Nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #612689 12/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 144 lần


    Nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào?

    Nhượng quyền là một hình thức kinh doanh ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên không ít người vẫn còn chưa hiểu rõ về hình thức nhượng quyền.

    Vậy nhượng quyền là gì? Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào?

    Hình thức nhượng quyền mang lại lợi ích không nhỏ cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hiểu rõ về nhượng quyền cũng như hậu quả khi không thực hiện đúng các quy định pháp luật.

    (1) Nhượng quyền là gì?

    Nhượng quyền (tiếng pháp là: franchise) là một mô hình kinh doanh trong đó một bên (bên nhượng quyền) cho phép bên khác (bên nhận quyền) sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận

    Căn cứ Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể như sau:

    - Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

    + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.

    + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

     

    Lợi ích của nhượng quyền:

    Nhượng quyền mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí marketing, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo từ bên nhượng quyền.

    - Bên nhượng quyền có thể mở rộng thị trường mà không cần đầu tư trực tiếp, giảm thiểu rủi ro và tận dụng nguồn lực của bên nhận quyền.

    - Bên nhận quyền được sử dụng thương hiệu đã có uy tín, được hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và được hưởng lợi từ các chiến dịch marketing của bên nhượng quyền.

    (2) Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại bị xử phạt thế nào?

    Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 35/2006/NĐ-CP về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại cụ thể như sau:

    - Thương nhân tham gia hoạt động nhượng quyền thương mại có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

    + Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện quy định.

    + Nhượng quyền thương mại đối với những hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.

    + Vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin trong hoạt động nhượng quyền thương mại quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP

    + Thông tin trong bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại có nội dung không trung thực.

    + Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

    + Vi phạm quy định về thông báo trong hoạt động nhượng quyền thương mại.

    + Không nộp thuế theo quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    + Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra.

    + Vi phạm các quy định khác của Nghị định 35/2006/NĐ-CP.

    Như vậy, hành vi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là hành vi vi phạm quy định về đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và người có hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử phạt theo quy định.

    Cụ thể theo Điều 75 Nghị định 98/2020/NĐ-CP hành vi vi phạm về kinh doanh nhượng quyền thương mại sẽ bị xử lý như sau:

     Phạt tiền từ 05 -10 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    - Không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.

    - Kinh doanh nhượng quyền thương mại khi chưa đủ điều kiện theo quy định.

    - Không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về những thay đổi trong hoạt động nhượng quyền thương mại theo quy định.

    Ngoài bị phạt tiền, người vi phạm còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều 24.

    Tóm lại, nhượng quyền là một mô hình kinh doanh trong đó bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu, hệ thống kinh doanh và các tài sản trí tuệ khác để kinh doanh theo các điều kiện và quy định đã thỏa thuận.

    Bên cạnh đó, khi không đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ bị phạt tiền từ 05-10 triệu đồng và có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

     
    477 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (19/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận