NLĐ cần làm gì khi doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho NLĐ?

Chủ đề   RSS   
  • #598874 21/02/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 80840
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1690 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    NLĐ cần làm gì khi doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho NLĐ?

    Trong một số ít trường hợp, doanh nghiệp vi phạm nghĩa vụ của mình đối với người lao động, cụ thể là không đóng bảo hiểm thì trong trường hợp này NLĐ nên giải quyết thế nào và mức phạt đối với doanh nghiệp vi phạm sẽ như thế nào?

    Mức phạt đối với doanh nghiệp không đóng bảo hiểm cho NLĐ

    Doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự 

    Căn cứ theo quy định tại Điều 216 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động như sau:

    Người nào có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ 06 tháng trở lên thuộc một trong những trường hợp sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm sẽ bị xử lý như sau:

    Khung 1: 

    Phạt tiền từ 50-200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

    - Trốn đóng bảo hiểm từ 50 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;

    - Trốn đóng bảo hiểm cho từ 10 người đến dưới 50 người lao động.

    Khung 2: 

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200-500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng năm đến 03 năm:

    - Phạm tội 02 lần trở lên;

    -Trốn đóng bảo hiểm từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    - Trốn đóng bảo hiểm cho từ 50 người đến dưới 200 người;

    - Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.

    Khung 3: 

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    - Trốn đóng bảo hiểm 1 tỷ đồng trở lên;

    - Trốn đóng bảo hiểm cho 200 người trở lên;

    - Không đóng số tiền bảo hiểm đã thu hoặc đã khấu trừ của người lao động quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 2 Điều này.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Đối với pháp nhân thương mại:

    Phạm nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 216, thì bị phạt tiền từ 200-500 triệu đồng;

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 216, thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng;

    - Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 216, thì bị phạt tiền từ 01-03 tỷ đồng.

    Người lao động cần làm gì khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm?

    Cách 1: Liên hệ với bộ phận phụ trách của công ty

    Người lao động chủ động yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho mình. Đây là cách giải quyết nhanh chóng và hài hòa nhất giữa người lao động với công ty.

    Tuy nhiên nếu công ty đã cố tình không đóng bảo hiểm cho người lao động thì kể cả khi người lao động đề nghị trực tiếp họ cũng chưa chắc đã thực hiện.

    Cách 2: Khiếu nại theo quy định

    Người lao động thực hiện khiếu nại lần đầu đến người sử dụng lao động. Nếu không được đóng bảo hiểm hoặc đóng không đủ thì có thể tiếp tục khiếu nại lần hai đến Sở Lao động - Thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở.

    Cách 3: Tố cáo đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính

    Nếu xác minh đúng là có vi phạm, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động về lỗi đóng bảo hiểm không đủ số người thuộc diện tham gia hoặc lỗi chậm đóng bảo hiểm.

    Mức phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm là phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

    Đồng thời doanh nghiệp còn buộc phải đóng đủ tiền bảo hiểm xã hội cho người lao động và nộp thêm số tiền lãi chậm nộp cho cơ quan BHXH.

    Cách 4: Khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

    Căn cứ khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp có tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động liên quan đến BHXH, người lao động có thể trực tiếp thực hiện thủ tục khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để yêu cầu đóng bù tiền bảo hiểm.

    Xem thêm Bản án tranh chấp lao động bảo hiểm (công ty chậm đóng bảo hiểm cho NLĐ) tại đây.

     
    283 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599002   23/02/2023

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2030)
    Số điểm: 14851
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    NLĐ cần làm gì khi doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho NLĐ?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn chia sẻ. Hiện không thiếu những trường hợp công ty chậm đóng hoặc cố tình không tham gia BHXH cho người lao động, mặc dù hằng tháng vẫn trừ tiền đóng BHXH của người lao động nên với những giải pháp mà bạn chia sẻ sẽ giúp người lao động chủ động hơn trong việc bảo đảm quyền lợi của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #599342   27/02/2023

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    NLĐ cần làm gì khi doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm cho NLĐ?

    Trên thực tế có không ít trường hợp công ty dùng nhiều cách để trốn đóng BHXH cho người lao động, hành vi này làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Do đó, rất cảm ơn những thông tin hữu ích mà tác giả đã chia sẻ để giúp những người lao động nếu rơi vào tình huống này sẽ biết cách xử lý để đảm bảo quyền và lợi ích cho chính mình.

     
    Báo quản trị |