Chào mừng bạn đến với DanLuat. Để viết bài Tư vấn, Hỏi Luật Sư, kết nối với Luật sư và bạn bè, … Bạn vui lòng ĐĂNG KÝ THÀNH VIÊN. Xem Hướng Dẫn Sử Dụng.

Nợ của công ty con,

Chủ đề   RSS   
  • #95870 18/04/2011

    chiaky_rua

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2011
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 3779
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần


    Nợ của công ty con,

    Tôi xin hỏi,

    Công ty tài chính X (là công ty TNHH 1 TV trực thuộc Tổng công ty Y) được NHNN VN cấp Giấy chứng nhận.

    Công ty X vay 20 tỷ để đầu tư, xây dụng nhà máy chế bến hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền saen xuất từ nước ngoài, công ty X cho công ty M là thành viên khác của Tổng công Y thuê lại theo phương thức cho thuê vận hành.

    Hành vi cho thuê lại của công ty X có đúng không? và nếu công ty M bị phá sản không trả nợ được cho công ty X thì sao? Có liên quan gì với Tổng công ty Y không?

    Cảm ơn!
     
    4754 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #95945   18/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Chào bạn #0072bc; font-size: 13px;">chiaky_rua,

        Vấn đề bạn hỏi rất phức tạp và liên quan đến Quy chế quản lý và điều hành của Tổng cty Y đối với các cty trực thuộc. Theo tôi, về nguyên tắc các cty liên kết và Tổng cty có tư cách pháp nhân độc lập nên sẽ tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động của mình trong phạm vi Quy chế quản lý và điều hành chung của nhóm cty liên kết với Tổng cty và phù hợp với quy định pháp luật.

        Do vậy, bạn nên xem lại Quy chế quản lý và điều hành chung của nhóm cty liên kết với Tổng cty. Nếu không có điều khoản điều chỉnh, sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (19/04/2011) chiaky_rua (19/04/2011)
  • #95957   18/04/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Chào bạn

    Về câu hỏi của bạn, tôi xin có mấy ý như sau:

    - Thứ nhất:  Hành vi cho thuê lại của Cty X có đúng ko?

    Có mấy điểm cơ bản dưới đây:

    + 1. Xét dưới góc độ Pháp Luật về thuế:  Hành vi của Cty X là Sai

    Bởi, Cty X nhập khẩu máy móc thiết bị với nội  dung là Tạo tài sản Cố định và sử dụng cho Dự án xây dựng Nhà máy Chế biến hàng Xuất Khẩu - do đó các khoản Thuế nhập khẩu, thuế VAT và các khoản khác đều được hưởng ưu đãi, có thể bao gồm cả ưu đãi về thủ tục hải quan.

    Tuy nhiên, thực tế Cty X đã ko sử dụng làm TS cố định mà sử dụng làm TS cho thuê, do đó các ưu đãi của Nhà nước đã bị mất giá trị. Và Nhà nước hoàn toàn có quyền truy thu lại các khoản ưu đãi mà Cty X đã được hưởng, đồng thời xử phạt theo các quy định liên quan.

    + 2. Xét dưới góc độ Hợp đồng vay vốn:

    Nếu trong Hợp đồng vay vốn thể hiện rõ nội dung, mục đích vay là nhằm mua máy móc, thiết bị để xây dựng nhà máy như trên, thì Cty X đã vi phạm nội dung Hợp đồng Vay vốn bởi sử dụng vốn vay sai mục đích => tức là hành vi của Cty X là Sai.

    Còn nếu HĐ vay vốn chỉ đơn thuần thể hiện khoản vay và thời hạn trả, mà ko thể hiện mục đích vay vốn hoặc cam kết sử dụng đúng mục đích vay => thì hành vi của Cty X là Không sai.

    + 3. Xét dưới góc độ về hoạt động của Cty Tài chính:


    Hành vi này, như bạn nói là hành vi Cho thuê Vận Hành.

    Cty X là Cty Tài chính - nhưng để có thể Cho thuê Vận hành, thì Cty X vẫn cần phải được sự chấp thuận bằng Văn bản của Ngân hàng nhà nước về hoạt động nghiệp vụ "Cho thuê Vận Hành".

    Nếu Cty X chưa được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước - thì có nghĩa là Hành vi này là Sai

    Bên cạnh đó, về việc tạo tài sản Cố địnhTài sản cho thuê vận hành của Cty Tài chính có sự khác biệt, đó là: Nhà nước hạn chế việc tạo Tài sản cố định của Cty tài chính trong phạm vi không quá 50% vốn tự có - còn Tài sản cho thuê thì ko bị giới hạn về giá trị của TS này so với vốn tự có của Cty.

    + 4. Lưu ý về Hành vi xây dựng Nhà máy sản xuất của Cty Tài chính (ko liên quan đến câu hỏi hành vi cho thuê lại):

    Bởi Cty tài chính là Cty đặc thù hoạt động gần như chỉ trong lĩnh vực Cho Thuê Tài Chính và các hoạt động về Tài chính khác.

    Do đó, việc Cty X xây dựng nhà máy để sản xuất (ko phải hoạt động tài chính) thì phải được sự cho phép của Ngân hàng nhà nước (trong Giấy phép hoạt động của Cty); hoặc có thể ngay cả Ngân hàng Nhà nước cũng ko đủ chức năng cho phépphải phối hợp với Bộ kế hoạch và đầu tư hoặc cơ quan có liên quan trong việc cấp phép hoạt động Sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu của Cty Tài chính X này.

    - Thứ 2: Nếu Cty M bị phá sản ko trả nợ được cho Cty X thì sao? Liên quan gì đến Tổng Cty Y?

    Nếu theo đúng quy định của pháp luật,
    thì các cty này là các pháp nhân độc lập - khi Cty M bị phá sản thì trách nhiệm ko hề liên quan đến Tổng Cty Y.

    Tuy nhiên, trên thực tế,
    các Cty Nhà nước luôn có những cơ chế quản lý, phối hợp, hỗ trợ riêng vì thế sự liên quan giữa các cty này là hoàn toàn có thể - dù ko chuẩn với Luật. (có thể lấy ví dụ về sự can thiệp của Chính phủ đối với sự phá sản của Tập đoàn Vinashin - đã cổ phần hóa gần như toàn bộ).

    ----------------------------
    Một vài trao đổi.

    Trân trọng





    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (19/04/2011) chiaky_rua (19/04/2011)
  • #96515   19/04/2011

    chiaky_rua
    chiaky_rua

    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/02/2011
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 3779
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 2 lần



    Tôi chân thành cảm ơn bạn Dinhlex đã có những ý kiến rất hữu ích đối với tui.

    Dinhlex viết:
    Chào bạn

    Về câu hỏi của bạn, tôi xin có mấy ý như sau:
    + 3. Xét dưới góc độ về hoạt động của Cty Tài chính:


    Hành vi này, như bạn nói là hành vi Cho thuê Vận Hành.

    Cty X là Cty Tài chính - nhưng để có thể Cho thuê Vận hành, thì Cty X vẫn cần phải được sự chấp thuận bằng Văn bản của Ngân hàng nhà nước về hoạt động nghiệp vụ "Cho thuê Vận Hành".

    Nếu Cty X chưa được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước - thì có nghĩa là Hành vi này là Sai
    ----------------------------


    Cho tui xin hỏi thêm, CTy X đã NHNNVN cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của PL. Vậy có cần sự chấp thuận bằng văn bản của NHNN về hoạt động nghiệp vụ "Cho thuê vận hành" nữa không?

    Và một điều nữa tôi vẫn còn thắc mắc rằng Cty X có được phép làm địa lý phát hành trái phiếu của Tổng công hay không?

    Xin anh tiếp tục cho tôi ý kiến.
     
    Báo quản trị |  
  • #96647   20/04/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Chào bạn,

    Tôi xin trả lời tiếp mấy ý của bạn như sau:

    - Thứ 1: Có cần sự Chấp thuận bằng văn bản của NHNN về hoạt động nghiệp vụ Cho thuê Vận hành hay không?

    Về điều này, có mấy điểm như sau:

    + 1. Hoạt động "Cho thuê vận hành": pháp luật mới chỉ có quy định cụ thể đối với Công ty Cho thuê Tài chính (ko phải Cty Tài chính thông thường).

    Thể hiện tại: Nghị định 65/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 16/2002, và trong Quyết định 731/2004/QĐ-NHNN về hoạt động Cho thuê Vận hành của Cty cho thuê TC.

    Theo đó, bản thân Cty Cho thuê Tài Chính muốn hoạt động nghiệp vụ này vẫn phải được sự Chấp thuận bằng văn bản của NHNN.

    + 2. Công ty X là Công ty Tài chính (ko phải Cty Cho thuê Tài chính):  và theo đúng quy định PL,  Công ty X muốn hoạt động nghiệp vụ "Cho thuê Tài Chính" và các "nghiệp vụ cấp tín dụng khác" (Cho thuê Vận hành) đều phải được NHNN chấp thuận.

    Điều 108.1.g Luật các TCTD quy đinh rõ:

    "1. Công ty tài chính được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng sau đây: 

    g) Phát hành thẻ tín dụng, bao thanh toán, Cho thuê Tài chính và các hình thức cấp tín dụng khác sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận."

    => Như vậy có nghĩa rằng: chắc chắn phải cần có sự Chấp thuận của NHNN.

    Việc chấp thuận bằng Văn bản thì là điều chắc chắn - điều này bạn có thể xem chi tiết tại các văn bản tôi trích dẫn ở trên.

    - Thứ 2: Công ty X có được làm đại lý phát hành trái phiếu cho Tổng Công ty hay ko?

    Tổng Cty Y cũng là 1 Doanh nghiệp do đó việc phát hành trái phiếu này thuộc diện Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh - còn gọi là Trái Phiếu Doanh nghiệp.

    Về điều này, thực trạng pháp luật có 1 số điểm phức tạp như sau:

    + 1. Về mặt nguyên tắc thì: Công ty Tài chính được phép làm Đại lý phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp .

    Thể hiện rõ tại Điều 24.5 của NĐ 79/2002/NĐ-CP: "Điều 24. Các nghiệp vụ khác được phép thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, gồm:  5. Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho các doanh nghiệp."

    + 2. Tuy nhiên, về mặt áp dụng:  để Công ty Tài chính có thể trở thành Đại lý phát hành trái phiếu Doanh nghiệp thì - phải đáp ứng các tiêu chuẩn do Bộ Tài chính quy định.

    Điều này được thể hiện tại: Điều 33.2 NĐ 52/2006/NĐ-CP: "2. Bộ Tài chính quy định tiêu chuẩn của tổ chức làm đại lý phát hành trái phiếu doanh nghiệp."

    Nhưng đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính vẫn ko có bất cứ 1 Văn bản nào quy định về các tiêu chuẩn làm Đại lý phát hành trái phiếu Doanh nghiệp.

    Mà thực tế, hàng năm, Bộ tài chính thường Ban hành 1 bản Danh sách cụ thể các Tổ chức phát hành trái phiếu, Đại lý phát hành trái phiếu (ví dụ như Quyết định số 62/QĐ-BTC năm 2008)

    => Như vậy có thể hiểu rằng:  Luật đã cho phép Cty Tài chính được thực hiện hoạt động Đại lý phát hành trái phiếu - nhưng Thực tế lại cần thiết phải qua 1 bước quyết định nữa - đó là đạt được các Tiêu Chuẩn "vô  hình" của Bộ tài chính.

    + 3. Về mối quan hệ giữa Công ty Tài chính X và Tổng Cty Y:

    Mối quan hệ ở đây là Công ty Con - Cty mẹ: tuy nhiên, hiện tại pháp luật vẫn chưa có quy định nào cấm hoặc hạn chế việc Cty con làm đại lý phát hành trái phiếu cho Cty mẹ.

    Do đó, luật ko cấm thì ta hoàn toàn có thể làm - trừ khi là bị vướng bởi các tiêu chuẩn "vô hình" của Bộ tài chính đưa ra.

    --------------------------------
    Vài ý trao đổi.

    Trân trọng!
    Cập nhật bởi Dinhlex ngày 20/04/2011 03:54:04 AM

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |