Những quy định về quyền tác giả cần biết để hiểu bản chất tranh chấp truyện Thần đồng đất Việt

Chủ đề   RSS   
  • #510701 24/12/2018

    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Những quy định về quyền tác giả cần biết để hiểu bản chất tranh chấp truyện Thần đồng đất Việt

    Mấy ngày gần đây dư luận đang bàn tán khá nhiều về tranh chấp giữa tác giả truyện Thần đồng Đất Việt và công ty Phan Thị, xoay quanh đó là những thắc mắc về pháp luật sở hữu trí tuệ cũng được đặt ra khá nhiều. Điều này cũng dễ hiểu vì Luật sở hữu trí tuệ là một Luật còn non trẻ ở Việt Nam, mức độ hiểu biết về pháp luật sở hữu trí tuệ trong mặt bằng xã hội là khá hạn chế. Nay cóp nhặt đôi dòng chia sẻ với các bạn, cụ thể ở đây là những câu hỏi xoay quanh vấn đề về quyền tác giả.

    1. Quyền tác giả là gì, phát sinh khi nào?

    - Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đây, cần phải lưu ý, không như nhiều người vẫn nghĩ, không phải chỉ có người sáng tạo ra tác phẩm mới có quyền tác giả mà chủ sở hữu cũng có quyền này. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

    Quyền nhân thân là quyền đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    Quyền tài sản là quyền làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    - Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện d­ưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất l­ượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay ch­ưa công bố, đã đăng ký hay ch­ưa đăng ký.

    2. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả ở Việt Nam có thể là những ai?

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    3. Các loại tác phẩm được bảo hộ ở Việt Nam là gì?

    - Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; 

    - Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; 

    - Tác phẩm báo chí;

    -  Tác phẩm âm nhạc;

    - Tác phẩm sân khấu; 

    - Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh); 

    - Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; 

    - Tác phẩm nhiếp ảnh; 

    - Tác phẩm kiến trúc; 

    - Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; 

    - Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; 

    - Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu. 

    4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

    Quyền nhân thân thì được bảo hộ vô thời hạn.

    Quyền tác giả  về tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

    Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo kể từ khi tác giả chết, nếu có đồng tác giả thì tính thời điểm tác giả cuối cùng chết. 

    Những tác phẩm không thuộc loại hình như trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết; 

    4. Khi nào chủ sở hữu quyền tác giả và tác giả là 02 chủ thể khác nhau?

    Pháp luật quy định, tác giả hoặc nhóm đồng tác giả nếu dùng thời gian, tài chính… của mình để tạo ra tác phẩm thì tác giả, đồng tác giả cũng chính là chủ sở hữu của quyền tác giả đốối với tác phẩm đó.

    Còn nếu một tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả để sáng tác ra một tác phẩm nào đó, thì chủ sở hữu chính là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ đó. Còn người được giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng chỉ có quyền nhân thân, không có quyền tài sản (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

     

    CCPL: Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009

     

     

    Đây là chữ ký

     
    3066 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #510784   25/12/2018

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Theo mình thấy, bản chất của những tranh chấp này xoay quanh việc thỏa thuận giữa các bên khi hình thành tác phẩm, có thể thỏa thuận các bên chưa có những quy định rõ về quyền sở hữu hay vai trò cụ thể của người trực tiếp làm ra hoặc tham gia một phần vào quá trình hình thành tác phẩm (bản chất mối quan hệ này là gì) hoặc các chủ thể tham gia chưa hiểu hết hay lường trước được những vấn đề phát sinh sau này. Đây cũng là một kinh nghiệm cho những doanh nghiệp khi phát sinh những quan hệ có liên quan tới sở hữu trí tuệ. 

    Cập nhật bởi GHLAW ngày 25/12/2018 11:20:48 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #510848   26/12/2018

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    GHLAW viết:

    Theo mình thấy, bản chất của những tranh chấp này xoay quanh việc thỏa thuận giữa các bên khi hình thành tác phẩm, có thể thỏa thuận các bên chưa có những quy định rõ về quyền sở hữu hay vai trò cụ thể của người trực tiếp làm ra hoặc tham gia một phần vào quá trình hình thành tác phẩm (bản chất mối quan hệ này là gì) hoặc các chủ thể tham gia chưa hiểu hết hay lường trước được những vấn đề phát sinh sau này. Đây cũng là một kinh nghiệm cho những doanh nghiệp khi phát sinh những quan hệ có liên quan tới sở hữu trí tuệ. 

    Đúng rồi, những ngày gần đây câu chuyện này dc tác giả kể lại và dc share kinh khủng trên fb, ai cũng chăm chăm vào chỉ trích công ty kia dựa vào những thông tin một chiều từ tác giả mà quên mất rằng họ thỏa thuận như thế nào thì phải cầm hợp đồng mới biết được.

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    GHLAW (26/12/2018) ntdieu (26/12/2018)
  • #510875   26/12/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 347 lần


    Truyện thần đồng đất việt đã gắn bó với tuổi thơ của nhiều em nhỏ, trong đó có mình, nó mang lại nhiều kiến thức lịch sử và giá trị văn học, gian gian sâu sắc mà ít bộ truyện Việt nào làm được. Việc xảy ra kiện tụng về quyền tác giả xảy ra cũng đã rất lâu nhưng mới chỉ dừng ở mức độ hòa giải cho đên gần đây, vụ việc này đã được đưa ra Tòa án để xét xử.
    Theo như Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành của Việt Nam xác định chủ sở hữu quyền tác giả là bản thân tác giả. Bên cạnh đó, chủ sở hữu cũng có thể là tổ chức "giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình. Nếu là tổ chức có giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo thì tổ chức đó có những quyền hạn với các tác phẩm được tạo ra theo hợp đồng, trong đó có việc "làm các tác phẩm phái sinh" và "sao chép tác phẩm", theo điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ.
    Tuy nhiên sắp tới ngày 28/12 vụ tranh chấp về quyền tác giả bộ truyện này sẽ được đưa ra xét xử, vì vậy dù kết quả như thế nào thì bản thân mình vẫn mong rằng bộ truyện sẽ vẫn được viết tiếp và hay hơn những bộ trước, để những giá trị  nhân văn được tiếp tục lưu truyền và ghi lại lịch sủ hào hùng một thời của dân tộc. Chờ đợi vẫn luôn không hạn phúc nhưng vẫn phải đợi dù ko biết sẽ ra sao.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn DT_DA vì bài viết hữu ích
    GHLAW (27/12/2018)