NLĐ chưa ký HĐLĐ mà xảy ra thiệt hại thì có liên đới chịu trách nhiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #526504 27/08/2019

    lamkylaw
    Top 100
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2018
    Tổng số bài viết (660)
    Số điểm: 14232
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 612 lần


    NLĐ chưa ký HĐLĐ mà xảy ra thiệt hại thì có liên đới chịu trách nhiệm?

    Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    Bộ luật lao động quy định: Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

    Vậy khi chưa ký hợp đồng lao động mà thiệt hại xảy ra thì người lao động có phải liên đới chịu trách nhiệm?

    Đối với trường hợp hai bên không ký bất cứ hợp đồng nào thì lúc này sẽ áp dụng quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại và nguyên tắc bồi thường, cụ thể như sau:

    Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

    1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

    3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

     

    Cập nhật bởi lamkylaw ngày 27/08/2019 04:14:30 CH
     
    4283 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lamkylaw vì bài viết hữu ích
    TRUTH (28/08/2019) ThanhLongLS (27/08/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #526671   28/08/2019

    Theo mình nghĩ khi người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận với nhau về việc làm việc tại công ty thì về bản chất giữa hai bên đã tồn tại quan hệ lao động, tồn tại hợp đồng lao động rồi. Chỉ là do các bên không thể hiện thỏa thuận này bằng văn bản (trường hợp là hợp đồng xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn thì đây là vi phạm). Do đó, khi đó thiệt hại xảy ra thì vẫn áp dụng pháp luật lao động để yêu cầu người lao động bồi thường chứ không thể quy ra là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được.

     
    Báo quản trị |  
  • #529585   30/09/2019

    Tho quy định tại Điều 130 Bộ luật lao động 2012 thì:

    "1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

     
    Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
     
    2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm;trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường".
     
     
    Tuy nhiên, về nguyên tắc bồi thường theo quy định tại Điều 131 BLLĐ 2012 thì:
     
    "1. Việc xem xét, quyết định mức bồi thường thiệt hại phải căn cứ vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế và hoàn cảnh thực tế gia đình, nhân thân và tài sản của người lao động.
     
    2. Trình tự, thủ tục, thời hiệu xử lý việc bồi thường thiệt hại được áp dụng theo quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này".
     
    Như vậy, việc xem xét, quyết định mức bồi thường phải căn cứ vào lỗi của người lao động. Trường hợp bạn không có lỗi trong việc gây ra thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường.
     
    Báo quản trị |  
  • #529716   30/09/2019

    Theo mình nghĩ nếu chưa ký kết hợp đồng chính thức thì có nghĩa là đang thực hiện hợp đồng thử việc. Khi thử việc thì nếu có gây ra thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao thì không phải bồi thường, trừ trường hợp gây ra thiệt hại ngoài hợp đồng

     
    Báo quản trị |