NHỮNG QUI PHẠM PHÁP LUẬT CẦN SỬA CHỮA, BỔ SUNG

Chủ đề   RSS   
  • #443676 11/12/2016

    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    NHỮNG QUI PHẠM PHÁP LUẬT CẦN SỬA CHỮA, BỔ SUNG

    "2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số."  Đó là qui định tại khoản 2 điều 56 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Khoản 2 điều 49 Luật tố tụng hành chính 2015 cũng có nội dung giống như đoạn này (chỉ bỏ Thẩm tra viên).

    Như vậy, đối với những phiên tòa có hội đồng xét xử gồm 3 người mà có yêu cầu thay đổi 2 người, hoặc hội đồng xét xử 5 người mà có yêu cầu thay đổi 3 người thì khả năng không thay đổi được ai là rất cao, kể cả trong trường hợp có đầy đủ lý do buộc phải thay đổi, bởi số người bị yêu cầu thay đổi chiếm đa số trong Hội đồng xét xử trong khi Luật qui định phải "Quyết định theo đa số", nghĩa là chỉ cần họ không biểu quyết đồng ý thay đổi chính họ (thực tế vì nhiều lý do, gồm cả lý do sỹ diện nên có mấy ai tự biểu quyết thay đổi chính mình !) là không thay đổi, phiên Tòa vẫn phải tiếp tục.

    Đó là lý do các qui phạm pháp luật này cần phải sửa chữa, bổ sung sao cho phù hợp nhằm đảm bảo cho việc xét xử của Tòa án được khách quan, vô tư và công bằng.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 12/12/2016 08:45:45 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    22206 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    vphdubq6 (06/10/2017) NhomNHCH (16/05/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #445649   21/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Khoản 2 điều 147 BLDS 2015 qui định : "2. Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định."

    Khoản 1 điều 280 BLTTDS 2015 qui định : "1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án."

    Vậy : Khoản 1 điều 280 BLTTDS 2015 có "chỏi" với Khoản 2 điều 147 BLDS 2015 hay không ? Bản án dân sự sơ thẩm tuyên ngày 25/01/2017 thì thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là từ ngày nào tới ngày nào ? Của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là từ ngày nào tới ngày nào ?

     

     

    Thật ra K1 Đ280 BLTTDS 2015 và K2 Đ147 BLDS 2015 không "chỏi" nhau nhưng thực tế lại có rất nhiều người tính sai thời hạn. Ví dụ Bản án dân sự sơ thẩm tuyên ngày 25/01/2017, căn cứ K1 Đ280 BLTTDS 2015, theo cách hiểu thông thường thì thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là từ ngày 25/01/2017 tới hết ngày 08/02/2017 và của VKS cấp trên trực tiếp là từ 25/01/2017 đến hết ngày 25/02/2017. Cách hiểu này bị sai, bởi cách tính thời hạn phải theo qui định về thời hạn của BLDS 2015, tức phải theo K2 Đ147 BLDS 2015.

    Phân tích K2 Đ147 BLDS 2015, chúng ta biết "ngày đầu tiên của thời hạn" cũng chính là "ngày được xác định", tức trong ví dụ nêu trên thì "ngày đầu tiên của thời hạn" cũng là "ngày được xác định" chính là ngày 25/01/2017, do đó thời hạn kháng nghị của VKS cùng cấp là đến hết ngày 09/02/2017 và của VKS cấp trên trực tiếp là đến hết ngày 26/02/2017.

    Kết luận : những người tính sai thường do "quên" K2 Đ147 BLDS 2015 ! Do đó, để tránh tình trạng bị sai này, K1 Đ280 BLTTDS 2015 (và những qui định khác tương tự) nên bổ sung thêm đoạn "màu đỏ" sau đây : "1. Thời hạn kháng nghị đối với Bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án và theo cách tính thời hạn qui định tại Bộ luật dân sự"

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444764   04/01/2017

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Cảm ơn hai bác đã "xỉa xói" tôi. Hai bác có vụ án nào  thực tiễn về vụ trên thì chia sẻ để tham khảo

     

    Cập nhật bởi comay_vh ngày 04/01/2017 02:56:37 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #444778   04/01/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    comay_vh viết:

    Cảm ơn hai bác đã "xỉa xói" tôi. Hai bác có vụ án nào  thực tiễn về vụ trên thì chia sẻ để tham khảo

     

    Chào bạn.

    Đính chính cho rõ: tôi ủng hộ ý kiến của bạn mà !

     

     
    Báo quản trị |  
  • #444775   04/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Cụ thể bạn comay-vh cần tham khảo Bản án liên quan tới vấn đề gì ? Tôi phải hỏi để có thể chia sẻ cho chính xác vì phần trên ở topic này có nhiều vụ.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 05/01/2017 12:30:19 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #444875   06/01/2017

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Tôi hỏi bản án về khiếu kiện quyết định hành chính thu hồi đất mà người khởi kiện chết và không có người thừa kế.

     

    Cập nhật bởi comay_vh ngày 06/01/2017 09:23:50 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #444880   06/01/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    comay_vh viết:

    Tôi hỏi bản án về khiếu kiện quyết định hành chính thu hồi đất mà người khởi kiện chết và không có người thừa kế.

    Chào bạn.

    Theo tôi thì KHÔNG THỂ CÓ bản án nào như bạn muốn tham khảo. Lý do:

    Theo luật TTHC:

    Điều 141. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án

    1. Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;

    Trong trường hợp có người thừa kế thì họ sẽ liên hệ với tòa án hoặc thực hiện việc ủy quyền của các đồng thừa kế cho người đại diện để liên hệ với tòa án, tiếp tục tham gia tố tụng.

    Trong trường hợp không có người thừa kế hoặc người thừa kế không quan tâm, không muốn tham gia tố tụng và cũng không liên hệ với tòa án thì vụ án sẽ ... tiếp tục bị tạm đình chỉ.

    Tòa án không có cở sở làm căn cứ để kết luận là người chết có người thừa kế hay không để đình chỉ vụ án.

     
    Báo quản trị |  
  • #444879   06/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    À, vậy thì tôi không có Bản án đó, bởi thực tế như tôi đã nói rất hiếm có ai không có người thừa kế ở cả 03 hàng thừa kế, có lẻ vì vậy mà có rất nhiều người quên "người được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ tư" dù rằng người này - Nhà nước - cũng được qui định tại điều 622 thuộc chế định thừa kế của Bộ luật dân sự hiện hành.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #445067   10/01/2017

    comay_vh
    comay_vh

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/12/2012
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 715
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 18 lần


    Theo như lời bác hungmaiusa nói thì sẽ tạm đình chỉ vô thời hạn rồi

     
    Báo quản trị |  
  • #445071   10/01/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Trên thực tế thì có thể nói là như vậy với trường hợp đang trao đổi, dù luật quy định:

    Điều 142. Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án

    2. Khi lý do tạm đình chỉ quy định tại Điều 141 của Luật này không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

    4. Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.

    Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #445087   10/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Không có chuyện tạm đình chỉ vô thời hạn, mỗi năm Tòa án đều có kiểm tra "án tồn đọng" và Thẩm phán phải giải trình nếu có "án tồn đọng" của mình, do đó tạm đình chỉ một thời gian mà vẫn không có ai tới liên hệ về việc "kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của người khởi kiện đã mất" thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải thực hiện trách nhiệm theo qui định tại khoản 4 điều 142 LTTHC, tức phải thực hiện những biện pháp theo dõi coi tại sao lại không có người "kế thừa quyền, nghĩa vụ...". Như trong trường hợp này, khi Thẩm phán tới xác minh tại chính quyền địa phương sẽ biết ngay lý do "không có người kế thừa" là vì bà B không có Người thừa kế, sau vài thủ tục cần thiết như niêm yết công khai Thông báo về việc thừa kế của bà B trong một thời gian nhất định mà vẫn không có ai đến liên hệ thì Tòa án sẽ Thông báo cho Nhà nước địa phương, cụ thể là UBND đã cấp GCNQSDĐ cho bà B và yêu cầu UBND trong thời gian ngắn nhất phải cử đại diện tham gia để kịp thời đưa vụ án ra xét xử.

    Khi Nhà nước địa phương tham gia vụ án với tư cách là người được hưởng tài sản của bà B thì chắc mọi người đều biết vụ án sẽ trở nên rất đơn giản

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #445104   10/01/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    UBND phường nào ở VN co thể biết được một người có người thừa kế hay không vậy bạn? Nhiều người con ngoài giá thú thì ngay cả gia đình còn không biết thì UBND phường làm sao biết?

    Không có thủ tục nào là thủ tục xác nhận không có người thừa kế cả; nếu có thì ai là người liên quan để làm thủ tục đó? Chỉ có thủ tục khai nhận thừa kế thôi.

    "sau vài thủ tục cần thiết như niêm yết công khai Thông báo về việc thừa kế của bà B trong một thời gian nhất định mà vẫn không có ai đến liên hệ thì Tòa án sẽ Thông báo cho Nhà nước địa phương, cụ thể là UBND đã cấp GCNQSDĐ cho bà B và yêu cầu UBND trong thời gian ngắn nhất phải cử đại diện tham gia để kịp thời đưa vụ án ra xét xử."
    Là quy định ở đâu và thủ tục thực hiện như thế nào?

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 10/01/2017 06:37:36 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #445109   10/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Tôi không nói UBND Phường mà nói "chính quyền địa phương" và tin rằng bạn hiểu "chính quyền địa phương" gồm những Cơ quan, tổ chức nào.

    Chính quyền địa phương là nơi trực tiếp quản lý con người nên nắm tương đối đầy đủ thông tin về công dân trong phạm vi lãnh thổ quản lý, vì vậy khi Công dân làm Lý lịch phải có xác nhận của chính quyền địa phương. Và, Tòa án có quyền yêu cầu Cơ quan Công an cung cấp thông tin về nhân thân của một công dân nào đó để phục vụ công tác xét xử của Tòa. Nội dung cung cấp của Cơ quan Công an cộng với Biên bản niêm yết thông báo công khai việc Nhà nước khai nhận di sản trong thời hạn mà không có ai khiếu nại là chứng cứ về việc người chết (bà B) có hay không có người thừa kế.

    Thực tế vẫn có những vụ án Tòa chia thừa kế xong, Bản án đã có hiệu lực và được thi hành từ lâu, bổng đâu xuất hiện một đồng thừa kế bị bỏ sót ! Luật đã tính tới chuyện này nên qui định đó là tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án, là căn cứ để tái thẩm, hủy bản án đã có hiệu lực và xét xử lại sơ thẩm từ đầu theo qui định chung.

    Việc niêm yết công khai Thông báo về việc khai nhận di sản hay thỏa thuận phân chia thừa kế, bạn nên quá bộ tới một vài UBND xã, phường nào đó sẽ thấy treo đầy ! Qui định ở đâu, thủ tục như thế nào thì xin mời bạn nghiên cứu Luật công chứng và các Văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này nhé.

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 10/01/2017 08:26:22 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #445111   10/01/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    TranTamDuc.1973 viết:

     

    Việc niêm yết công khai Thông báo về việc khai nhận hay thỏa thuận phân chia thừa kế, bạn nên quá bộ 1 lần tới một vài UBND xã, phường nào đó sẽ thấy treo đầy ! Qui định ở đâu, thủ tục như thế nào thì xin mời bạn nghiên cứu Luật công chứng và các Văn bản hướng dẫn thực hiện Luật này nhé.

     

     

    Chào bạn.

    "Việc niêm yết công khai Thông báo về việc khai nhận hay thỏa thuận phân chia thừa kế" thì nhiều người biết rồi bạn ! 

    Cơ quan công an 1 địa phương (sở công an) cũng không biết họ hàng, dòng họ của một người đang ở đâu trong các địa phương khác. Đó là chưa kể người thừa kế đang trốn truy nả như Trịnh Xuân Thanh chẵn hạn. thì có đình chỉ hay không?

    Bạn thử giới thiệu 1 "địa phương" đã niêm yết việc không có người thừa kế cho tôi tham khảo xem hoặc quy định trình tự thủ tục cũng được và chủ thể thực hiện là ai? Thậm chí TA có thẩm quyền đó hay không cũng được chứ đừng suy đoán như "hàng thừa kế thứ 4".

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 10/01/2017 08:27:14 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #445118   11/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Cơ quan Công an là nơi quản lý "lý lịch" con người chi tiết, đầy đủ nhất, điều này có lẻ không phải bàn luận thêm vì ai cũng biết. Luật có qui định khi bỏ sót người thừa kế sẽ giải quyết như thế nào (tôi đã nói nên không lập lại) và hưởng thừa kế là quyền lợi, ai được hưởng phải tự "ra mặt", nếu không thì bị ảnh hưởng quyền lợi ráng chịu,  do đó việc Tòa "truy tìm"  người thừa kế không cần và không thể tuyệt đối mà chỉ là tương đối.

    Đ 143 LTTHC hiện hành qui định khi "quyền, nghĩa vụ của người chết không được thừa kế" thì đình chỉ chứ không qui định khi "người thừa kế đang trốn truy nã" thì đình chỉ. 

    Tôi nói "sau vài thủ tục cần thiết như niêm yết công khai Thông báo về việc thừa kế của bà B trong một thời gian nhất định" chứ tôi đâu có nói "niêm yết việc không có người thừa kế" mà bạn kêu tôi "thử giới thiệu"?  Cùng hành nghề Luật (bạn giới thiệu vậy) nên tôi tưởng chỉ cần tôi nói "chính quyền địa phương" thì bạn thừa biết "chính quyền địa phương" không chỉ có UBND Phường hoặc chỉ cần tôi nói "niêm yết công khai Thông báo về việc thừa kế" thì bạn thừa biết những việc nào về thừa kế phải được niêm yết công khai theo luật định rồi chứ !?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #445348   15/01/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Cuối năm, trong lúc thư giãn, đọc được bài báo này thấy cũng hay !!??

    http://www.tienphong.vn/xa-hoi/nganh-toa-an-se-moi-giao-vien-den-day-cau-chu-chinh-ta-1112444.tpo

     

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 15/01/2017 01:28:00 CH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #445948   06/02/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Khoản 3 điều 104 BLTTDS 2015 qui định : "3. Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
     
    b) Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
     
    c) Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá."
     
    Khoản 1 điều 164 BLTTDS 2015 qui định : "1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản."
     
    Khoản 3 điều 164 BLTTDS 2015 qui định : "3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản."
     
    Đương sự bao gồm 3 chủ thể Nguyên đơn, Bị đơn và Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Như vậy, điểm a khoản 3 điều 104 BLTTDS 2015 qui định chỉ cần 1 trong 3 hoặc 2 trong 3 hoặc cả 3 chủ thể cùng yêu cầu thì Tòa đều phải ra Quyết định định giá tài sản. Bởi điểm a này thuộc khoản 3 điều 104 BLTTDS 2015 cho nên căn cứ khoản 3 điều 164 BLTTDS 2015 bất kể chủ thể nào yêu cầu định giá tài sản thì Nguyên đơn cũng là người phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Tuy nhiên, việc đó lại mâu thuẫn với khoản 1 điều 164 BLTTDS 2015 qui định ai yêu cầu định giá tài sản thì người đó phải nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản.
     
    Kết luận : Khoản 1 điều 164 BLTTDS 2015 dành cho các trường hợp qui định tại điểm a khoản 3 điều 104 BLTTDS 2015, cho nên khoản 3 điều 164 BLTTDS 2015 nếu bổ sung : "đối với trường hợp qui định tại điểm b và điểm c khoản 3 điều 104 của Bộ luật này thì nguyên đơn, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản" sẽ tránh được sự mâu thuẫn nêu trên.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #446459   14/02/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Điều 4 Luật đất đai 2013 qui định : "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân  do Nhà nước đại diện Chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo qui định của Luật này". Thoáng qua có vẻ hợp lý nhưng suy nghĩ kỹ sẽ thấy Điều 4 LĐĐ 2013 chứa đựng nhiều bất cập.
     
    Bất cập đầu tiên là qui định "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân" nhưng lại không qui định "toàn dân" là ai, có phải là tất cả công dân Việt Nam, từ đứa trẻ mới sinh cho tới cụ già sắp về với đất, từ người có cho tới người không có năng lực hành vi, từ người ở trong nước cho tới người ở nước ngoài hay không, cho nên chủ thể "toàn dân" trên thực tế không xác định được là ai !
     
    Không xác định được chủ thể "toàn dân" là ai, dẫn tới bất cập tiếp theo khi qui định Nhà nước là đại diện của "toàn dân" về quyền sở hữu đất đai ! Theo qui định hiện hành về đại diện thì bên được đại diện bắt buộc phải là Chủ thể được xác định cụ thể, nói cách khác là không thể có Người đại diện cho một chủ thể mơ hồ, không có thật. Mặt khác, Điều 4 nêu trên cũng không qui định rõ Nhà nước là đại diện theo Pháp luật hay đại diện theo ủy quyền của "toàn dân". Nhưng muốn qui định cũng không được, bởi Nhà nước không có những điều kiện Luật định để làm người đại diện theo Pháp luật cho "toàn dân", lại càng không có Hợp đồng ủy quyền hoặc Giấy ủy quyền  của "toàn dân" nên Nhà nước không phải là người Đại diện theo ủy quyền của "toàn dân" về quyền sở hữu đất đai.
     
    Một bất cập nữa, đó là qui định : "Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo qui định của Luật này", qui định như vậy thì "người sử dụng đất" không phải là "toàn dân", bởi nếu là "toàn dân" thì đương nhiên "người sử dụng đất" đã có quyền sử dụng đất (là 1 trong 3 quyền của quyền sở hữu), đâu cần gì Nhà nước phải giao ? Nếu "người sử dụng đất" không phải là "toàn dân" thì là ai ? Nhưng, nếu "người sử dụng đất" là "toàn dân" thì tại sao "người đại diện" (Nhà nước) lại có thẩm quyền "giao quyền sử dụng đất" cho người được đại diện ("toàn dân") khi quyền đó vốn dĩ là của người được đại diện ?
     
    Nếu qui định "đất đai thuộc sở hữu Nhà nước. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất" sẽ không có gì bất cập, thế nhưng các nhà làm Luật lại qui định theo cách tránh né một sự thật hiển nhiên mà ai cũng biết, đó là đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước, từ đó gây ra nhiều bất cập như đã phân tích.
       
     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #447382   21/02/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

    Dù các nhà làm Luật có tránh né, không qui định thẳng "đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước...." thì những bất cập của "đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu..." vẫn rất rõ nét. Theo tôi, Người sử dụng đất là một bộ phận của "toàn dân", tức Người sử dụng đất là Chủ sở hữu đất đai, họ đương nhiên có đầy đủ 3 quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đất đai như Luật định. Thế nhưng, lại cũng Luật định rằng muốn có quyền sử dụng đất thì họ phải được Nhà nước trao, như vậy Nhà nước mới là Chủ sở hữu chứ họ đâu phải là Chủ sở hữu.

    Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho Người sử dụng đất theo 2 hình thức là giao đất và cho thuê đất, trong đó giao đất lại có 2 hình thức là giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất cũng có 2 hình thức là cho thuê thu tiền thuê 1 lần cho cả thời hạn và cho thuê thu tiền thuê hàng năm trong thời hạn. Nói cách khác, có 4 hình thức trao quyền sử dụng đất thì Nhà nước đã thu tiền hết 3, đây là ngịch lý lớn nhất bởi Chủ sở hữu đất đai lại phải trả tiền cho Người đại diện Chủ sở hữu của mình mới có được Quyền sử dụng đất đó !

     

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (21/02/2017)
  • #447410   21/02/2017

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Nếu thuộc sở hữu của nhà nước thì nhà nước với tư cách là một pháp nhân có quyền "bán" thì không thực hiện được mục địch bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai.

    Hiện nay đất thuộc về toàn dân nên nhà nước chỉ quản lý và không có quyền bán.

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 21/02/2017 09:56:33 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    TranTamDuc.1973 (22/02/2017)
  • #447420   22/02/2017

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần
    Moderator

     

    hungmaiusa viết:

     

    Chào bạn.

    Nếu thuộc sở hữu của nhà nước thì nhà nước với tư cách là một pháp nhân có quyền "bán" thì không thực hiện được mục địch bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai.

    Hiện nay đất thuộc về toàn dân nên nhà nước chỉ quản lý và không có quyền bán.

     

     

     

    Đúng rồi bạn ! Nhà nước không có quyền bán đất,  chỉ có quyền "trao quyền sử dụng đất cho Người sử dụng đất" và được thu tiền sử dụng đất hoặc thu tiền cho thuê đất khi "trao quyền" thôi chứ không phải bán lấy tiền !

    Cập nhật bởi TranTamDuc.1973 ngày 22/02/2017 12:31:49 SA

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |