Những sai lầm khi tiêu tiền ở mọi lứa tuổi

Chủ đề   RSS   
  • #336497 01/08/2014

    mongvi188

    Female
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2013
    Tổng số bài viết (29)
    Số điểm: 1519
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 14 lần


    Những sai lầm khi tiêu tiền ở mọi lứa tuổi

    Trước đây khi mới bước vào tuổi 20 mình thường hay nghĩ sao mẹ kẹt xỉ vậy. Có vài trăm tiền tiêu vặt hàng tháng thì có đáng là bao.

    Sau này, mình mới ngộ ra rằng, ở độ tuổi 20, các bạn thường tiêu nhiều tiền hơn là kiếm tiền.Và tiêu tiền không có kế hoạch nào cho khoản tiết kiệm

     

    20 tuổi: tiêu tiền vô tội vạ không nghĩ đến việc kiếm tiền

     

    Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

     

    Tuổi 20, các bạn thường muốn chứng tỏ với bạn bè bằng cách, có nhiều bộ quần áo mới, được đi những chiếc xe xịn, được đeo trên mình những chiếc cặp đẹp. Một phần nào đó để chứng tó mình trưởng thành, mình người lớn.

     

    Thế nhưng thực tế, các bạn chẳng kiếm đủ tiền cho việc chi trả học hành, ăn uống, chứ chưa kể đến là chi phí cho những thứ trên. Đây cũng là những nguyên nhân dẫn đến những khoản nợ khổng lồ phải gánh sau những phút chi tiêu nông nổi, chơi game, mua sắm….

     

    Bên cạnh đó cũng có nhiều bạn ở tuổi 20 đã biết tạo cho mình một ngân sách chi tiêu hợp lý, biết tiếp kiệm. Nói hơi quá, ở độ tuổi này, tiết kiệm một khoản cho việc nghỉ hưu có thể là điều hơi hoang đường. Tuy nhiên, thực tế nó thực sự có ích. Càng tiết kiệm sớm, có sự chuẩn bị sớm, bạn sẽ càng có cơ hội tạo ra cho mình cuộc sống sung túc, thảnh thơi lúc về hưu.

     

    30 tuổi: Không có một quỹ tiền riêng và không đóng bảo hiểm là sai lầm

     

    Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

      


    Nhiều người ở tuổi 30, nhưng chưa lập gia đình, vì thế ăn chơi, không biết tiết kiệm. Dẫn đến không có một khoản tiết kiệm nào.

     

    Một số người thì, khi có gia đình, họ tập trung toàn bộ các khoản tiền tiết kiệm, đầu tư vào cùng một chỗ và sử dụng chung với chồng hoặc bạn bè làm ăn. Một khi những mối quan hệ này kết thúc không được tốt đẹp sẽ gây ra kết cục cực kỳ nguy hiểm. Chính vì vậy, tốt nhất là hãy có những “quỹ ngầm” hoặc một khoản tiết kiệm riêng biệt mang tên bạn.

     

    Chuyên gia tư vấn Weaver khuyên rằng: “Hãy tạo cho mình một tài khoản tiết kiệm riêng. Phần còn lại bạn có thể dùng để cùng đầu tư, hoặc chung chi tiêu với người bạn đời của mình. Đây là cách an toàn và ít rủi ro nhất”.

     

    Một sai lầm nghiêm trọng khác mà những người ở độ tuổi 30 thường mắc phải là không quan tâm đến những khoản bảo hiểm. Họ tự cho rằng cuộc sống của mình hoàn toàn ổn định và sẽ không có gì bất chắc, họ không muốn phải tiêu tốn bất cứ khoản tiền nào cho bảo hiểm nhà cửa hoặc thân thể.

     

    Trên thực tế, một người thông minh luôn biết tự bảo vệ mình và dành một khoản để đảm bảo chắc chắn cho mọi tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống.

    40 tuổi: Không biết tiết kiệm tiền cho việc về hưu

     

    Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

     Nhiều người ở tuổi 40 vì cho rằng, là tuổi thành đạt, nên chi tiêu tiền quá mức cho việc du lịch, mua ô tô, hoặc xây nhà mới. Nguy hiểm hơn là họ vẫn chưa sẵn sàng hoặc cố tình trì hoãn không bắt đầu xây dựng các khoản tiết kiệm để về hưu.

    Ngoài ra, ở độ tuổi 40, nhiều người đặt việc chi tiêu và đầu tư tiền học cho con cái lên trên việc tiết kiệm. Điều này thực sự đáng lo ngại. Một khi không có kế hoạch tiết kiệm sớm và đủ cho việc nghỉ hưu, đến tuổi 60, bạn sẽ nhận ra hậu quả khôn lường của việc này.

     

    50 tuổi: “Cất giữ” quá kỹ những khoản tiết kiệm

     

    Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

     

    Một nghiên cứu cho thấy, những người ở độ tuổi 50 – 55 thường có xu hướng chỉ cố giữ và duy trì những khoản tiền tiết kiệm thay vì việc tiếp tục nghĩ ra cách đầu tư và sinh lời từ chúng. Tuy nhiên, đây không phải là chiến lược an toàn và thông minh cho những người ở độ tuổi này.

     

    Chuyên gia Reeves nói: “ Việc cố cất giữ tiền bạc dưới gối ở tuổi 50 nguy hiểm như việc đầu tư vào chứng khoán vậy. Hãy luôn chắc chắn rằng bạn có thể khiến số tiền mình có phát triển và sản sinh ra nhiều hơn nữa dù bạn đang ở bất cứ lứa tuổi nào”.

     

    60 tuổi: Nghĩ về các khoản chi phí đều có giá rẻ, ít so với số tiền tiết kiệm được

     

    Hệ thống đào tạo và kết nối khát vọng làm giàu

     

    Sau khi xây dựng và lập được tài khoản tiết kiệm hưu trí, đến tuổi 60, con người có xu hướng dừng lại và chỉ tập trung chi tiêu dựa trên số tiền đã tích lũy được. Ở độ tuổi này, các chuyên gia khuyên rằng, tốt nhất bạn vẫn tiếp tục đầu tư và tạo cho mình một khoản “lương” đều đặn hàng tháng để phòng cho những chi phí y tế khổng lồ trong tương lai mà bạn có thể gặp phải.

    Nguồn: ST

     

     
    23239 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mongvi188 vì bài viết hữu ích
    hientrang254 (25/01/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123>
Thảo luận
  • #476259   28/11/2017

    hailetran
    hailetran
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/10/2017
    Tổng số bài viết (174)
    Số điểm: 2349
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 40 lần


    Truớc đây những lúc chán nản buồn phiền chuyện gì đó,  mình thường cho rằng đi ăn uống hay đến những trung tâm mua sắm sang trọng là có thể xả stress. Sau này mới thấy cố vung tiền cho những vấn đề “không cần tiền để giải quyết” cuối cùng cũng chẳng được gì ngoài hậu quả hết tiền.

     
    Báo quản trị |  
  • #476352   28/11/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 203 lần


    Mình cũng tiêu tiền vô tội vạ lắm. Cái quan trọng là tiêu xong, cuối tháng hết tiền mà vẫn không biết mình tiêu vào cái gì, chả thấy mua được gì mà tiền thì cũng cứ ra đi. Mình có nên ghi lại các khoản chi tiêu không nhỉ? vì tiêu gì cũng ghi chép lại thì hơi bị phiền não

     
    Báo quản trị |  
  • #476378   29/11/2017

    thanhtamlkt
    thanhtamlkt
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/11/2014
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 1228
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 32 lần


    Khi còn đi học, chưa phải lo nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền, bố mẹ chu cấp tiền đều đặn hàng tháng, chỉ cầm và tiêu thôi. Đến khi đi làm, cầm những đồng tiền mình vất vả kiếm được, mới thực sự hiểu giá trị của nó, thương bố mẹ nhiều hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #476775   30/11/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1957)
    Số điểm: 13033
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 249 lần


    Mình nghĩ tùy người mà có cách chi tiêu khác nhau. Tiền ít tiêu theo cách ít tiền, tiền nhiều tiêu theo cách tiền nhiều. Quan trọng vẫn là ý chí của mỗi người trong quản lý tiền bạc. Giờ mình 22 tuổi, lương không cao nhưng cũng không phải thấp vậy mà giờ gặm mì gói trong khi còn một tuần nữa mới nhận lương.

     
    Báo quản trị |  
  • #478637   15/12/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Mỗi độ tuổi sẽ có nhu cầu cũng như cách suy nghĩ khác nhau về cách sử dụng đồng tiền. Thế nhưng, dù ở độ tuổi nào, cách sử dụng ra sao thì vấn đề cốt lõi vẫn là ý nghĩa của việc sử dụng có giá trị hay không. Mình thấy việc làm ra đồng tiền đã khó mà việc tiêu nó như thế nào cho hợp lý lại càng khó hơn. Đây là một trong những vấn đề cần phải học để trưởng thành.

     
    Báo quản trị |  
  • #480739   31/12/2017

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Đúng là làm việc gì có kế hoạch bao giờ cũng tốt hơn, việc chi tiêu - tiết kiệm tiền cũng như vậy. Bởi không ai biết trước trong cuộc đời mình sẽ gặp phải những gì. Nếu cứ tiêu pha theo kiểu đầu tháng đập phá nhảy múa, cuối tháng túng thiếu nợ nần thì khi xuất hiện những sự cố bất ngờ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

     
    Báo quản trị |  
  • #482667   18/01/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 200
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Re

    Dù là thời đi hay hay đi làm thì mình vẫn cứ vung tay quá trán. Vẫn biết mình tiêu tiền như vậy là sai nhưng có những thứ không thể không chi tiền. Tuổi trẻ cũng nên biết hưởng thụ, giải trí và tiết kiệm cho tương lai. Không nên vung tiền cũng như không nên quá tiết kiệm. Chúng ta nên học cách hoà hợp giữa 2 việc này
     
    Báo quản trị |  
  • #483108   23/01/2018

    thambui94
    thambui94
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/12/2017
    Tổng số bài viết (252)
    Số điểm: 3162
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 35 lần


    Mọi người hầu như ai cũng vậy, không phải ở lứa tuổi sinh viên mới tiêu tiền mà không suy nghĩ. Thực ra, tiêu tiền không do chính bàn tay của mình làm ra mới không suy nghĩ, thích cái gì là mua, muốn cái gì là mua, nhiều khi nó cũng không cần thiết lắm. Nhưng khi đi làm rồi mới nhận ra kiếm tiền không hề đơn giản, lúc đó muốn mua, muốn tiêu cái gì đều phải đắn đo cân nhắc thật kĩ càng. Sau đó mới quyết định có mua hay không? Lứa tuổi nào cũng vậy thôi, điều quan trọng chính là khoản tiền mình tiêu ở đâu mà có? 

     
    Báo quản trị |  
  • #483145   23/01/2018

    Nhiều lúc tiêu tiền mà không nghĩ kỹ, đến khi tiêu xong rồi lại thấy hối hận. Lúc đó lại lo tiết kiệm lại. Mình thấy có một số người hay nghĩ tiết kiệm là lấy một khoản cất đi, không đụng đến khoản tiền đó, nhưng đồng tiền như vậy là đồng tiền "chết", nó không thể sinh lời, đến một lúc nào đó khó khăn cũng phải lấy nó ra mà dùng, khi cạn rồi lại quay về mức 0. Mình đồng ý với quan điểm con người không nên dừng lại và sống dựa vào số tiền tích lũy được vì sức khỏe là điều khó nói trước, chi phí mà con người phải dùng vào việc khám, chữa bệnh không phải là nhỏ. Và đó không phải là chi phí mà bạn có thể cắt giảm được. Hãy đảm bảo rằng khi sức khỏe bạn cần chữa trị thì không phải lo đến chuyện tiền nong.

    Mình cũng nghĩ là cá nhân nên có quỹ tiền riêng, bởi không có gì là tuyệt đối, bạn tin tưởng vào bạn đời, vào mối quan hệ của mình nhưng không có gì là chắc chắn 100%. Và quỹ riêng này không phải để bạn tiêu xài vào những chuyện không đúng mà nó là sự đảm bảo cho mình trước những rủi ro có thể ập đến. Đặc biệt, điều này rất cần thiết đối với phụ nữ, nếu góp và sử dụng chung với chồng, bạn cố gắng tiết kiệm mà không lo cho bản thân còn chồng chi tiêu thoải mái thì thật là bất công, còn nếu bạn tiêu xài quá nhiều tiền của chung hay tiền của chồng thì sẽ mang tiếng là người phung phí. Cho nên, trong một số trường hợp phụ nữ cũng nên độc lập về chi tiêu.

     
    Báo quản trị |  
  • #483229   24/01/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Bài viết của bạn rất đúng thực tế, nhìn nhận lại bản thân mình cũng vậy và ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì cách nhìn nhận về đồng tiền và cách tiêu cũng khác. Ở lứa tuổi thanh thiếu niên, con người ta chưa nhận ra giá trị của đồng tiền cho nên thường xuyên tiêu tiền mà không suy nghĩ kiểu "vung tay quá trán". Nhưng đến khi làm ra được đồng tiền thì mới biết quý trọng giá trị của nó, biết cách dùng hơn vào những thứ thiết thực.

     
    Báo quản trị |  
  • #483296   25/01/2018

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Đôi khi ở tuổi chưa kiếm được tiền, mà dùng tiền của cha mẹ thì thường có xu hướng tiêu tiền không tiếc. Đến khi kiếm được đồng tiền do chính bản thân mình thì lúc đó mọi người mới cảm thấy tiếc vì đồng tiền của mình kiếm ra thật không dễ dàng gì, nên có cách chi tiêu hợp lý.

     
    Báo quản trị |  
  • #483522   28/01/2018

    ttmlinh284
    ttmlinh284
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2014
    Tổng số bài viết (122)
    Số điểm: 1597
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 20 lần


    Hồi đó sinh viên đi học thì được bố mẹ chu cấp không phải lo nghĩ gì cà, cứ thế mà xài tiền. Rồi mẹ mình có nói một câu "xài tiền bố mẹ thì như nước, nhưng khi tự kiếm ra đồng tiền của mình rồi xài nó mới thấy tiếc" nhưng mình thấy mẹ mình vẫn không đúng trong trường hợp của mình vì tiền mình tự kiếm ra mình còn xài hơn nước =))

     
    Báo quản trị |  
  • #496514   10/07/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Nghĩ lại thấy mình cũng chỉ biết tiêu tiền từ bé cho đến năm 20 tuổi, đang là lứa tuổi sinh viên năm 2, năm 3, đi học xa nhà, được bố mẹ chu cấp tiền ăn, tiền học... cho đến khi tự đi kiếm việc làm và kiếm ra đồng tiền đầu tiên thì thấy nó giá trị đến thế nào, mới thấy được bố mẹ vất vả như thế nào để cho mình có ngày hôm nay.

     
    Báo quản trị |  
  • #496661   12/07/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    27 tuổi rồi và mình vẫn đang chẳng thấy tiền ở đâu, cũng không thấy mua sắm chi tiêu được khoản lớn nào cả thế mà vẫn không tiết kiệm được gì. Không hiểu tới khi nào thì mới có thể biết lập kế hochj chi tiêu và kiếm tiền cho hợp lý đây biết.

     
    Báo quản trị |  
  • #496681   12/07/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Theo tôi thì câu hỏi chính những bạn đang than "không để dành được tiền" cần đặt ra cho chính mình là : bạn đang kiếm được bao nhiêu mỗi tháng ?

    Nếu bạn kiếm được ít (theo tôi thì ở HCMC dưới 10 triệu/tháng là ít), đừng băn khoăn vì sao mình ko để dành được tiền. Hãy nghĩ cách kiếm được nhiều hơn.

    Trường hợp bạn kiếm được trên 20 triệu/tháng và không phải trả nợ cũng như không chu cấp cho ai, nhưng vẫn không để dành được tiền, lúc đó bạn mới cần học cách giữ tiền.

    Còn nếu bạn có thu nhập trên 50 triệu/tháng mà cuối tháng vẫn không thấy tiền đâu, tôi khuyên bạn nên tìm partner để giữ tiền giùm bạn, còn bạn thì phát huy thế mạnh về kiếm tiền.

     
    Báo quản trị |  
  • #496766   13/07/2018

    Đúng là tuổi trẻ luôn tiêu xài hoang phí và không biết cách tiết kiệm cho bản thân mình. Nhớ hồi xư a lúc mình còn là sinh viên mặc dù số tiền bố mẹ chu cấp hàng tháng không nhiều nhưng mình chi tiêu vẫn rất thoải mái và vui vẻ. Vậy mà khi ra trường đi làm mấy năm rồi mà chẳng tiết kiệm được đồng xu nào trong khi số tiền lương nhận được cao gấp mấy lần lúc bố mẹ chu cấp.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #496814   13/07/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Ở độ tuổi mới lớn, đa số các bạn trẻ có xu hướng thích thể hiện nên không ngại ngần bỏ ra một số tiền lớn để cập nhật xu thế "sang chảnh". Mấy hôm trước mình có xem một cái clip ngắn phỏng vấn những bạn được xem là "rich kids", trong đó có nhiều bạn trẻ mặc trên người những bộ đồ trị giá cả mấy chục triệu, có bạn gần cả trăm triệu. Biết là gia đình các bạn có điều kiện nhưng việc tiêu xài tiền hoang phí như vậy thì không hợp lý lắm, chưa kể đến việc những đồng tiền đó không phải do các bạn làm ra mà do bố mẹ các bạn cực khổ kiếm được. Những người không làm ra tiền mới không biết trân quý giá trị đồng tiền.

     
    Báo quản trị |  
  • #496850   14/07/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 71 lần


    Cái gì chả phải học mới biết, đến cả cách quản lý tiền nong, chi tiêu hợp lý cũng phải trả qua quá trình thiếu hụt lúc đầu thì nhiều người mới biết cách cân nhắc tài chính được. Dù sao khi ra ngoài bon chen kiếm tiền rồi thì người ta mới biết quý trọng đồng tiền hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #501356   02/09/2018

    Không kiềm chế được cảm giác muốn tiêu tiền mỗi khi buồn bực. Giống như tiêu tiền rồi cảm giác buồn bực sẽ với đi. Mỗi lần nhận lương là mỗi lần đau đầu, kiểu như có nhiều tiền trong túi nên ngứa ngáy khó chịu, phải tìm cách tiêu cho bằng được để rồi cuối tháng đói nhăn răng. Cộng thêm cái miêng thèm ăn đủ mọi thứ trên đời nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #504851   15/10/2018

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Ở mọi độ tuổi thì cách nhìn nhận về đồng tiền mình kiếm ra cũng khác. Khi chúng ta còn trẻ, còn có sức khỏe để làm mọi thứ thì chúng ta thoải mái tiêu tiền vì nghĩ rằng tiêu hết rồi ngày mai vẫn có thể kiếm ra được. Vì thế, nhiều lúc vung tay quá tráng, đầu tháng lãnh lương ăn uống quá độ, tiêu sắm quá tay, cuối tháng lại túng thiếu phải đi vay mượn bạn bè. Theo mình thấy thì tiết kiệm trước chi tiêu là cách tiết kiệm hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo cuộc sống cho mỗi người. 

     
    Báo quản trị |