Những tài sản "thường" là đối tượng của hợp đồng giao dịch bảo đảm

Chủ đề   RSS   
  • #496827 14/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Những tài sản "thường" là đối tượng của hợp đồng giao dịch bảo đảm

    Trước khi liệt kê ra danh sách những tài sản thường là đối tượng của hợp đồng trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm, chúng ta cùng điểm qua các điều kiện của tài sản dùng để thực hiện giao dịch đó nhé! Cụ thể:

    -Thuộc quyền sở hữu, hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của cá nhân, tổ chức đem tài sản ra để thực hiện giao dịch bảo đảm;

    -Tài sản mà nhà nước quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng khi đem thực hiện giao dịch bảo đảm.

    Tuy nhiên chúng ta phải lưu ý, đối với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất mà còn nợ nghĩa vụ tài chính, nợ nghĩa vụ thuế thì người được giao đất không được thực hiện các quyền.

    -Đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được phép dùng để thực hiện các giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước.

    -Tài sản được phép giao dịch không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc đang bị cấm giao dịch.

    Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

                                      

    Như vậy, nếu đã đáp ứng đủ đầy các điều kiện trên, thì loại tài sản nào sẽ là đối tượng của hợp đồng trong lĩnh vực giao dịch bảo đảm?

    Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012, tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch.

    Tài sản hiện có, có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản.

    Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

    -Tài sản được hình thành từ vốn vay;

    -Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

    -Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

    Lưu ý: Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.

    Trong giao dịch bảo đảm thì tùy thuộc vào từng biện pháp bảo đảm mà chúng ta thường gặp các loại tài sản khác nhau.

    Riêng đối với hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh tài sản thường là:

    -Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải (ô tô, phương tiện thủy nội địa), nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa, vật liệu, hàng tiêu dùng, kim khí quý, đá quý và các vật có giá trị khác.

    -Ngoại tệ bằng tiền mặt, số dư trên tài khoản tiền gửi tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ;

    -Trái phiếu, cổ phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, thương phiếu, các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền. Riêng đối với cổ phiếu của tổ chức, tín dụng phát hành, khách hàng vay không được cầm cố tại chính tổ chức tín dụng đó;

    -Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận số tiền bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ căn cứ pháp lý khác;

    -Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;

    -Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định của pháp luật;

    -Tàu biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam, tàu bay theo quy định của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam trong trường hợp được cầm cố, thế chấp;

    -Tài sản hình thành trong tương lai;

    -Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.;

    -Các tài sản khác theo quy định của pháp luật, như: trường hợp thế chấp, cầm cố toàn bộ tài sản có vật phụ thì vật phụ đó cũng thuộc tài sản  thế chấp, cầm cố, trong trường hợp thế chấp, cầm cố một phần bất động sản có vật phụ thì vật phụ chỉ thuộc tài sản thế chấp, cầm cố nếu các bên có thỏa thuận; hay hoa lợi, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản thế chấp, cầm cố cũng thuộc tài sản thế chấp, cầm cố nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định, trường hợp tài sản thế chấp, cầm cố được bảo hiểm thì khoản tiền bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp, cầm cố.

     
    6632 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502197   14/09/2018

    Tài sản bảo đảm là tài sản phải đáp ứng được điều kiện theo điều 295 Bộ luật Dân sự 2015:

    - Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.

    - Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.

    - Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.

    - Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MayDuong vì bài viết hữu ích
    tangoctram1101ulaw (14/09/2018)