Chào bạn,
Bạn cần phân biệt tranh chấp đất đai (tranh chấp QSDĐ) với tranh chấp về đất đai (tranh chấp về QSDĐ). Tranh chấp đất đai là tranh chấp giữa các bên về việc bên nào là người có QSD đối với phần đất tranh chấp, còn tranh chấp về đất đai bao gồm tranh chấp đất đai và những tranh chấp khác có liên quan tới đất đai, ví dụ tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ, tranh chấp thừa kế mà di sản là QSDĐ, tranh chấp chia tài sản chung là QSDĐ khi ly hôn...v...v.... Chỉ có tranh chấp đất đai mới bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã theo qui định tại điều 202 Luật đất đai 2013, đây là điều kiện để khởi kiện, nếu thiếu điều kiện này thì bị trả lại đơn kiện. Những tranh chấp có liên quan tới đất đai còn lại thì không bắt buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã.
Vấn đề bạn hỏi, Pháp luật có qui định tại điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, cụ thể tại khoản 2 điều này qui định như sau : " 2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận." Đương nhiên phần gạch dưới phải ghi rõ số thửa đất, số tờ bản đồ, tên người sử dụng, địa chỉ thửa đất tọa lạc ...v...v..... chứ chỉ ghi chung chung thì làm sao biết được thửa đất đang tranh chấp là thửa đất nào. Hơn nữa, trong Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gởi UBND cấp xã để hòa giải, bạn cũng đã phải ghi rõ các thông tin cần thiết liên quan tới thửa đất tranh chấp.
Trân trọng.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557
231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM