Những trường hợp được xem “im lặng là đồng ý”

Chủ đề   RSS   
  • #469883 05/10/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Những trường hợp được xem “im lặng là đồng ý”

    Trong giao tiếp hàng ngày, người ta thường hay nói vui với nhau rằng “im lặng có nghĩa là đồng ý”, thế nhưng căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành thì không phải mọi trường hợp đều mang hàm ý “im lặng nghĩa là đồng ý” mà chỉ trong những trường hợp sau đây:

    * Trong lĩnh vực dân sự:

    “Im lặng là đồng ý” trong trường hợp các bên trong giao dịch dân sự có thỏa thuận hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

    (Căn cứ Bộ luật dân sự 2015)

    * Trong lĩnh vực thương mại

    Giao kết hợp đồng thương mại:

    “Im lặng là đồng ý” khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Mối quan hệ kinh doanh trong lĩnh vực được đưa ra trong đề nghị giao kết hợp đồng giữa các bên đã được thiết lập nhiều lần trước đó và có từ lâu;

    - Có sự tồn tại của tập quán thương mại theo đó sự im lặng là đồng nghĩa với chấp nhận giao kết hợp đồng;

    - Đề nghị giao kết hợp đồng được bên đề nghị đưa ra hoàn toàn vì lợi ích của bên được đề nghị;

    Đăng ký chương trình khuyến mại:

    Đó là trường hợp xác nhận đăng ký sửa đổi, bổ sung nội dung chương trình khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi thực trên địa bàn 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    Thời hạn giải quyết là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định, hết 03 ngày làm việc mà cơ quan nhận hồ sơ không có ý kiến về việc không được làm thì DN được quyền tiến hành khuyến mại theo đúng nội dung đã thông báo theo nguyên tắc “im lặng là đồng ý”

    (Căn cứ Nghị quyết 59/NQ-CP năm 2010)

    Như vậy, im lặng không mặc nhiên có nghĩa là đồng ý mà cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định, các bạn có thể xem thêm Điều 18 Công ước viên về mua bán hàng hóa quốc tế 1980.

    P/S: Còn thiếu trường hợp nào nữa không? Các bạn bổ sung giúp mình nhé! 

     
    25907 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    ntdieu (07/10/2017) KimKhana (05/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #470000   07/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Còn nhiều trường hợp khác nữa, mà cụ thể là các hình thức "đăng ký" với cơ quan nhà nước. Cụ thể ví dụ như đăng ký nội quy lao động ở NĐ 05/2015

    Điều 28. Đăng ký nội quy lao động và hiệu lực của nội quy lao động

    1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đăng ký kinh doanh.

    2. Khi nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.

    3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động, nếu nội quy lao động có quy định trái với pháp luật thì cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

    4. Khi nhận được văn bản thông báo nội quy lao động có quy định trái với pháp luật, người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung nội quy lao động, tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

    5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội quy lao động đang có hiệu lực, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thực hiện đăng ký lại nội quy lao động.

    6. Hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động quy định tại Khoản 4 và 5 Điều này được thực hiện như đăng ký nội quy lao động.

    7. Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.

    8. Người sử dụng lao động có chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh đặt ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm gửi nội quy lao động sau khi có hiệu lực đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh.

    9. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động không phải đăng ký nội quy lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #470001   07/10/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Ngoài những trường hợp "im lặng được xem là đồng ý" thì rất rất nhiều trường hợp khác khi im lặng sẽ được hiểu là không đồng ý.

    NLĐ nộp "đơn xin việc" vào một công ty, sau nhiều ngày không thấy phản hồi thì phải hiểu rằng mình đã bị từ chối.

    NLĐ nộp "đơn xin tăng lương", không thấy sếp nói gì thì có nghĩa là không được tăng.

    NLĐ nộp "đơn xin thôi việc", nếu cty không có phản hồi gì như ở chủ đề này thì coi như công ty không đồng ý cho nghỉ.

    Tuy nhiên lại còn có nhiều trường hợp khác thì im lặng có thể là Yes hoặc No tùy theo thái độ của bên kia.

    Một anh tỏ tình với một chị, nếu chị này không nói gì những vẫn tiếp tục mối quan hệ như trước đây thì coi như là đồng ý. Nếu một anh xin phép bố mẹ một chị để được tìm hiểu con gái họ, mà phụ huynh không nói gì nhưng cũng không cấm đoán con gái họ thì hãy hiểu rằng đang được bật đèn xanh :|

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    sonhatcc (11/10/2017)
  • #540527   04/03/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (501)
    Số điểm: 3255
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 98 lần


    Khi nào "im lặng là đồng ý" theo Luật?

    Trong đời sống hằng ngày, nhiều người thường nói vui rằng "im lặng có nghĩa là đồng ý", nhưng đó chỉ là trong đời sống. Theo quy định của pháp luật thì im lặng không có nghĩa là đồng ý, một số trường hợp dưới đây "im lặng có nghĩa là đồng ý"

    Trong giao kết hợp đồng

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 393 Bộ luật Dân sự 2015 thì khi giao kết hợp đồng, "im lặng có nghĩa là đồng ý" khi các bên có thỏa thuận về điều này hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên.

    Khi đăng ký nội quy lao động

    Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 05/2015/NĐ-CP về đăng ký nội quy lao động theo đó:

    - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải nộp hồ sơ đăng ký nội quy lao động.

    - Khi nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp Giấy xác nhận đã nhận hồ sơ đăng ký nội quy lao động cho người sử dụng lao động.

    - Nếu nội quy lao động có nội dung trái với pháp luật thì trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản thông báo và hướng dẫn người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung và đăng ký lại nội quy lao động.

    - Trường hợp không có ý kiến gì thì nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hoặc hồ sơ đăng ký lại nội quy lao động.

    Có thể thấy, nếu sau 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ mà Sở Lao động - Thương binh và Xã hội "im lặng" thì Nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực.

    Khi thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Nghị định 118/2015/NĐ-CP:

    Điều 6. Nguyên tắc thực hiện thủ tục đầu tư

    ...

    4. Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời về nội dung được lấy ý kiến trong thời hạn quy định tại Luật Đầu tư và Nghị định này; quá thời hạn quy định mà không có ý kiến thì được coi là đã đồng ý với nội dung dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình.[...]

    Do đó, trường hợp nếu cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời về nội dung được lấy ý kiến mà "im lặng"  không có ý kiến thì được xem là đồng ý kiến.

    Trên đây là một số trường hợp "im lặng là đồng ý theo quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanghi.info vì bài viết hữu ích
    minhluan.123 (04/03/2020)
  • #600875   30/03/2023

    Thegalaxy
    Thegalaxy

    Male
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2023
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 426
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 8 lần


    Những trường hợp được xem “im lặng là đồng ý”

    Cảm ơn về thông tin bạn chia sẻ. Sự im lặng của bên được đề nghị không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận trước đó hoặc theo thói quen đã được xác lập giữa các bên. Việc im lặng của bên nhận đề nghị giao kết hợp đồng không mặc nhiên với việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.

     
    Báo quản trị |