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của VINALINES trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý tài sản, tài chính; tăng cường việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với VINALINES.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức và hoạt động của VINALINES về: Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của VINALINES; quyền và nghĩa vụ của VINALINES; phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với VINALINES; tổ chức quản lý và điều hành VINALINES; quan hệ của VINALINES với đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết; cơ chế hoạt động tài chính của VINALINES; việc tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản VINALINES.

    VINALINES là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu, được tổ chức và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con phù hợp với Luật Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ này. VINALINES có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; quản lý, chỉ đạo, chi phối các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

    Chủ sở hữu VINALINES, các đơn vị và cá nhân có liên quan thuộc VINALINES có trách nhiệm tuân thủ các quy định tại Điều lệ này. Các quy chế nội bộ của VINALINES do Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc ban hành phải tuân thủ nguyên tắc, nội dung của Điều lệ này.

    Các đơn vị trực thuộc, công ty con của VINALINES căn cứ vào các quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc, công ty con của VINALINES không được trái với Điều lệ này.

     

    Văn bản

    35. Nghị định 185/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại; Nghị định số 112/2010/NĐ-CP ngày 01/12/2010 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP; Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 quy định xử phạt vi phạm hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại; Nghị định số 06/2009/NĐ-CP ngày 22/01/2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh rượu và thuốc lá; Nghị định số 76/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định số 06/2009/NĐ-CP; Nghị định số 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

    Đối với hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì áp dụng các quy định xử phạt có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và pháp luật chuyên ngành liên quan đến hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 107 điều, quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    Đối tượng bị xử phạt hành chính là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ Việt Nam.

    Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định đối với cá nhân.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 28/12/2013 11:15:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #304721   02/01/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 8)

    Văn bản

    36. Nghị định 186/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/01/2014

    Nghị định này thay thế Nghị định số 07/2001/NĐ-CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ về Đại học quốc gia.

    Mục đích ban hành

    Để quy định cụ thể các nội dung liên quan đến Đại học quốc gia đảm bảo thống nhất, phù hợp với quy định của Luật Giáo dục đại học.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 7 điều, quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Đại học quốc gia.

    Nghị định được áp dụng đối với Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động của Đại học quốc gia.

    Đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển. Đại học quốc gia có con dấu hình Quốc huy; có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

    Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và công nghệ về khoa học và công nghệ, của các bộ, ngành khác và UBND cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.

     

    Văn bản

    37. Nghị định 187/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    20/2/2014

    Nghị định này thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, đảm bảo việc tổ chức thực hiện Luật Thương mại được thống nhất, thuận lợi và hiệu quả.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 8 chương, 42 điều (kèm theo Phụ lục về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và Phụ lục về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành), quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về: (1) Hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa; (2) Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành lý cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    Nghị định được áp dụng đối với thương nhân Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác hoạt động có liên quan đến thương mại quy định tại Luật Thương mại.

    Nghị định quy định cụ thể về: Quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu; thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; trách nhiệm, phạm vi, thẩm quyền quản lý, cơ chế điều hành, phối hợp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa.

    Nghị định xác lập các nguyên tắc quản lý chuyên ngành đối với các mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành; quy định hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải thực hiện kiểm dịch, kiểm tra về an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng và quy định cửa khẩu.

     

    Văn bản

    38. Nghị định 188/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    10/01/2014

    Bãi bỏ các Điều 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39 và 40 và Điểm c, Khoản 4, Điều 58 của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở; các nội dung quy định tại mục II và III phần II của Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 20/4/2009 của Chính phủ; Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê; Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phát triển và quản lý nhà ở xã hội; cải thiện điều kiện nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp ở đô thị; tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh tham gia thực hiện các dự án phát triển nhà ở xã hội.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 6 chương, 28 điều, quy định về việc phát triển và quản lý sử dụng nhà ở xã hội dành cho các đối tượng đáp ứng điều kiện theo quy định tại Nghị định này được mua, thuê, thuê mua nhà ở.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong nước, nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo dự án để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Nghị định; (2) Hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại Nghị định; (3) Các tổ chức có liên quan; các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của Nghị định; (4) Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến lĩnh vực nhà ở xã hội.

    Nghị định quy định cụ thể về: Nguyên tắc phát triển và quản lý nhà ở xã hội; nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội; chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; cơ chế hỗ trợ, ưu đãi phát triển nhà ở xã hội; việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội; đối tượng, điều kiện được bố trí nhà ở xã hội; giá bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội; quản lý chất lượng, khai thác, sử dụng nhà ở xã hội; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của bên bán, cho thuê, cho thuê mua và bên mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.

    Việc quản lý, sử dụng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

    Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua.

    Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư từ ngân sách) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách) hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này; giá bán lại nhà ở xã hội không cao hơn mức giá nhà ở xã hội cùng loại tại thời điểm bán lại nhà ở đó.

     

    Văn bản

    39. Nghị định 189/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    15/01/2014

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những bất cập, hạn chế của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, nâng cao hiệu quả công tác cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, góp thực hiện mục tiêu đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa theo Đề án về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011- 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về các nội dung sau:

    Đối tượng áp dụng Kiểm toán nhà nước; xác định giá trị quyền sử dụng đất; về đối chiếu toàn bộ công nợ khi xác định giá trị doanh nghiệp; về quy định tổ chức đấu thầu chọn tổ chức tư vấn định giá.

    Theo Nghị định, doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước khi chuyển thành công ty cổ phần phải xác định lại giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị doanh nghiệp đối với những diện tích đất đã được giao, đã nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách Nhà nước hoặc diện tích đất đã nhận chuyển nhượng để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà để bán và xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê. Trong đó, giá đất để xác định giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa là giá đất sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất có mục đích sử dụng tương tự thực tế trên thị trường do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất đã được giao thì phải nộp thêm khoản tiền chênh lệch giá trị quyền sử dụng đất theo mục đích chuyển đổi.

    Doanh nghiệp cổ phần hóa được điều chỉnh giá trị doanh nghiệp đã công bố khi có những nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng đến giá trị những tài sản của doanh nghiệp, hoặc sau 18 tháng kể từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà doanh nghiệp chưa thực hiện việc bán cổ phần (theo quy định cũ là 12 tháng), ngoại trừ các trường hợp đặc thù theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

     

    Văn bản

    40. Nghị định 190/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    05/01/2014.

    Bãi bỏ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 587/QĐ-TTg ngày 21/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định khác trước đây trái với Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để tạo cơ sở pháp lý cao hơn, đầy đủ hơn cho tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; sửa đổi, bổ sung các quy định về phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và vốn Nhà nước đầu tư vào Tập đoàn phù hợp với các quy định liên quan của Chính phủ mới được ban hành; nâng cao quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam trong việc quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư, quản lý tài sản, tài chính; tăng cường việc quản lý, giám sát của chủ sở hữu nhà nước đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 điều, quy định Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam về: Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân, mục tiêu và ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, chủ sở hữu, đại diện theo pháp luật của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; quyền và nghĩa vụ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; phân công, phân cấp thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; tổ chức quản lý và điều hành Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; quan hệ của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam với đơn vị trực thuộc, công ty con, công ty liên kết, công ty tự nguyện tham gia liên kết; cơ chế hoạt động tài chính của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam; quản lý vốn do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đầu tư ở doanh nghiệp khác; việc tổ chức lại, đa dạng hóa sở hữu, giải thể, phá sản Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.

    Tập đoàn Hóa chất Việt Nam là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và theo Điều lệ này.

    Điều lệ này là cơ sở pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Tất cả các cá nhân, các đơn vị trực thuộc, các công ty con và các đơn vị sự nghiệp của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam có trách nhiệm thi hành Điều lệ này.

    Các đơn vị trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, các công ty con của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam căn cứ vào quy định của pháp luật tương ứng với hình thức pháp lý của mình và Điều lệ này để xây dựng Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức và hoạt động của mình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều lệ hoặc Quy chế của đơn vị trực thuộc, đơn vị sự nghiệp, công ty con không được trái với Điều lệ này.

    (Còn nữa)

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 02/01/2014 11:21:46 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #305273   06/01/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ (PHẦN 9)

    Văn bản

    41. Nghị định 191/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    10/01/2014

    Quy định về mức đóng phí công đoàn tại Điều 5 Nghị định này được thực hiện từ ngày Luật Công đoàn có hiệu lực thi hành.

    Bãi bỏ Quyết định số 133/2008/QĐ-TTg ngày 01/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc trích nộp kinh phí công đoàn đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Thông tư liên tịch số 119/2004/TTLT/BTC-TLĐLĐVN ngày 08/12/2004 của Bộ Tài chính và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn; Thông tư số 17/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích nộp và sử dụng kinh phí công đoàn đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Mục đích ban hành

    Để quy định chi tiết về tài chính công đoàn theo Điều 26 và Điều 27 của Luật Công đoàn (năm 2012).

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 13 điều, quy định chi tiết về tài chính công đoàn đối với nguồn thu kinh phí công đoàn và ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.

    Nghị định được áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức, các cấp công đoàn, cá nhân có liên quan đến quản lý và sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.

    Nghị định quy định cụ thể về đối tượng đóng kinh phí công đoàn; mức đóng và căn cứ đóng kinh phí công đoàn; phương thức đóng kinh phí công đoàn; nguồn đóng kinh phí công đoàn; các nội dung được ngân sách trung ương, ngân sách địa phương hỗ trợ.

    Theo Nghị định, đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động từ ngày 01/01/2013 (quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật).

    Nguồn đóng kinh phí Công đoàn được Ngân sách Nhà nước bảo đảm và bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật (đối với cơ quan, đơn vị được Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên) hoặc được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ (đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ).

     

    Văn bản

    42. Nghị định 192/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    15/01/2014

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các quy định sau đây hết hiệu lực thi hành: Nghị định số 66/2012/NĐ-CP ngày 06/9/2012 của Chính phủ quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; Nghị định số 25/2007/NĐ-CP ngày 12/5/2007 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia; các Điều 24, 25, 26 và Mục 2, Mục 3 Chương III Nghị định số 84/2006/NĐ-CP ngày 18/8/2006 của Chính phủ quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

    Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định về xử phạt quy định tại Nghị định này nếu Nghị định này quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn cho cá nhân, tổ chức vi phạm.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; bảo đảm phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và pháp luật chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 6 chương, 57 điều, quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; (2) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này; (3) Các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.

    Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước là 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức; trong lĩnh vực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

    Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

     

    Văn bản

    43. Nghị định 199/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    15/01/2014

    Nghị định này thay thế Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP; bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để kiện toàn tổ chức bộ máy, điều chỉnh những nhiệm vụ mới thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của các luật chuyên ngành và đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy định của Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 6 điều, quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

    Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

    Bộ có 26 đơn vị trực thuộc, gồm 20 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 06 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ.

     

    Văn bản

    44. Nghị định 200/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/02/2014

    Mục đích ban hành

    Để quy định chi tiết Điều 11 Luật Công đoàn (năm 2012) về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, đồng thời quy định trách nhiệm của các bộ, ngành, UBND đối với việc quan tâm, tạo điều kiện để tổ chức công đoàn cùng cấp tham gia xây dựng chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, qua đó phát huy vai trò của tổ chức công đoàn trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 3 chương, 12 điều, quy định về quyền, trách nhiệm của công đoàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Công đoàn các cấp theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; (2) Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và người lao động; (3) Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật lao động.

    Nghị định quy định cụ thể về hình thức tham gia; nguyên tắc phối hợp; quyền, trách nhiệm của công đoàn các cấp trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

     

    Văn bản

    45. Nghị định 201/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/02/2014

    Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định sau đây hết hiệu lực: Nghị định số 179/1999/NĐ-CP ngày 30/12/1999 hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước; Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 quy định việc cấp phép tài nguyên nước và Điều 2 của Nghị định số 38/2011/NĐ-CP ngày 26/5/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10 /2004, số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/7/2004 và số 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005.

    Bãi bỏ các quy định của Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 về quản lý, bảo vệ và khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 về quản lý lưu vực sông trái với quy định của Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 và Nghị định này.

    Mục đích ban hành

    Để quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước (năm 2012) theo quy định tại Điều 79 Luật Tài nguyên nước về việc giao Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 6 chương, 49 điều, quy định việc lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; điều tra cơ bản tài nguyên nước; cấp phép về tài nguyên nước; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước và chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước; tổ chức lưu vực sông và việc điều phối giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.

    Nghị định quy định cụ thể về các vấn đề: Lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; công khai thông tin về những nội dung liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; tổ chức lưu vực sông; điều tra cơ bản tài nguyên nước; xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; tài chính về tài nguyên nước; điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên lưu vực sông.

    Nghị định quy định việc thành lập Hội đồng quốc gia về tài nguyên nước (do một Phó Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch Hội đồng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường làm Phó Chủ tịch Hội đồng) để tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

     

    Văn bản

    46. Nghị định 202/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    01/02/2014

    Nghị định này thay thế các Nghị định sau đây: Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.

    Mục đích ban hành

    Để khắc phục những hạn chế, bất cập của quy định hiện hành về quản lý phân bón, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về phân bón.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 4 chương, 24 điều, quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón; quản lý chất lượng, kiểm nghiệm, khảo nghiệm, đặt tên phân bón; trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón.

    Nghị định được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón và các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực phân bón tại Việt Nam.

    Nghị định quy định cụ thể về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón; các hành vi bị nghiêm cấm.

    Theo Nghị định, Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phân bón và quản lý nhà nước về phân bón hữu cơ; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện các nội dung về quản lý nhà nước về phân bón hữu cơ và phân bón khác.

     

    Văn bản

    47. Nghị định 203/2013/NĐ-CP

    Hiệu lực

    20/01/2014

    Bãi bỏ Điều 42 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản.

    Mục đích ban hành

    Để quy định chi tiết thi hành quy định của Luật Khoáng sản (năm 2010) về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

    Nội dung tóm tắt

    Nghị định gồm 04 chương, 18 điều, (kèm theo Phụ lục mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và Phụ lục về các mẫu văn bản liên quan trong việc thực hiện cấp quyền khai thác khoáng sản) quy định chi tiết Khoản 3 Điều 77 Luật Khoáng sản về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản và phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

    Nghị định được áp dụng đối với: (1) Các cơ quan nhà nước thực hiện công tác tính, thu, quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; (2) Các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác không thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

    Nghị định quy định cụ thể trách nhiệm của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh; Cục Thuế địa phương nơi có các khu vực khoáng sản được cấp phép khai thác trong công tác tính, thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

     

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 06/01/2014 01:35:12 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    karalnguyen (16/08/2016)
  • #590969   12/09/2022

    NỘI DUNG TÓM TẮT CÁC NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

    Bạn có nội dung tóm tắt nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thhành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương không ạ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trungtamtdc vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/09/2022)