NHỮNG PHÁT NGÔN VỀ LUẬT GÂY TRANH CÃI Ở VIỆT NAM

Chủ đề   RSS   
  • #449516 14/03/2017

    Gagagirl

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:28/05/2016
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 30 lần


    NHỮNG PHÁT NGÔN VỀ LUẬT GÂY TRANH CÃI Ở VIỆT NAM

    1. Luật sư Phạm Thị Thanh Vân (Ngô Bá Thành)

     

    “Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!”

     

    Bà Phạm Thị Thanh Vân (1931 - 2004), hay còn gọi là bà Ngô Bá Thành (Ngô Bá Thành là tên người chồng quá cố của bà) nguyên là Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội các khoá 6, 7, 8 và 10, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

    Bà dùng câu nói này để diễn tả sự phức tạp và tính tuân thủ kém của hệ thống pháp luật VN.

     

    2. Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương          

    Ông Đỗ Văn Đương là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng là tiến sĩ Luật và là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

     

    “Quyền im lặng khác với quyền bào chữa. Quyền im lặng không phải quyền con người, mà quyền bào chữa mới là quyền cơ bản của người phạm tội trong tố tụng hình sự. Nó nhằm thực hiện chức năng gỡ tội”

    Đây là câu trả lời của ông về vấn đề đưa quyền im lặng vào trong Luật Tố tụng Hình sự bổ sung trong chương trình Sự kiện & Bình luận của VTV năm 2014.

     

     

    Trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội ngày 27/10/2014, ông Đỗ Văn Đương – Đại biểu quốc hội đoàn TP.HCM nói rằng:

     

    “Thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền”.

     

    Tuy nhiên, sau đó khi được hỏi lại về vấn đề này ông khẳng định “Tôi sẽ không đính chính lại thông tin này”.

    3. Luật sư Trần Hải Đức

    Luật sư Trần Hải Đức cho rằng việc lập lại trật tự trong xây dựng để giành vỉa hè cho người đi bộ là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, cách làm của Quận 1 đã đi quá giới hạn. Ông cho rằng:

     

    “Việc nào đúng quy định pháp luật, bảo đảm trật tự chung thì không chỉ riêng người dân mà giới hành nghề luật cũng hoàn toàn tán thành. Nhưng đừng vì nhân danh lợi ích nhà nước mà hành xử không đúng quy định của pháp luật”, ông Trần Hải Đức nhấn mạnh.

     

    Ông cũng lưu ý thêm rằng:

    “Sự đồng bộ đó phải đến từ người chấp hành pháp luật lẫn người đại diện, thực thi pháp luật. Bây giờ giống như một cuộc rượt đuổi mang tính đối phó. Trong thực thi pháp luật mà lại thực hiện theo kiểu đối phó thì hiệu quả mang lại sẽ không cao”

     

    Có ý kiến gì thêm thì các bạn bình luận ở dưới nhé.

     

    Cập nhật bởi Gagagirl ngày 14/03/2017 05:46:38 CH Cập nhật bởi Gagagirl ngày 14/03/2017 05:17:33 CH Cập nhật bởi Gagagirl ngày 14/03/2017 05:16:18 CH chính tả

    "Pháp luật là đạo đức biểu hiện ra bên ngoài, đạo đức là pháp luật ẩn giấu bên trong"

    -Abraham Lincoln-

     
    4756 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận