NHỮNG QUI PHẠM PHÁP LUẬT CẦN SỬA CHỮA, BỔ SUNG

Chủ đề   RSS   
  • #443676 11/12/2016

    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    NHỮNG QUI PHẠM PHÁP LUẬT CẦN SỬA CHỮA, BỔ SUNG

    "2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số."  Đó là qui định tại khoản 2 điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Khoản 2 điều 49 Luật tố tụng hành chính 2015 cũng có nội dung giống như đoạn này (chỉ bỏ Thẩm tra viên).

    Như vậy, đối với những phiên tòa có hội đồng xét xử gồm 3 người mà có yêu cầu thay đổi 2 người, hoặc hội đồng xét xử 5 người mà có yêu cầu thay đổi 3 người thì khả năng không thay đổi được ai là rất cao, kể cả trong trường hợp có đầy đủ lý do buộc phải thay đổi, bởi số người bị yêu cầu thay đổi chiếm đa số trong Hội đồng xét xử trong khi Luật qui định phải "Quyết định theo đa số", nghĩa là chỉ cần họ không biểu quyết đồng ý thay đổi chính họ (thực tế vì nhiều lý do, gồm cả lý do sỹ diện nên có mấy ai tự biểu quyết thay đổi chính mình !) là không thay đổi, phiên Tòa vẫn phải tiếp tục.

    Đó là lý do các qui phạm pháp luật này cần phải sửa chữa, bổ sung sao cho phù hợp nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được khách quan, vô tư và công bằng.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 12/12/2016 08:45:45 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    21947 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    vphdubq6 (06/10/2017) NhomNHCH (16/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang «<234
Thảo luận
  • #466797   06/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Điều 505 BLTTDS 2015 qui định : 

    "Điều 505. Thời hạn giải quyết khiếu nại

    Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại."

    Như vậy căn cứ pháp luật này đã "quên" không qui định thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 ! Vì vậy sau khi có Quyết định giải quyết lần đầu mà đương sự không đồng ý và khiếu nại tiếp đến Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 thì Người có thẩm quyền này được quyền "ngâm", không giải quyết một cách vô thời hạn !? Thực tế đã có nhiều vụ thuộc thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần 2 của Chánh án TAND cấp cao bị "ngâm" tới mấy tháng vẫn chưa giải quyết khiến người khiếu nại bị thiệt thòi quyền lợi. Ví dụ Nguyên đơn T khiếu nại hành vi thu thập chứng cứ của Thẩm phán H thuộc Toà án tỉnh L, Chánh án TAND Tỉnh L giải quyết khiếu nại đúng thời hạn nhưng Nguyên đơn T không đồng ý với kết quả giải quyết lần đầu này nên khiếu nại tới Chánh án TAND cấp cao tại TPHCM và bị nơi đây "ngâm" không giải quyết lần 2, trong khi Thẩm phán H vẫn ung dung tiếp tục thực hiện hành vi bị khiếu nại vì không có Luật nào bắt buộc phải dừng việc thu thập chứng cứ đó để chờ kết quả giải quyết lần 2.

    Bộ luật tố tụng dân sự 2004 qui định cụ thể thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2 là 15 ngày kể từ ngày nhận được Đơn khiếu nại (Điều 395, 396 và 397), do đó BLTTDS 2015 cần bổ sung thêm thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #468542   23/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

     

    CÂU CHUYỆN VỀ NGÂN HÀNG.....

    Ngày 08/9/2017 ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bị khởi tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 285 BLHS). Nghe đồn việc này đã khiến nhiều cán bộ Ngân hàng Nhà nước khi được phân công tham gia "Ban kiểm soát đặc biệt" hoặc "tổ giám sát đặc biệt" càng thêm sợ sệt đã tìm mọi cách thoái thác, từ đó có ý kiến đề nghị sửa Luật để không truy cứu tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng đối với thành viên "Ban kiểm soát đặc biệt" hoặc "tổ giám sát đặc biệt".

    Khi một tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán thì Ngân hàng Nhà nước xem xét đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Kiểm soát đặc biệt có 2 hình thức là giám sát đặc biệt (sẽ có tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt) và kiểm soát đặc biệt (sẽ có Ban kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại tổ chức tín dụng bị kiểm soát đặc biệt). Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước đặt tại Ngân hàng Xây dựng gồm 4 người là Hà Tuấn Phước, Phạm Thế Tuân, Ngô Văn Thanh và Lê Văn Thanh, trong thời gian giám sát đặc biệt Tổ giám sát này đã để cho ông Phạm Công Danh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng xây dựng làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng. Thời điểm đó Ông Đặng Thanh Bình là Phó Thống đốc phụ trách mảng thanh tra, giám sát ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo, quản lý các Tổ giám sát nên khi 4 thành viên Tổ giám sát tại Ngân hàng xây dựng bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng thì ông Bình cũng bị truy tố về tội danh này.

    Đương nhiên Tổ giám sát phải là những chuyên gia hàng đầu về hoạt động Ngân hàng, vì vậy rất khó tin do nghiệp vụ chuyên môn của Tổ giám sát non kém nên bị ông Phạm Công Danh qua mặt, làm thất thoát những 9.000 tỷ đồng ! Tương tự cũng rất khó tin ông Đặng Thanh Bình chỉ lơ là trong công tác chỉ đạo, quản lý Tổ giám sát. Như vậy, bước đầu chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là đúng, quá trình điều tra nếu có dấu hiệu của tội phạm khác thì sẽ xử lý tiếp ?! Có Luật qui định sẽ truy tố nếu có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng mà Tổ giám sát và Ông Nguyễn Đăng Bình còn để cho người bị giám sát là ông Phạm Công Danh làm thất thoát những 9.000 tỷ bạc, sửa hay bỏ Luật này đi thì hậu quả còn khủng khiếp tới đâu ?

    Liên quan tới ông Phạm Công Danh còn thêm 1 chuyện "ngạc nhiên chưa" : ông ta từng có tiền án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân nhưng vẫn được phê chuẩn chức danh Chủ tịch HĐQT Ngân hàng xây dựng dù điểm c khoản 1 và điểm a khoản 2 điều 19 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP qui định người từng bị kết án về các tội xâm phạm sở hữu thì không được là thành viên Hội đồng quản trị của Ngân hàng thương mại (chứ đừng nói là Chủ tịch HĐQT !)

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 23/09/2017 08:23:50 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (25/09/2017)
  • #469342   30/09/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    CÂU CHUYỆN VỀ THANH TOÁN NỢ VÀ LÃI :

    Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 viết:

    "Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
     
    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
     
    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
     
    4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
     
    5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
     
    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
     
    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
     
    Thực tế có 1 vụ án như sau : ông Sơn cho bà Dung vay 1 tỷ đồng, thời hạn vay là 3 tháng (từ 01/01/2017 tới 01/4/2017), lãi suất 1,5% tháng. Đến hạn nhưng bà Dung không trả cả nợ gốc lẫn lãi nên ông Sơn khởi kiện. Ngày 01/8/2017 Toà án Tỉnh Q ra Bản án phúc thẩm có hiệu lực giải quyết vụ kiện. Hỏi Toà phải tuyên buộc bà Dung trả cho ông Sơn tổng cộng cả nợ gốc và lãi là bao nhiêu tiền mới đúng qui định của Pháp luật ?

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 30/09/2017 12:30:10 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (04/10/2017)
  • #469713   03/10/2017

    nguoinhaque009
    nguoinhaque009

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 361
    Được cảm ơn 10 lần


    theo k5 điều 466 BLDS trên thì theo tôi cách tính như sau:

    tiền lãi trong thời hạn vay (3 tháng): 1tỷ x1,5%x3 tháng = 45 triệu

    tiền lãi chậm trả (4 tháng) tính theo k2 Đ468: 1tỷ x (10%:12) x 4 tháng = 33.333.333 $

    tiền lãi trên nợ gốc quá hạn (4 tháng): 1tỷ x (1,5% x 150%) x 4tháng =90triệu.

    => tổng cộng phải trả 1tỷ nợ gốc + 168.333.333$ lãi = 1.168.333.333$

     
    Báo quản trị |  
  • #469732   03/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Vậy theo bạn nguoinhaque009 thì trong 4 tháng nợ quá hạn, 1 tỷ nợ gốc vừa chịu lãi theo qui định tại điểm a khoản 5 điều 466 (dẫn chiếu tới khoản 2 điều 468) vừa chịu lãi theo qui định tại điểm b khoản 5 điều 466 BLDS 2015 ? Bạn có thấy điều gì bất bình thường không ? Ví dụ như vậy có phải là "lãi chồng lãi" vì điểm a cũng "lãi chậm trả" mà điểm b cũng "lãi chậm trả" ?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (04/10/2017)
  • #469748   04/10/2017

    nguoinhaque009
    nguoinhaque009

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 361
    Được cảm ơn 10 lần


    Em cũng thấy có gì đó sai, sai nhưng Luật đã qui định vậy thì cũng đành phải tính đủ như vậy chứ sao làm khác được anh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguoinhaque009 vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (04/10/2017)
  • #469761   04/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Thực tế có nhiều người, gồm cả Thẩm phán đã tính sai tình huống này do không hiểu qui định "trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này" có ý nghĩa như thế nào ? Rõ ràng qui định như vậy là tối nghĩa, mơ hồ do không qui định cụ thể khoản nào chậm trả ? Nợ gốc hay lãi trong hạn ? Nó đòi hỏi người ta phải suy luận từ qui định tiếp theo ở điểm b.

    Chúng ta chia tình huống này ra làm 2 giai đoạn :

    - Giai đoạn 1 : giai đoạn trong thời hạn (01/01/2017 - 01/4/2017) thì giải quyết theo thoả thuận trong hợp đồng như bạn Nguoinhaque tính là đúng, tức hết ngày 01/4/2017 thì Bà Dung phải thanh toán cho ông Sơn tổng cộng là 1.045.000.000 đồng gồm 1 tỷ nợ gốc và 45 triệu tiền lãi.

    - Giai đoạn 2 :  Giai đoạn quá hạn (từ 01/4/2017 - 01/8/2017), giai đoạn này đối với khoản nợ gốc 1 tỷ thì phải tính lãi quá hạn theo điểm b khoản 5 điều 466 BLDS 2015, tức phải chịu lãi suất 2,25%/tháng (1,5% x 150%) như Nguoinhaque tính là đúng.

    Tuy nhiên, khi kết thúc giai đoạn 1, bà Dung có tới 2 khoản phải thanh toán cho ông Sơn, đó là khoản nợ gốc 1 tỷ và khoản lãi trong hạn 45 triệu đồng mà cả 2 khoản này đều bị chậm trả. Khoản nợ gốc 1 tỷ chậm trả đã phải chịu lãi quá hạn theo điểm b khoản 5 điều 466, còn 45 triệu lãi trong hạn chậm trả thì giải quyết như thế nào ? => qui định "trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này" chính là qui định để giải quyết cho trường hợp chậm trả lãi trong hạn.

    Như vậy, đối với 45 triệu lãi trong hạn chậm trả thì bà Dung phải chịu lãi quá hạn là : 45 triệu x 10%/năm = 4, 5 triệu/ năm => 1 tháng = 4,5 triệu : 12 = 375.000 đồng => 4 tháng = 375.000 đồng x 4 = 1.500.000 đồng.

    Kết luận : Bản án phải tuyên bà Dung trả cho ông Sơn tổng cộng 1.136.500.000 đồng mới đúng Pháp luật (1 tỷ nợ gốc + 45 triệu lãi trong hạn + 90 triệu lãi quá hạn của nợ gốc chậm trả + 1,5 triệu lãi quá hạn của lãi trong hạn chậm trả).

    Để dễ hiểu

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 04/10/2017 04:33:29 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (05/10/2017)
  • #469807   04/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Để dễ hiểu và hiểu chính xác thì điểm a khoản 5 điều 466 BLDS 2015 cần sửa chữa, bổ sung như sau :

    "a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả lãi trên nợ gốc vừa nêu thì còn phải trả lãi quá hạn cho khoản lãi trên nợ gốc chậm trả đó tương ứng với thời gian chậm trả theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;"

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (05/10/2017)
  • #471293   17/10/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Khoản 4 điều 13 Luật kinh doanh bất động sản 2014 qui định : "4. Trong thời hạn 50 ngày kể từ ngày bàn giao nhà, công trình xây dựng cho người mua hoặc kể từ ngày hết hạn thuê mua thì phải làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho bên mua, bên thuê mua, trừ trường hợp bên mua, bên thuê mua có văn bản đề nghị tự làm thủ tục cấp giấy chứng nhận" => phải bàn giao nhà trước, làm GCN sau cho người mua.

    Khoản 2 điều 21 LKDBĐS 2014 qui định : "2. Yêu cầu bên mua thanh toán đủ tiền theo thời hạn và phương thức thỏa thuận trong hợp đồng; trường hợp không có thỏa thuận thì chỉ được thu tiền của bên mua không vượt quá 95% giá trị hợp đồng khi người mua chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất." => Chưa được cấp GCN thì bên bán chỉ được thu tiền bán nhà không vượt quá 95% giá trị hợp đồng.

    Khoản 4 điều 21 LKDBĐS 2014 qui định : "4. Không bàn giao nhà, công trình xây dựng khi chưa nhận đủ tiền, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác." => Không bàn giao nhà khi chưa nhận đủ tiền !

    Tóm lại, 3 qui định này là 1 cái vòng lẩn quẩn : phải bàn giao nhà cho bên mua rồi thì mới làm GCN => chưa làm GCN thì bên bán chỉ được thu 95% giá trị hợp đồng nhưng chưa thu đủ tiền thì lại không bàn giao nhà ! Cần phải sửa chữa, bổ sung gấp chứ như cái đèn cù này thì biết áp dụng như thế nào ?

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (19/10/2017)
  • #486568   08/03/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Đất đai là một mảng "nổi cộm" do chiếm đa số trong các yêu cầu khiếu nại, khởi kiện và tính chất ngày càng quyết liệt (Ông Đoàn Văn Vươn dùng súng hoa cải chống lại đoàn cưỡng chế đất ở Hải Phòng). Thế nhưng, đáng lẻ càng giải quyết tranh chấp đất đai nhiều thì càng tích lũy được nhiều kinh nghiệm để sửa đổi, bổ sung Luật sao cho phù hợp thì Pháp luật của chúng ta thỉnh thoảng lại "thụt lùi đáng sợ" khiến tranh chấp đất đai không giảm đi mà còn tăng và phức tạp thêm.

    Luật đất đai 2003 có qui định về việc tách thửa đất nông nghiệp, thế nhưng khi sửa chữa, bổ sung thành Luật đất đai 2013 không hiểu sao các nhà làm Luật lại bỏ qui định này khiến vô số việc tách thửa đất nông nghiệp diễn ra hàng ngày trong đời sống xã hội bị ách tắc, ùn ứ hồ sơ như núi tại các Văn phòng đăng ký đất đai trên cả nước. Trong khi đó, bên nhánh tư pháp lại không có qui định nào về việc không thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai đối với đất nông nghiệp cho nên các Tòa vẫn phải thụ lý giải quyết, cho ra nhiều Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật. Mãi sau này, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ra đời mới khắc phục được việc tách thửa đất nông nghiệp, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào qui định của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP mà ban hành Quyết định về diện tích tối thiểu tách thửa đất nông nghiệp.

    Khoản 2 điều 6 Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND của UBND TP. Hồ Chí Minh về việc tách thửa đất nông nghiệp qui định : "Tách thửa đất theo Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân....: kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, trường hợp thửa đất không đủ điều kiện để tách thửa theo quy định tại Quyết định này, thì người sử dụng đất thực hiện việc phân chia quyền sử dụng đất theo giá trị quyền sử dụng đất hoặc sử dụng chung thửa đất theo quy định.".
     
    Rõ ràng qui định như vậy là UBND TP Hồ Chí Minh vừa không tôn trọng, không nghiêm chỉnh chấp hành Bản án, Quyết định có hiệu lực của Tòa án lại vừa không đảm bảo nguyên tắc thống nhất của văn bản qui phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật, vi phạm khoản 1 điều 5 Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật 2015 và khoản 1 điều 19 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
     
    Những bước "thụt lùi" vi phạm nguyên tắc thống nhất khi ban hành văn bản qui phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật nêu trên đã gây rối ren, phức tạp thêm cho tình hình tranh chấp đất đai. Cần phải sửa chữa, bổ sung ngay cho khoản 2 điều 6 Quyết định số 60/2017/QĐ-UBND của UBND TP Hồ Chí Minh.
     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (23/03/2018)