Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải

Chủ đề   RSS   
  • #517175 25/04/2019

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải

    Những tranh chấp đất đai phải tiến hành hòa giải

    Khi có các tranh chấp liên quan đến đất đai của các chủ thể thì theo yêu cầu cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết các tranh chấp theo quy định của pháp luật.

    Điều 202. Luật đất đai quy định về Hòa giải tranh chấp đất đai:

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải

    ...

    Vậy có phải các trường hợp nào tranh chấp cũng phải thông qua thủ tục hòa giải?

    Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Trường hợp chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

    1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong các trường hợp sau đây:
    ...
    b) Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật.

    - Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    - Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.

    Như vậy, theo tinh thần của Nghị quyết chỉ những tranh chấp liên quan đến “Ai là người có quyền sử dụng đất” thì bắt buộc phải tiến hành hòa giải. Còn các tranh chấp khác về thừa kế, tranh chấp các giao dịch liên quan đến QSDĐ,...  thì không bắt buộc.

    Xem thêm:

    >>> Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai cần biết

    >>> 20 trường hợp thu hồi đất không được bồi thường về đất

     
    33623 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn MinhPig vì bài viết hữu ích
    admin (23/01/2021) anhtamdan (11/09/2019) dangkieu82 (13/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #522382   30/06/2019

    Bạn cho mình hỏi trường hợp như sau: Gia đình ông A sử dụng mảnh đất này từ những năm 2000 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận. Đến nay khi liên hệ làm thủ tục cấp giấy thì được trả lời là đất này đã được cấp cho UBND xã C với mục đích là đất công trình văn hóa. Khi ông A nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì UBND xã C trả lời là do đây đang tranh chấp với xã nên xã không hòa giải. Việc xã trả lời như vậy là có đúng không, căn cứ vào đâu? Theo quy định thì trường hợp này sẽ hòa giải tại đâu?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Camgiangsn vì bài viết hữu ích
    anhtamdan (11/09/2019)
  • #527319   01/09/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Camgiangsn viết:

    Bạn cho mình hỏi trường hợp như sau: Gia đình ông A sử dụng mảnh đất này từ những năm 2000 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận. Đến nay khi liên hệ làm thủ tục cấp giấy thì được trả lời là đất này đã được cấp cho UBND xã C với mục đích là đất công trình văn hóa. Khi ông A nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì UBND xã C trả lời là do đây đang tranh chấp với xã nên xã không hòa giải. Việc xã trả lời như vậy là có đúng không, căn cứ vào đâu? Theo quy định thì trường hợp này sẽ hòa giải tại đâu?

     

    Theo quy định tại Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải. Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
     
    (1) Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
     
    (2) Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
     
    - Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
     
    - Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
     
    Theo quy định tại Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện.
     
    Tuy nhiên, bạn lưu ý đừng nhầm lẫn với quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định đối với các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất sau đây thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án:
     
    (1) Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất;
     
    (2) Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất;
     
    (3) Tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất;
     
    (4) Các tranh chấp khác.
     
    Đây là những trường hợp tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất (hay gọi cách khác là tranh chấp về đất đai), chứ không phải tranh chấp quyền sử dụng đất (tranh chấp đất đai) nên không được tính vào trường hợp tranh chấp đất đai không phải hoà giải tại Ủy ban nhân dân xã được.
     
    Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình ông A có tranh chấp đất đai với Ủy ban nhân dân xã thì vẫn phải hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, vẫn phải trải qua thủ tục hoà giải tại đây, nếu không hoà giải được thì tiếp tục khởi kiện lên Toà án nhân dân có thẩm quyền hoặc yêu cầu Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp (vì đây là trường hợp tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
     
    Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc của mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #528025   11/09/2019

    Bạn cho mình hỏi trường hợp như sau: Gia đình bà A sử dụng mảnh đất này từ những năm 1975 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận. Đến nay hộ lân cận làm thủ tục cấp giấy thì được  UBND phường cho phép tiến hành thủ tục đo đạc .trong trong quá trình đo đạc có xảy ra cãi vã và xô xác .

    Vậy mà thủ tục cấp giấy cũng vẫn được tiến hành. Khi bà A nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì UBND phường trả lời là do đây đang tranh chấp  nên yêu cầu bà a cung cấp giấy tờ chứng minh đất  đó là của bà A.còn việc  cây lâu năm còn lại không chứng minh được nguồn gốc đất Việc phường trả lời như vậy là có đúng không, căn cứ vào đâu để bà A có thể lấy lại mản đất.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhtamdan vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (11/09/2019)
  • #528309   15/09/2019

    anhtamdan viết:

    Bạn cho mình hỏi trường hợp như sau: Gia đình bà A sử dụng mảnh đất này từ những năm 1975 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận. Đến nay hộ lân cận làm thủ tục cấp giấy thì được  UBND phường cho phép tiến hành thủ tục đo đạc .trong trong quá trình đo đạc có xảy ra cãi vã và xô xác .

    Vậy mà thủ tục cấp giấy cũng vẫn được tiến hành. Khi bà A nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì UBND phường trả lời là do đây đang tranh chấp  nên yêu cầu bà a cung cấp giấy tờ chứng minh đất  đó là của bà A.còn việc  cây lâu năm còn lại không chứng minh được nguồn gốc đất Việc phường trả lời như vậy là có đúng không, căn cứ vào đâu để bà A có thể lấy lại mản đất.

    Trường hợp này nếu cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận cho người hàng xóm rồi thì bà A có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này. Khi đó sẽ không cần phải qua bước hòa giải ở xã nữa. Chỉ cần bà A đưa ra các căn cứ chứng ình được cho yêu cầu của mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Camgiangsn vì bài viết hữu ích
    anhtamdan (20/10/2019)
  • #539756   28/02/2020

    datthinh3110
    datthinh3110

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/02/2020
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    Cho mình hỏi nếu như thuộc những trường hợp này nhưng mình muốn khởi kiện ra tòa có được không. Nếu không thực hiện hòa giải mà khởi kiện thì tòa có thụ lý không?

     
    Báo quản trị |  
  • #543420   11/04/2020

    hoadainhan1
    hoadainhan1
    Top 150
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:08/03/2011
    Tổng số bài viết (586)
    Số điểm: 3773
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 190 lần


    anhtamdan viết:

     

    Bạn cho mình hỏi trường hợp như sau: Gia đình bà A sử dụng mảnh đất này từ những năm 1975 nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận. Đến nay hộ lân cận làm thủ tục cấp giấy thì được  UBND phường cho phép tiến hành thủ tục đo đạc .trong trong quá trình đo đạc có xảy ra cãi vã và xô xác .

    Vậy mà thủ tục cấp giấy cũng vẫn được tiến hành. Khi bà A nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp thì UBND phường trả lời là do đây đang tranh chấp  nên yêu cầu bà a cung cấp giấy tờ chứng minh đất  đó là của bà A.còn việc  cây lâu năm còn lại không chứng minh được nguồn gốc đất Việc phường trả lời như vậy là có đúng không, căn cứ vào đâu để bà A có thể lấy lại mản đất.

     

    Camgiangsn trả lời:

    Trường hợp này nếu cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận cho người hàng xóm rồi thì bà A có thể thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện vụ án hành chính đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này. Khi đó sẽ không cần phải qua bước hòa giải ở xã nữa. Chỉ cần bà A đưa ra các căn cứ chứng ình được cho yêu cầu của mình.

     

    Riêng cá nhân tôi xin góp ý cho trường hợp này: Trong trường hợp này nên khởi kiện tranh chấp đất đai, khởi kiện dân sự sẽ được xem xét đầy đủ hơn và không nên kiện hành chính bạn nhé.

    Cập nhật bởi hoadainhan1 ngày 11/04/2020 08:17:28 SA

    Luật sư Nguyễn Hòa, thuộc Văn phòng luật sư NGUYỄN HÒA. ĐT 0903376602

    Địa chỉ: 276 đường Lê Duẩn, Phường Đập Đá, Thị xã An Nhơn, T. Bình Định

    Điện thoại : 0903376602

    Email: luatsuhoa@yahoo.com.vn

    Luật sư sẽ sẵn sàng trực tiếp nhận hồ sơ vụ việc để trợ giúp pháp lý trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam.

    Hân hạnh được phục vụ hài lòng quý khách.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoadainhan1 vì bài viết hữu ích
    vplsnguyenhoa (18/04/2020)
  • #553201   28/07/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Mình bổ sung thêm về Tranh chấp liên quan đến đất đai

    Tranh chấp liên quan đến đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất. Loại tranh chấp phổ biến: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho…); Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất; Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn. Hòa giải tại UBND cấp xã là không bắt buộc, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án.

     
    Báo quản trị |  
  • #555253   20/08/2020

    Xin chào Anh/Chị, Anh/chị cho tôi hỏi chút ạ:

    Gia đình tôi hiện đang ở trên miếng đất được cấp sổ đỏ năm 1996 với diện tích như sau: đất ở 200m2, đất lâu năm 743m2, tổng diện tích là 942m3. năm 1978 gia đình tôi được nhà nước giao quyền sử dụng miếng đất với diện tích trên và tất cả các thửa đất hàng xóm dọc theo tuyến đường nhà tôi đều có chiều rộng đất là 23m. Tuy nhiên, sổ đỏ cấp năm 1996 lại không có bản đồ hình thửa nên không có kích thước dài rộng cụ thể

    Nhà hàng xóm bên cạnh cũng tương tự như nhà tôi, tuy nhiên diện tích đất trên sổ đỏ cấp năm 1996 chỉ có tổng là 812m2 (tức là tổng diện tích nhỏ hơn nhà tôi)

    Nhưng hiện tại, qua quá trình sử dụng, nhà hàng xóm làm nhà cửa trước nên lấn dần sang đất nhà tôi, vì vậy chiều rộng nhà tôi hiện chỉ còn 22m, còn nhà hàng xóm lại là 23,8m

    Năm 2013, địa chính huyện đi đạc lại đất để lên bản đồ kỹ thuật số thì họ lại đạc theo hiện trạng tường rào nhà hàng xóm đang lấn sang đất nhà tôi. Tuy nhiên, do bố mẹ tôi già rồi mà tôi lại đi làm ăn xa nên bố mẹ tôi ký tên vào bản xác nhận ranh giới đất (trong khi đất nhà tôi đang thiếu)

    Hiện tại tôi đang xây nhà và đặt đường ống thoát nước ngầm ngay tại cận 22m của nhà tôi thì hàng xóm bắt tháo dỡ vì họ cho là tôi đặt ống sang đất nhà họ.

    Vì vậy, tôi muốn làm đơn khiếu nại lên chính quyền để yêu cầu xác minh lại ranh giới nhà tôi với nhà hàng xóm theo diện tích của sổ đỏ

    Tôi xin hỏi trong trường hợp đó thì gđ tôi có được xác định lại ranh đất để cho đủ diện tích đất theo sổ đỏ năm 1996 không ạ? 

    Chân thành kính mong nhận được sự tư vấn của Anh/Chị

    Xin cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamtoan2020@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/08/2020)
  • #563764   29/11/2020

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    phamtoan2020@gmail.com viết:

    Xin chào Anh/Chị, Anh/chị cho tôi hỏi chút ạ:

    Gia đình tôi hiện đang ở trên miếng đất được cấp sổ đỏ năm 1996 với diện tích như sau: đất ở 200m2, đất lâu năm 743m2, tổng diện tích là 942m3. năm 1978 gia đình tôi được nhà nước giao quyền sử dụng miếng đất với diện tích trên và tất cả các thửa đất hàng xóm dọc theo tuyến đường nhà tôi đều có chiều rộng đất là 23m. Tuy nhiên, sổ đỏ cấp năm 1996 lại không có bản đồ hình thửa nên không có kích thước dài rộng cụ thể

    Nhà hàng xóm bên cạnh cũng tương tự như nhà tôi, tuy nhiên diện tích đất trên sổ đỏ cấp năm 1996 chỉ có tổng là 812m2 (tức là tổng diện tích nhỏ hơn nhà tôi)

    Nhưng hiện tại, qua quá trình sử dụng, nhà hàng xóm làm nhà cửa trước nên lấn dần sang đất nhà tôi, vì vậy chiều rộng nhà tôi hiện chỉ còn 22m, còn nhà hàng xóm lại là 23,8m

    Năm 2013, địa chính huyện đi đạc lại đất để lên bản đồ kỹ thuật số thì họ lại đạc theo hiện trạng tường rào nhà hàng xóm đang lấn sang đất nhà tôi. Tuy nhiên, do bố mẹ tôi già rồi mà tôi lại đi làm ăn xa nên bố mẹ tôi ký tên vào bản xác nhận ranh giới đất (trong khi đất nhà tôi đang thiếu)

    Hiện tại tôi đang xây nhà và đặt đường ống thoát nước ngầm ngay tại cận 22m của nhà tôi thì hàng xóm bắt tháo dỡ vì họ cho là tôi đặt ống sang đất nhà họ.

    Vì vậy, tôi muốn làm đơn khiếu nại lên chính quyền để yêu cầu xác minh lại ranh giới nhà tôi với nhà hàng xóm theo diện tích của sổ đỏ

    Tôi xin hỏi trong trường hợp đó thì gđ tôi có được xác định lại ranh đất để cho đủ diện tích đất theo sổ đỏ năm 1996 không ạ? 

    Chân thành kính mong nhận được sự tư vấn của Anh/Chị

    Xin cảm ơn

    Gia đình bạn có được xác định lại ranh đất cho đủ diện tích theo sổ đỏ cấp năm 1996 hay không tùy thuộc vào chứng cứ mà bạn cung cấp và do cơ quan có thẩm quyền giải quyết thu thập được . Như bạn trình bày thì gia đình bạn có lợi thế là đã được cấp sổ đỏ năm 1996 với diện tích 942m2 nhưng cũng có bất lợi là đã ký xác nhận ranh giới với người sử dụng đất lân cận, hiểu là đã thừa nhận ranh giới giữa hai bên theo thực trạng lúc ký, trong khi đó pháp luật cũng có qui định về trường hợp diện tích đất trong sổ đỏ chênh lệch với diện tích đất thực tế.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #556213   30/08/2020

    thanghi.info
    thanghi.info
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2020
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3452
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Việc hòa giải ở đây không phải để thủ tục giải quyết trở nên rườm rà mà chính yếu là để cách bên tranh chấp thỏa thuận, tự hòa giải với nhau. Bởi vì, việ giải quyết tranh chấp có thể kéo dài và án phí sẽ rất cao tùy thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp. Hơn nữa, pháp luật luôn đề cao sự tự nguyện giải quyết giữa các bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #563798   29/11/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi gửi đơn khởi kiện tại tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền.
     
    Đồng nghĩa, nếu tranh chấp đất đai không hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì người có tranh chấp sẽ không được quyền gửi đơn khởi kiện tại tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #564389   03/12/2020

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    anthuylaw viết:

    Mọi tranh chấp đất đai đều phải bắt buộc hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi gửi đơn khởi kiện tại tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết theo thẩm quyền.
     
    Đồng nghĩa, nếu tranh chấp đất đai không hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì người có tranh chấp sẽ không được quyền gửi đơn khởi kiện tại tòa án hoặc gửi đơn yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết.

    Tranh chấp đất đai mà không hòa giải tại UBND cấp xã thì vẫn được quyền khởi kiện tại Tòa án. Tuy nhiên, sau khi nhận đơn Tòa sẽ trả lại đơn do chưa đủ điều kiện để khởi kiện theo qui định tại điểm b khoản 1 điều 192 BLTTDS 2015 (hướng dẫn tại điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP). Tôi hiểu ý bạn muốn nói tranh chấp đất đai thì phải hòa giải ở UBND cấp xã trước cho đủ điều kiện rồi hãy khởi kiện để không mất thời gian do Tòa trả đơn phải quay lại hòa giải trước ở UBND cấp xã, nhưng việc này với với việc "không được quyền gửi đơn khởi kiện" là hoàn toàn khác nhau, chúng ta nên dùng từ cho chính xác theo tinh thần Luật.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #568271   27/02/2021

    TranVanKhuong73
    TranVanKhuong73

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/02/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Bạn cho tôi hỏi: Bố tôi là trưởng 1 dòng họ. Dòng họ có 1 mảnh đất (có sổ đỏ) ghi rõ là đất Từ đường người đại diện là tên bố tôi. Mảnh đất này lại bị nhà bên cạnh (người trong họ lấn chiếm xây nhà cách đây 20 năm). Nay bố tôi đã mất, dòng họ muốn đòi lại phần đất lấn chiếm để xây Từ đường to lên. Mặc dù đã hòa giải với hộ gia đình đã lấn chiếm nhưng không có kết quả. Nay bố tôi đã mất, vậy tôi phải làm thủ tục thế nào để đòi lại phần đất nêu trên?

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranVanKhuong73 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/02/2021)
  • #568582   01/03/2021

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Chào bạn,

    Căn cứ điều 645 Bộ luật dân sự 2015 thì thửa đất mà bạn trình bày là đất dùng vào việc thờ cúng và Ba của bạn là người được chỉ định theo di chúc hoặc được các đồng thừa kế khác thỏa thuận giao cho quản lý phần đất dùng vào việc thờ cúng này. Nay Ba của bạn đã mất, cũng theo qui định nêu trên, những người cùng hàng thừa kế với Ba của bạn (như anh chị em ruột của Ba bạn v...v....) phải thỏa thuận lại về việc giao thửa đất này cho 1 trong những người đó quản lý, văn bản thỏa thuận phải được công chứng hoặc chứng thực, trên cơ sở đó "giấy đỏ" đã cấp cho Ba của bạn đại diện đứng tên sẽ được cấp đổi lại cho người được đại diện đứng tên mới và người này sẽ là người đại diện cho "dòng họ" trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan tới thửa đất là thuận lợi nhất.

    Đó là lâu dài, còn trước mắt, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho dòng họ, bất kỳ một người nào còn sống và chung hàng thừa kế với Ba của bạn (như anh chị em ruột của Ba bạn.....) đều có quyền yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền xử lý hành vi lấn, chiếm đất trái pháp luật của nhà hàng xóm theo qui định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP  hoặc khởi kiện ra Tòa yêu cầu đòi lại diện tích đất bị lấn, chiếm theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |