Những vấn đề liên quan đến hợp đồng tại BLDS 2015 và Luật thương mại 2005

Chủ đề   RSS   
  • #470217 10/10/2017

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Những vấn đề liên quan đến hợp đồng tại BLDS 2015 và Luật thương mại 2005

    >>> Discussion about contract-related issues in the 2015 Civil Code and the 2005 Law on Commerce

    Hồi còn đi học, được học môn Luật dân sự rồi đến môn Luật thương mại, 2 môn đều có đề cập đến vấn đề hợp đồng, học là vậy, nhưng đến khi va chạm thực tế rồi thì mới thấy tầm quan trọng của việc xác định hợp đồng đó được điều chỉnh bởi Luật dân sự hay Luật thương mại? Bởi quyền và nghĩa vụ của các bên khi giao kết hợp đồng theo 2 Luật này có sự khác nhau.

    Vậy thì bài viết này sẽ chỉ tập trung các vấn đề liên quan đến hợp đồng giữa Bộ luật dân sự 2015Luật thương mại 2005

    Bài viết được chia thành 2 phần như sau:

    1. Các quy định chung liên quan đến hợp đồng

    2. Một số hợp đồng thông dụng

     

     

     
    59939 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #470313   10/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Phần 1: Các quy định chung liên quan đến hợp đồng

    I. Khái niệm

    Trước đây giữa Bộ luật dân sự và Luật thương mại có sự phân biệt rạch ròi giữa 2 khái niệm “hợp đồng dân sự” và “hợp đồng thương mại”. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2017, Bộ luật dân sự 2015 đã không còn khái niệm hợp đồng dân sự mà thay mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với tất cả các hợp đồng bao gồm hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh doanh hay hợp đồng thương mại…

    Sự thay đổi này có vẻ hợp lý hơn khi giả sử có tranh chấp xảy ra mà hợp đồng đó không phải là hợp đồng thương mại cũng chẳng phải là hợp đồng dân sự, nếu căn cứ theo Bộ luật dân sự trước đây rõ ràng đã tạo ra khoảng trống pháp lý để vận dụng.

    Theo Bộ luật dân sự 2015:

    Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    Đồng thời, Bộ luật này định nghĩa về nghĩa vụ như sau:

    Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

    Theo Luật thương mại 2005

    Luật thương mại 2005 không có định nghĩa cụ thể về hợp đồng thương mại nhưng có thể hiểu khái niệm hợp đồng thương mại theo các cách sau:

    Hợp đồng thương mại là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại.

    Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, đó là sự thõa thuận giữa hai hay nhiều bên (trong đó ít nhất một bên là thương nhân hoặc các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.

    Như vậy, điều kiện để được xem đó là hợp đồng thương mại khi một trong các bên tham gia phải là thương nhân thực hiện hoạt động thương mại với một hoặc các bên còn lại. Còn khái niệm hợp đồng theo Bộ luật dân sự không cần có 2 điều kiện nêu trên.

    II. Các chủ thể trong hợp đồng

     

    Bộ luật dân sự 2015

    Luật thương mại 2005

     

    Các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

    Lưu ý: Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    - Các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.

    - Một trong các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng thương mại phải là thương nhân

    III. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

    Về nội dung này, Luật thương mại 2005 không có quy định cụ thể mà phần lớn tất cả các hợp đồng cần đáp ứng theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 đó là:

    - Các chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự

    - Mục đích và nội dung giao kết hợp đồng không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    - Thỏa thuận được thực hiện dựa trên sự tự do, tự nguyện

    - Tuân thủ hình thức theo quy định trong trường hợp luật có quy định.

    Cần lưu ý đối với hợp đồng thương mại nếu không đáp ứng được điều kiện một trong các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng là thương nhân và nội dung giao kết là hoạt động thương mại thì đó không phải là hợp đồng thương mại nhưng vẫn có hiệu lực nếu đáp ứng đủ 4 điều kiện nêu trên.

    IV. Nội dung của hợp đồng

    Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể các nội dung có thể có của hợp đồng, còn Luật thương mại thì không:

    - Đối tượng của hợp đồng;

    - Số lượng, chất lượng;

    - Giá, phương thức thanh toán;

    - Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

    - Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    - Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

    - Phương thức giải quyết tranh chấp.

    V. Cơ chế giải quyết tranh chấp

    Theo Luật thương mại 2005 có các cách giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng sau đây:

    - Thương lượng giữa các bên.

    - Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.

    - Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.

    Còn theo Bộ luật dân sự giống như trên, trừ phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.

    VI. Thời hiệu khởi kiện

    Theo Bộ luật dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Còn đối với Luật thương mại 2005 thì thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 237 của Luật này.

    VII. Chế tài trong trường hợp vi phạm hợp đồng

    Tại Bộ luật dân sự 2015 có các chế tài sau:

    - Phạt vi phạm hợp đồng

    - Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

    - Hủy bỏ hợp đồng

    - Đơn phương chấm dứt hợp đồng

    Tại Luật thương mại 2005 có các chế tài sau:

    - Buộc thực hiện đúng hợp đồng.

    - Phạt vi phạm.

    - Buộc bồi thường thiệt hại.

    - Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.

    - Đình chỉ thực hiện hợp đồng.

    - Huỷ bỏ hợp đồng.

    - Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.

    Nội tại mỗi chế tài, đều có sự khác nhau giữa Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005:

    Đối với chế tài phạt vi phạm:

    Đều là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm hoặc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng.

    Lưu ý đối với Luật thương mại có trường hợp miễn trừ trách nhiệm theo quy định.

    Mức phạt vi phạm: do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác căn cứ theo Bộ luật dân sự 2015, còn theo Luật thương mại 2005 cũng do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 Luật này.

    Đối với chế tài bồi thường thiệt hại:

    Về khái niệm, đều là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

    Giá trị bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự là lợi ích mà lẽ ra bên bị vi phạm được hưởng do hợp đồng mang lại và chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng, còn theo Luật thương mại thì bao gồm giá trị tổn thât thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.

    Mối quan hệ giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại:

    Theo Bộ luật dân sự 2015 thì các bên có thể thỏa thuận việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không mặc nhiên thực hiện nếu không có thỏa thuận (theo Bộ luật dân sự 2015)

    Theo Luật thương mại 2005 thì các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

    Như vậy, theo Luật thương mại 2005 thì nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mặc nhiên thực hiện dù không có thỏa thuận, chỉ trừ trường hợp Luật có quy định khác.

    Đối với chế tài hủy bỏ hợp đồng:

    Theo Bộ luật dân sự 2015, hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau sẽ không phải bồi thường thiệt hại:

    - Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;

    - Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;

    - Trường hợp khác do luật quy định.

    * Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng

    Lưu ý: việc hủy bỏ phải được thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Còn theo Luật thương mại 2005 thì hủy bỏ hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau

    - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;

    - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

    Như vậy, trong trường hợp hủy bỏ hợp đồng căn cứ Bộ luật dân sự 2015 sẽ không phải bồi thường trừ khi hủy bỏ nhưng không thông báo, gây thiệt hại, còn theo Luật thương mại 2005 thì phát sinh nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại xảy ra do vi phạm hợp đồng.

    (Phần 2 sẽ tiếp tục vào ngày mai nhé các bạn)

    P/S: Trong trường hợp bài viết có thiếu sót, rất mong các bạn góp ý để bài viết nghiên cứu được hoàn thiện. Cám ơn các bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #470379   11/10/2017

    thank bác, rất hay và bổ ích, nếu bác có thêm ví dụ  vài cụ thể cho từng điểm khác biệt nữa thì tuyệt (ví dụ như các vụ tranh chấp).

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn tainhan87 vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (11/10/2017) phapchehk (12/10/2017) longtttvpl (16/10/2017)
  • #470447   11/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    tainhan87 viết:

    thank bác, rất hay và bổ ích, nếu bác có thêm ví dụ  vài cụ thể cho từng điểm khác biệt nữa thì tuyệt (ví dụ như các vụ tranh chấp).

    Chào bạn tainhan87, khi hoàn thành xong bài viết, nếu còn thời gian, mình sẽ bổ sung nhé! Thanks bạn đã góp ý :) 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    LinhChi99 (03/09/2019)
  • #470439   11/10/2017

    HocVienTuPhap
    HocVienTuPhap

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2016
    Tổng số bài viết (60)
    Số điểm: 765
    Cảm ơn: 105
    Được cảm ơn 21 lần


    ad cho hỏi chỉ có phần 1 không thấy phần 2 đâu cả 

    Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ đến với bạn.

    Hotline: 0989.422.798/ 0924.848.535. Luật sư - Hãng luật Đại An Phát. Lya BuilDing, phòng 12 A, Chung cư Viện chiến lược Bộ Công An, Nguyễn Chánh, Cầu Giấy, Hà Nội.

    Website: http://luatdaianphat.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HocVienTuPhap vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (11/10/2017)
  • #470446   11/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    HocVienTuPhap viết:

    ad cho hỏi chỉ có phần 1 không thấy phần 2 đâu cả 

    Phần 2 mình chưa hoàn chỉnh nhé bạn, khi hoàn chỉnh mình sẽ post lên 

     
    Báo quản trị |  
  • #471133   16/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Phần 2: Một số hợp đồng thông dụng - Hợp đồng mua bán

    1. Hợp đồng mua bán

    >>> Several common types of contract: Sales and purchase contract

    Trong phạm vi so sánh về hợp đồng mua bán tại bài viết này, mình chỉ giới hạn đối với hợp đồng mua bán hàng hóa tại Luật thương mại 2005, còn hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa không đề cập đến.

     

    Luật thương mại 2005

    Bộ luật dân sự 2015

    Hình thức hợp đồng

    - Lời nói.

    - Văn bản.

    - Hành vi cụ thể.

    Lưu ý: Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó.

    - Lời nói.

    - Văn bản.

    - Hành vi cụ thể.

    Lưu ý: Trong một số trường hợp pháp luật có quy định thì hợp đồng buộc phải theo hình thức bằng văn bản và yêu cầu công chứng, chứng thực.

    Đối tượng của hợp đồng

    Hàng hóa bao gồm:

    - Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;

    - Những vật gắn liền với đất đai.

     

    - Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    Có thể chia tài sản bao gồm: bất động sản và động sản, có thể là tài sản hiện có hay tài sản hình thành trong tương lai.

    Lưu ý: trong trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.

    Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

    => Như vậy, phạm vi đối tượng của hợp đồng mua bán tại Bộ luật dân sự 2015 rộng hơn so với Luật thương mại 2005.

    Địa điểm giao

    Do thỏa thuận giữa các bên, nếu không có thỏa thuận thì xác định như sau:

    - Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

    - Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

    - Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

    - Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

    Do thỏa thuận giữa các bên, nếu không có thỏa thuận thì xác định như sau:

    - Nơi có bất động sản, nếu đối tượng hợp đồng mua bán là bất động sản.

    - Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng hợp đồng mua bán không phải là bất động sản.

    Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     

     

    Thời hạn giao hàng

    - Theo thỏa thuận trong hợp đồng.

    - Nếu chỉ thỏa thuận thời hạn giao hàng mà không thỏa thuận thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.

    - Nếu không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.

    - Theo thỏa thuận trong hợp đồng.

    Bên bán chỉ được giao tài sản trước hoặc sau thời hạn nếu được bên mua đồng ý

    - Nếu không có thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tài sản và bên bán cũng có quyền yêu cầu bên mua nhận tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho nhau một thời gian hợp lý.

    Thời điểm thanh toán

    - Xác định như sau:

    + Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hoá;

    + Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật thương mại 2005.

    - Có thỏa thuận khác giữa các bên.

    - Theo thỏa thuận giữa các bên.

    - Nếu không thỏa thuận hoặc xác định không rõ thì bên mua phải thanh toán ngay tại thời điểm nhận tài sản mua hoặc nhận giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản.

    Địa điểm thanh toán

    - Theo thỏa thuận giữa các bên.

    - Nếu không có thỏa thuận thì địa điểm thanh toán được xác định tại một trong các địa điểm sau:

    + Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;

    + Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao hàng hoặc giao chứng từ.

    - Theo thỏa thuận giữa các bên.

    - Nếu không có thỏa thuận thì xác định như sau:

    + Nơi có bất động sản, nếu đối tượng hợp đồng mua bán là bất động sản.

    + Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng hợp đồng mua bán không phải là bất động sản.

    Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trách nhiệm do giao hàng không đúng hợp đồng

    - Theo thỏa thuận giữa các bên.

    - Nếu không có thỏa thuận thì xác định trách nhiệm như sau:

    + Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó;

    + Trừ trường hợp trên, trong thời hạn khiếu nại theo quy định của Luật thương mại 2005, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hoá đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;

    + Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.

     

    i. Trường hợp giao tài sản không đúng số lượng:

    - Nếu giao nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận không nhận phần dôi ra.

    Nếu nhận thì phải thanh toán đối với phần dôi ra theo giá được thỏa thuận trong hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Nếu giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền sau:

    + Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu;

    + Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại;

    + Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc vi phạm làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

    ii. Trường hợp giao vật không đồng bộ:

    Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau:

    - Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;

    - Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này;

    Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

    iii. Trường hợp giao tài sản không đúng chủng loại

    Bên mua có một trong các quyền sau đây:

    - Nhận và thanh toán theo giá do các bên thỏa thuận.

    - Yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại.

    - Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu việc giao không đúng chủng loại làm cho bên mua không đạt được mục đích giao kết hợp đồng.

    Trường hợp tài sản gồm nhiều chủng loại mà bên bán không giao đúng với thỏa thuận đối với một hoặc một số loại thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến loại tài sản đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Giá thanh toán

    - Theo thỏa thuận giữa các bên

    - Nếu không có thỏa thuận thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.

    Trường giá xác định theo trọng lượng hàng hóa thì đó là trọng lượng tịnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    - Theo thỏa thuận giữa các bên hoặc do người thứ 3 xác định theo yêu cầu của các bên.

    Trường hợp pháp luật quy định về giá  phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì thỏa thuận phải tuân theo quy định đó.

    - Nếu không thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng về giá thì xác định theo giá thị trường.

     

    Phương thức thanh toán

    - Theo thỏa thuận giữa các bên, trừ trường hợp bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.

    - Theo thỏa thuận giữa các bên hoặc do người thứ 3 xác định theo yêu cầu của các bên.

    Trường hợp pháp luật quy định về phương thức thanh toán phải theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì thỏa thuận phải tuân theo quy định đó.

    - Nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì phương thức thanh toán xác định theo tập quán tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng.

    Thời điểm chịu rủi ro

    i. Trường hợp có địa điểm giao hàng xác định:

    - Xác định như sau từ khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

    - Theo thỏa thuận khác giữa các bên.

    ii. Trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định:

    - Xác định từ khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

    - Theo thỏa thuận khác giữa các bên.

    iii. Trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển

    - Xác định từ khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá hoặc khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua

    - Theo thỏa thuận khác giữa các bên.

    iv. Trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển

    - Xác định kể từ thời điểm giao kết hợp đồng

    - Theo thỏa thuận khác giữa các bên.

    v. Trường hợp khác

    - Xác định kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng

    - Theo thỏa thuận khác giữa các bên.

    - Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua.

    - Bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    - Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     

    Thời hạn bảo hành

    - Không quy định cụ thể thời điểm bắt đầu tính thời hạn bảo hành.

    - Bên bán phải thực hiện nghĩa vụ bảo hành trong thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép.

    Bên bán phải chịu các chi phí về việc bảo hành, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    - Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.

    Trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền.

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ketnguyen (10/10/2018) longtttvpl (16/10/2017) LinhChi99 (03/09/2019)
  • #471541   19/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Phần 2: Một số hợp đồng thông dụng - Hợp đồng dịch vụ

    >>> Several common types of contract: Service contract

    Tiêu chí

    Luật thương mại 2005

    Bộ luật dân sự 2015

    Hình thức hợp đồng dịch vụ

    - Lời nói

    - Văn bản

    - Hành vi cụ thể.

    Đối với các loại hợp đồng dịch vụ mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.

    Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

    Công việc mang lại hiệu quả có lợi cho chủ thể sử dụng dịch vụ nhằm mục đích sinh lời.

    Công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ

    - Cung ứng các dịch vụ và thực hiện những công việc có liên quan một cách đầy đủ, phù hợp với thoả thuận và theo quy định của Luật thương mại.

    - Bảo quản và giao lại cho khách hàng tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện dịch vụ sau khi hoàn thành công việc;

    - Thông báo ngay cho khách hàng trong trường hợp thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm để hoàn thành việc cung ứng dịch vụ;

    - Giữ bí mật về thông tin mà mình biết được trong quá trình cung ứng dịch vụ nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Ngoài ra, còn quy định thêm nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ theo kết quả công việc, theo nỗ lực và khả năng cao nhất

    -  Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

    - Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.

    - Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.

    - Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.

    - Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    - Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.

    - Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.

    - Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.

    - Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.

    Quyền và nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ

    - Thanh toán tiền cung ứng dịch vụ như đã thoả thuận trong hợp đồng;

    - Cung cấp kịp thời các kế hoạch, chỉ dẫn và những chi tiết khác để việc cung ứng dịch vụ được thực hiện không bị trì hoãn hay gián đoạn;

    - Hợp tác trong tất cả những vấn đề cần thiết khác để bên cung ứng có thể cung ứng dịch vụ một cách thích hợp;

    - Trường hợp một dịch vụ do nhiều bên cung ứng dịch vụ cùng tiến hành hoặc phối hợp với bên cung ứng dịch vụ khác, khách hàng có nghĩa vụ điều phối hoạt động của các bên cung ứng dịch vụ để không gây cản trở đến công việc của bất kỳ bên cung ứng dịch vụ nào.

    - Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.

    - Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.

    - Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.

    - Trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên sử dụng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Giá dịch vụ

    - Do thoả thuận giữa các bên.

    - Nếu không có thỏa thuận và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định theo giá của loại dịch vụ đó trong các điều kiện tương tự về phương thức cung ứng, thời điểm cung ứng, thị trường địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá dịch vụ.

    - Do thoả thuận giữa các bên.

    - Nếu không có thỏa thuận về giá và phương pháp xác định giá dịch vụ, không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

    Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Thời hạn thanh toán

    - Do các bên thỏa thuận.

    - Nếu không có thỏa thuận và không có bất kỳ thói quen nào về việc thanh toán thì thời hạn thanh toán là thời điểm việc cung ứng dịch vụ được hoàn thành.

    - Khi bên cung ứng dịch vụ hoàn thành dịch vụ.

    - Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác..

     

    Tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ

    Sau khi hết thời hạn hoàn thành việc cung ứng dịch vụ mà dịch vụ vẫn chưa hoàn thành, nếu khách hàng không phản đối thì bên cung ứng dịch vụ phải tiếp tục cung ứng theo nội dung đã thoả thuận và phải bồi thường thiệt hại, nếu có.

    Sau khi kết thúc thời hạn thực hiện công việc theo hợp đồng dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, bên sử dụng dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thỏa thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.

     

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ketoanttctayninh (06/09/2019) giangmayviet (06/03/2019) congtychobinhdien2023 (07/11/2018) LinhChi99 (03/09/2019)
  • #471881   23/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    3. Hợp đồng gia công

    >>> Several common types of contract: Toll manufacturing contract

    Tiêu chí

    Luật thương mại 2005

    Bộ luật dân sự 2015

    Hình thức hợp đồng

    - Văn bản

    - Hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

    Không có quy định cụ thể

    Đối tượng của hợp đồng

    - Tất cả các loại hàng hóa đều có thể được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh.

    Trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu có thể được gia công nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

    Vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

    - Giao một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu gia công theo đúng hợp đồng gia công hoặc giao tiền để mua vật liệu theo số lượng, chất lượng và mức giá thoả thuận.

    - Nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    - Bán, tiêu huỷ, tặng biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thoả thuận và phù hợp với quy định của pháp luật.

    - Cử người đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công.

    - Chịu trách nhiệm đối với tính hợp pháp về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hoá gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công.

    - Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.

     

    - Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.

     

    - Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.

     

    - Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

     

    - Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.

     

    - Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

    - Cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá.

    - Nhận thù lao gia công và các chi phí hợp lý khác.

    - Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo uỷ quyền của bên đặt gia công.

    - Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, bên nhận gia công được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công theo quy định của pháp luật về thuế.

    - Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hoá trong trường hợp hàng hoá gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu.

    - Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.

    - Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.

    - Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

    - Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.

    - Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.

    - Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

    - Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận.

    - Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.

    - Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận.

    Thù lao gia công

    - Có thể được trả bằng tiền hoặc hoặc bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công.

    Nếu nhận thù lao bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó.

     

    - Chỉ được trả bằng tiền

    Trường hợp không có thỏa thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.

    Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.

    Trách nhiệm chịu rủi ro

    Không có quy định cụ thể.

    Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

     

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 23/10/2017 03:18:01 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    LinhChi99 (03/09/2019)
  • #471883   23/10/2017

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    4. Hợp đồng đại diện

    >>> Several common types of contract: Representation contract

    Tiêu chí

    Luật thương mại 2005

    Bộ luật dân sự 2015

    Hình thức hợp đồng

    - Văn bản

    - Hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

    Không có quy định cụ thể

    Phạm vi thực hiện

    Một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện

    Trong phạm vi được ủy quyền.

    Thời hạn

    - Do thỏa thuận giữa các bên.

    - Nếu không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.

    - Do thỏa thuận giữa các bên.

    - Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định, thì thời hạn là 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.

    Quyền và nghĩa vụ của bên đại diện

    Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

    - Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;

    - Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được uỷ quyền;

    - Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;

    - Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

    - Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;

    - Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.

     

    - Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.

    - Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.

    - Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.

    - Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.

    - Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    - Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều này.

    - Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

    - Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

    Quyền và nghĩa vụ của bên giao đại diện

    Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

    - Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;

    - Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;

    - Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;

    - Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.

     

    - Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc.

    - Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền.

    - Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền; trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

    - Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền.

    - Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 565 của Bộ luật dân sự 2015.

    Thù lao

    - Do thỏa thuận giữa các bên.

    - Nếu không có thỏa thuận, thì mức thù lao tính theo giá dịch vụ theo quy định của Luật thương mại 2005.

    Chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

     

     
    Báo quản trị |