1. Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo quy định pháp luật
Đối với người ở bên Việt Nam thì cần những giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (Nếu đăng kí ở nước ngoài thì cần dịch ra tiếng nước đó)
- Sổ hộ Khẩu
- Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
Đối với người ở nước ngoài thì cần chuẩn bị một số giấy tờ mà pháp luật nước người đó quy định và pháp luật Việt Nam quy định
2. Nơi nộp hồ sơ:
Đối với người nước ngoài thì cần tìm hiểu luật của nước đó quy định nộp ở đâu thì nộp ở cơ quan đó. Còn đối với Việt Nam kết hôn có yếu tố nước ngoài cơ quan có thẩm quyền đăng kí quy định như sau:
Căn cứ Luật hộ tịch 2014 có quy định thẩm quyền như sau: Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam cư trú có thẩm quyền đăng kí kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú trong nước với công dân Việt Nam định cư nước ngoài, Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; Công dân Việt Nam có hai quốc tịch.
Như vậy theo quy định trên thì thẩm quyền quyết đăng kí kết hôn khi có yếu tố nước ngoài thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam cư trú.
Tuy nhiên đôi bên có thể lựa chọn đăng kí kết hôn ở Việt Nam hoặc nước ngoài, cần xác định rõ muốn đăng kí kết hôn ở đâu để xác định được hồ sơ cần chuẩn bị cũng như cơ quan có thẩm quyền để giải quyết không phiền phức và mất thời gian.
3. Những điều cần lưu ý như sau:
- Cần hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, hồ sơ trừ trường hợp được miễn với một số quốc gia mà Việt Nam có kí công ước miễn hợp pháp hóa lãnh sự.
- Dịch thuật và công chứng văn bản
- Nơi chứng thực bản sao giấy tờ: Ủy ban nhân dân các cấp hoặc văn phòng công chứng được hoạt động theo quy định của pháp luật.
- Chú ý thời hạn có hiệu lực của giấy tờ mỗi quốc gia sẽ có những quy định khác nhau.