Những trường hợp nào di chúc miệng sẽ không có hiệu lực?

Chủ đề   RSS   
  • #601130 31/03/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2017 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Những trường hợp nào di chúc miệng sẽ không có hiệu lực?

    Di chúc miệng là một loại di chúc đặc biệt không được lập trên giấy tờ văn bản nhưng mang giá trị tương đương và thể hiện ý chí của người để lại di sản. 
     
    Để đảm di chúc miệng được hợp pháp thì phải đáp ứng nhiều điều kiện trong hoàn cảnh bắt buộc.  Vậy trường hợp nào di chúc miệng sẽ không có hiệu lực?
     
    nhung-truong-hop-nao-di-chuc-mieng-se-khong-co-hieu-luc?
     
    1. Di chúc miệng là gì?
     
    Di chúc miệng hay còn được gọi là di ngôn, thường khi nhắc đến di chúc miệng người ta sẽ nghĩ tới việc một người sẽ thể hiện ý chí cuối cùng của mình bằng lời nói trước khi qua đời nhằm chuyển giao tài sản cho người thừa kế.
     
    Nguyên tắc lập di chúc miệng chỉ được dùng trong trường hợp không thể lập được di chúc bằng văn bản, tức là trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng.
     
    2. Di chúc miệng sẽ không hợp pháp trong trường hợp nào?
     
    Để thiết lập di chúc miệng một cách hợp pháp thì cũng tương tự như các loại di chúc khác, qua đó di chúc phải đáp ứng được các điều kiện được quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 thì được xem là di chúc hợp pháp:
     
    Theo đó, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép, bên cạnh đó nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
     
    Đặc biệt người lập di chúc phải đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
     
    Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
     
    Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu không thuộc trường hợp bị ép buộc, lừa dối, trái luật.
     
    Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. 
     
    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
     
    Do đó, nếu không đáp ứng các điều kiện trên thì di chúc miệng sẽ không có giá trị pháp lý và thi hành sau khi người để lại di sản mất.
     
    Ngoài ra, còn một trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 còn trường hợp di chúc miệng lập sau 03 tháng, kể từ thời điểm người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
     
    3. Di chúc sẽ không hợp pháp nếu người làm chứng không đủ điều kiện
     
    Cụ thể tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người làm chứng cho việc lập di chúc phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
     
    Lưu ý, mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
     
    - Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
     
    - Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
     
    - Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
     
    Như vậy, di chúc miệng nếu được lập từ sớm sẽ có nhiều rủi ro và không mang giá trị pháp lý nếu sau 3 tháng người lập di chúc miệng vẫn mạnh khỏe, minh mẫn. Ngoài ra, còn phải đáp ứng các điều kiện khác về độ tuổi cũng như người làm chứng cũng sẽ làm di chúc miệng mất đi giá trị của nó.
     
    2472 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (03/04/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #601229   31/03/2023

    tlthuthao21899
    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Những trường hợp nào di chúc miệng sẽ không có hiệu lực?

    Cảm ơn tác giả đã chia sẻ bài viết hay và thú vị. Theo mình tìm hiểu thì di chúc miệng sẽ không có hiệu lực pháp lý nếu như lúc nguy kịch người để lại di chúc thực hiện di chúc miệng mà không có hai người làm chứng. Ngoài ra thì còn thêm một số điều kiện theo như bài viết tác giả đã chia sẻ

     
    Báo quản trị |  
  • #601617   02/04/2023

    hirono
    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Những trường hợp nào di chúc miệng sẽ không có hiệu lực?

    cảm ơn thông tin hữu ích bạn đã chia sẻ. Để di chúc miệng được hợp pháp thì phải có đủ các yếu tố như: người để lại di chúc minh mẫn, không bị đe dọa, cưỡng ép, có ít nhất 2 người làm chứng,... Kể từ thời điểm người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt sau 03 tháng di chúc được lập thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ. Để xác minh thơi điểm người lập di chúc còn minh mẫn khá khó vì vậy người để lại di sản thừa kế nên làm di chúc có công chứng chứng thực để đảm bảo tính hợp pháp di chúc cũng như hạn chế tranh chấp của người nhận thừa kế.

     
    Báo quản trị |