Nhượng quyền Thương mại

Chủ đề   RSS   
  • #17376 12/07/2008

    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Nhượng quyền Thương mại

    Nhượng quyền thương mại (franchising) là một hình thức kinh doanh đã được du nhập và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. Tuy nhiên, với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, đất nước có nền kinh tế phát triển cao thì nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ lâu.

    Người đầu tiên thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại là Robert Fulton (quốc tịch Mỹ) với đối tượng kinh doanh là giấy phép sản xuất tàu thủy chạy bằng hơi nước. Robert Fulton đã gặt hái được khá nhiều thành công đặc biệt là vào những năm 50, sau khi Đại chiến thế giới lần thứ 2 kết thúc.

    Hoạt động nhượng quyền thương mại bùng nổ trên thế giới vào những năm 60, phát triển ổn định vào những năm 70 và chín muồi vào thập kỷ 80 và 90. Ngày nay, nhượng quyền thương mại trở thành một trong những ngành dịch vụ có doanh số rất lớn, tập trung nhiều trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống, đồ ăn nhanh, giáo dục đào tạo, thời trang, bất động sản, ... với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như KFC, Mc Donald’s, Qualitea, Starbuck Cafe, Lotteria, Jollibee, Aptech, ...

    Đơn giản vì đây là những lĩnh vực có tiềm năng thu được lợi nhuận cao.

    Theo thông lệ quốc tế, nhượng quyền thương mại được coi là một hoạt động thương mại, trong đó, bên nhượng quyền (franchisor) sẽ chuyển mô hình kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo cho bên nhận quyền (franchisee). Bên nhận quyền sau khi ký hợp đồng nhượng quyền (uniform franchise offering circular-UFOC) được phép khai thác kinh doanh trên một không gian địa lý nhất định và phải trả một khoản phí nhượng quyền và tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ cho bên nhượng quyền trong một khoảng thời gian nhất định.

    Ngày nay, bên cạnh việc tiến hành hoạt động kinh doanh độc lập, nhiều cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn con đường đơn giản hơn để khởi sự kinh doanh, đó là gia nhập vào một hệ thống nhượng quyền thương mại (franchising network). Đối với nhiều người lần đầu tiên tham gia vào hình thức kinh doanh còn khá mới mẻ này, đây được coi là hình thức đầu tư mở rộng hoạt động kinh doanh an toàn.

    Tuy nhiên, kinh doanh thông qua hình thức nhượng quyền thương mại không phải là sự đảm bảo của thành công. Có khá nhiều rủi ro, thách thức tiềm ẩn cần được nghiên cứu trước khi ra quyết định đầu tư vốn tham gia vào một hệ thống nhượng quyền.

    Trước hết, người nhận quyền phải chịu ràng buộc bởi những điều khoản của UFOC. Hợp đồng này thường quy định, người nhận quyền chỉ được phép kinh doanh trong một không gian địa lý nhất định và phải áp dụng cách thức kinh doanh của người nhượng quyền chuyển giao.

     
    9860 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #17377   12/07/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Bạn có thể nói cụ thể hơn về quyền hạn, lợi ích của bên nhận quyền không

    Cám ơn bạn pH___1 rất nhiều, bạn có thể cho tui biết là khi nhận quyền thì tui được quyền và lợi ích thế nào?
     
    Báo quản trị |  
  • #17378   12/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Quyền lợi của bạn

    Người nhận quyền sẽ được thừa hưởng những quyền chủ yếu sau:

    1. Quyền phân phối: Người nhận quyền ký hợp đồng nhượng quyền là để mua quyền phân phối sản phẩm trong một phạm vi lãnh thổ nhất định. Người nhận quyền không được phép tái chuyển nhượng quyền này cho một bên khác nếu không được sự đồng ý của nhà nhượng quyền cũng như không được tách ra khỏi hệ thống để thực hiện các ý tưởng kinh doanh của mình trên nền tảng

    2. Sản phẩm và khách hàng: Khi tham gia vào hệ thống nhượng quyền, thông thường nhà nhượng quyền sẽ trở thành nhà cung cấp sản phẩm đầu vào cho hoạt động kinh doanh và người nhận quyền mặc nhiên có được những khách hàng truyền thống của hệ thống. Ví dụ, Công ty Cà phê Trung Nguyên sẽ cung cấp cà phê các chủng loại cho toàn bộ hệ thống với giá ưu đãi, các khách hàng trung thành với hương vị cà phê Trung Nguyên có thể thưởng thức ở hơn 1000 cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên ở trong và ngoài nước.

    3. Hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, hoạt động tiếp thị: Uy tín của một mắt xích trong hệ thống nhượng quyền sẽ quyết định uy tín của cả một hệ thống, đặc biệt là đối với những hệ thống nhượng quyền mới phát triển. Do vậy, một trong những vấn đề được các nhà nhượng quyền rất quan tâm là hoạt động đào tạo, chuyển giao kinh nghiệm quản lý, điều hành. Điều này giúp tạo nền tảng vững chắc cho nhà nhận quyền tiến hành hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận và giữ được uy tín của thương hiệu sản phẩm.

    4. Được cấp phép: Người nhận quyền được phép phân phối hàng hóa, dịch vụ mang thương hiệu, nhãn hiệu, hình thức quảng cáo hay các biểu tượng mang tính thương mại khác, đồng thời có quyền tiếp cận các số liệu về hoạt động kinh doanh của hệ thống nhượng quyền, các bí quyết công nghệ tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ tới khách hàng để đạt hiệu quả cao nhất

     
    Báo quản trị |  
  • #17379   12/07/2008

    haphong
    haphong
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 2565
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Nghe cũng có vẻ hay đấy nhỉ, mà nhượng quyền làm gì nhỉ? Tui ở Việt nam, kinh doanh trong nước thôi thì cần gì nhượng quyền?
     
    Báo quản trị |  
  • #17380   12/07/2008

    pH___1
    pH___1
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/06/2008
    Tổng số bài viết (216)
    Số điểm: 2490
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Với đà tăng trưởng trung bình 20%/năm hiện nay, Việt Nam có nhiều tiềm năng để trở thành thị trường hấp dẫn cho nhượng quyền thương mại. Chắc chắn số lượng hệ thống nhượng quyền không chỉ dừng lại ở con số hơn 70 như hiện nay mà sẽ còn được mở rộng nhiều hơn nữa.

    Các công ty Việt Nam đã bắt đầu tham gia vào hệ thống nhượng quyền của các tập đoàn lớn trên thế giới. Để có thể hội nhập thành công, một điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp Việt Nam là cần tìm hiểu, nghiên cứu các thuận lợi và hạn chế của hình thức kinh doanh đặc thù này trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

    Đây là những quy định có tính hai mặt. Xét về bản chất, những điều khoản của UFOC sẽ hạn chế tính năng động và sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của người nhận quyền.

    Mặc dù người nhận quyền có thể thừa hưởng được uy tín của thương hiệu, mặc nhiên có được lượng khách hàng truyền thống của người nhượng quyền và không cần đầu tư nhiều trí tuệ để xây dựng mô hình kinh doanh cá nhân như kinh doanh độc lập nhưng những điều khoản trong hợp đồng nhượng quyền làm giảm tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Người nhận quyền hầu như không còn “khoảng trống” để phát huy những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của riêng mình.

    Từ các bí quyết công nghệ, nhãn hiệu, lô gô, chiến dịch tiếp thị quảng cáo đến trang phục của nhân viên, cách bài trí cửa hàng, ... đều phải thực hiện đúng theo quy định nhà nhượng quyền. Bản sắc kinh doanh từng cá thể cũng chính là bản sắc kinh doanh của cả hệ thống. Tóm lại, nếu kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại, về bản chất các doanh nghiệp và cá nhân sẽ kinh doanh vì mình nhưng không phải tự mình.

    Người cấp phép nhận quyền sẽ giữ quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của người nhận quyền, thu phí nhận quyền (franchise fee)và khoản hoa hồng (loyalty fee) định kỳ tính theo tỷ lệ phần trăm doanh thu. Hai khoản phí này được coi là chi phí phải trả cho quyền tham gia vào quan hệ nhận quyền và sử dụng hệ thống và thương hiệu của nhà nhượng quyền.

    Người nhận quyền vì thế không được coi là một doanh nhân thực sự vì họ không có được sự tự lập cần thiết về cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh. Nếu phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống, người nhận quyền có thể cũng chịu ảnh hưởng của những rủi ro của hệ thống. Khắc phục điều này đòi hỏi người nhận quyền phải cân bằng các hạn chế trong “dây chuyền” với khả năng điều hành hoạt động kinh doanh của cá nhân.

    Một thế mạnh khác đồng thời cũng là một nhược điểm là mong đợi của công chúng khi họ đến mua dịch vụ hay hàng hóa từ một cửa hàng trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Chỉ cần thái độ phục vụ của một nhân viên ở một cơ sở đào tạo lập trình viên Aptech không tốt có thể dẫn đến những nhận xét tiêu cực của khách hàng đối với bất kỳ cơ sở đào tạo nào mang cùng thương hiệu. Chỉ cần có những tin đồn thất thiệt về một khâu sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới toàn bộ chuỗi cung ứng.

    Để bảo vệ hệ thống, các nhà nhượng quyền thường áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để đảm bảo sự đáp ứng tiêu chuẩn ở các phần tử trong toàn bộ hệ thống.

    Một trong những “tai nạn” thường xảy ra là thương hiệu “nhái”. Do chất lượng của các hàng giả thương hiệu không đạt tiêu chuẩn, gây nhầm lẫn cho khách hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của nhà nhượng quyền và doanh thu của nhà nhận quyền đơn lẻ.

    Hiện tượng này buộc các nhà nhượng quyền luôn phải ở trong tư thế sẵn sàng để tham gia các vụ kiện vi phạm bản quyền. Thống kê gần đây của Công ty cà phê Trung Nguyên cho biết có hàng trăm cửa hàng cà phê Trung Nguyên giả mà không thể xử lý và kiểm soát triệt để được.

    Các tranh chấp phát sinh trong các hợp đồng chuyển nhượng cũng là hiện tượng khá phổ biến. Trên thực tế, không có một hợp đồng mẫu nào cho các loại hình franchise. Có thể đó là tổng hợp các loại hợp đồng hoặc từng loại hợp đồng riêng lẻ. Xu hướng của người nhượng quyền là muốn kiểm soát chu trình kinh doanh thống nhất, nhưng người nhận quyền muốn giữ bản sắc của mình và thoát ly ở mức độ có thể so với các quy định của điều khoản của hợp đồng. Mâu thuẫn này chính là nguồn gốc sinh ra các tranh chấp về phí chuyển nhượng, hợp đồng vô hiệu hoặc phạt hợp đồng, ...

    Ngoài những hạn chế chung của nhượng quyền thương mại, các ngành kinh doanh nhượng quyền cũng có những đặc điểm và hạn chế mang tính đặc thù. Khi đưa ra quyết định đầu tư, một số nhà nhận quyền thường có những đánh giá không sát về những đặc điểm riêng của ngành và tình hình kinh doanh của các công ty tham gia hệ thống. Điều này có thể gây ra những vấn đề về mặt tài chính và làm cho họ trở nên tiếc nuối về khoản tiền đầu tư đã bỏ ra.

     
    Báo quản trị |