Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay trong tín dụng ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #466051 29/08/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay trong tín dụng ngân hàng

    Hợp đồng bảo đảm tiền vay là văn bản pháp lý thể hiện mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay. Đây chính là cơ sở pháp lý, trong đó quy định cụ thể các điều khoản mà hai bên đã thoả thuận để thực hiện việc cho vay, quản lý và sử dụng khoản vay, tài sản bảo đảm, phương thức thu hồi nợ, biện pháp xử lý tài sản bảo đảm và phương thức giải quyết tranh chấp (nếu có).

    -Căn cứ xác lập hợp đồng

    Hợp đồng bảo đảm tiền vay được xác lập dựa trên hai căn cứ, đó là:

    + Cơ sở pháp lý dựa trên các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng của Chính phủ, các bộ ngành, ngân hàng Nhà nước; các quy định nội bộ (nếu có).

    +Cơ sở thực tiễn: Tùy vào trường hợp cụ thể mà hợp đồng bảo đảm tiền vay được xác lập dựa trên:

    Hồ sơ vay vốn/ giấy yêu cầu bảo lãnh và kết quả thẩm định.

    Các giấy tờ văn bản khác theo quy định của pháp luật.

    Sự thoả thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng.

    -Thẩm định tài sản thế chấp /cầm cố/bảo lãnh

    Để thẩm định được tài sản bảo đảm trước hết cần biết các thông tin về tài sản như tên tài sản, chủng loại, số lượng, diện tích, đặc điểm kỹ thuật, giá trị tài sản… Đây là những thông tin được cung cấp bởi khách hàng vay vốn và quá trình thu thập thông tin của cán bộ tín dụng. Nội dung thẩm định quan trọng nhất là: xác định các giấy tờ chứng nhận về quyền sở hữu, sử dụng, quản lý tài sản có hợp pháp; xác định giá trị tài sản bảo đảm là bao nhiêu; kiểm tra xem đó có phải là những tài sản được phép giao dịch và không có tranh chấp hay không.

    -Soạn thảo hợp đồng bảo đảm tiền vay.

     Hợp đồng bảo đảm tiền vay do các bên soạn thảo bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

    +Phạm vi bảo đảm (số tiền nợ gốc, lãi vay, các khoản phí…)

    +Đối tượng tài sản dùng làm bảo đảm (đặc điểm, giá trị …)

    + Hình thức bảo đảm tiền vay (cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay).

    + Bên giữ tài sản và giấy tờ về tài sản.

    + Quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng bảo đảm.

    + Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm.

    + Phương thức xử lý tài sản bảo đảm.

    + Giải quyết tranh chấp phát sinh.

    + Những thoả thuận khác.

    + Hiệu lực của hợp đồng.

     
    7954 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaonguyen27 vì bài viết hữu ích
    yuanping (26/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận