1. Là người nhìn xa, trông rộng: Phát hiện và tạo vận mệnh cho tổ chức mà người đó lãnh đạo và phải biết cách truyền tầm nhìn xa đó cho những người đi theo dưới quyền.
2. Là người giải quyết vấn đề: Nhận biết những vấn đề nảy sinh trong tổ chức, doanh nghiệp. Sẵn sàng đối mặt với tư cách là người lãnh đạo, áp dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau để giải quyết.
3. Là người xây dựng tập thể: Mang người khác lại với nhau để tạo nên một tập thể và giúp họ phát huy hết tài năng và cá tính của mình. Cần xây dựng quy tắc hoạt động cho cả nhóm và tiếp thu các ý kiến phản hồi để xây dựng tập thể ngày một tốt hơn.
4. Là một nhà quản lý giỏi: Là lãnh đạo giỏi phải là người biết quản lý thời gian (sắp xếp và phân bố thời gian), quản lý con người, quản lý cảm xúc (khả năng kìm nén sự cáu giận), quản lý sự căng thẳng (giảm sự căng thẳng do áp lực công việc).
5. Là một người truyền đạt: lắng nghe tốt, nói tốt, viết tốt, phỏng vấn tốt, biết cách huấn luyện người khác tốt.
6. Là một người kiên định: Kiên định không phải là bướng bỉnh, ngang tàng và nhất định không phải là ngông cuồng. Tính kiên định hàm chứa một lý tưởng mà người lãnh đạo và điều hành nhận lãnh như một sứ mệnh để phục vụ doanh nghiệp, tổ chức, tập thể mà mình là người đứng đầu.
7. Là một người có lương tâm: Lương tâm có thể nói vắn tắt là sống có đạo, đạo ở đây là đạo trời, đạo sư, đạo cha mẹ…Đây là một tư tưởng thấm nhuần trong nền văn hóa của nhân loại.
KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO:
Kỹ năng lãnh đạo là sự kết hợp của ít nhất 3 yếu tố:
1. Khả năng nhận thức động lực thúc đẩy con người ở những hoàn cảnh, điều kiện, không gian, và thời gian khác nhau.
2. Khả năng khích lệ: tạo sức hấp dẫn và sức cuốn hút để tạo lòng trung thành, sự tận tâm và ước muốn mạnh mẽ làm theo nhà quản lý.
3. Phong cách và bầu không khí mà nhà quản lý tạo ra.
PHƯƠNG PHÁP LÃNH ĐẠO:
1. Phương pháp kinh tế: Tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế, cho họ quyền tự do lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất.
2. Phương án hành chính: Tác động thông qua các hệ thống quản lý và kỷ luật của tổ chức, yêu cầu đối tượng quản lý phải chấp hành.
3. Phương pháp giáo dục: Tác động vào nhận thức, tâm lý, tình cảm của đối tượng quản lý nhằm nâng cao tự chủ, nhiệt tình của họ trong công việc.
MƯỜI LỜI KHUYÊN VÀNG DÀNH CHO CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO:
1
|
Biết xây dựng quan hệ thân thiết với nhân viên của mình
|
nhưng phải giữ được khoảng cách phù hợp
|
2
|
Biết quyết đoán
|
nhưng phải biết lắng nghe
|
3
|
Biết tin tưởng nhân viên của đơn vị mình
|
nhưng phải để mắt đến mọi việc
|
4
|
Biết tính đến mục đích của đơn vị mình
|
nhưng đồng thời phải phục vụ lợi ích của toàn tổ chức
|
5
|
Biết lập thời gian biểu phù hợp cho riêng mình
|
nhưng phải linh hoạt với chính kế hoạch đó
|
6
|
Biết trình bày ý kiến của mình
|
nhưng phải trình bày một cách tế nhị
|
7
|
Biết nhìn xa trông rộng
|
nhưng không suy nghĩ viển vông
|
8
|
Biết nói năng mạch lạc
|
nhưng phải biết điểm dừng
|
9
|
Biết suy nghĩ năng động
|
nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế
|
10
|
Biết tự tin vào bản thân
|
nhưng phải khiêm tốn
|
MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG THẤY CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO:
1. Không nghe lời khuyên của cả nhóm.
2. Không thay đổi suy nghĩ ngay cả khi đã sai.
3. Rất ít khi ủy quyền cho người khác để tránh việc quyền lực của bản thân bị giảm đi và thường hạ thấp những người được ủy quyền.
4. Tuyển dụng những nhân viên có trình độ yếu để họ trở thành những mối đe dọa
5. Thường e ngại, nghi ngờ những người có trình độ tốt, chia tách nhân viên để dễ dàng kiểm soát nhằm tránh sự đe dọa đến quyền lực của họ.
6. Xen lẫn tính chất cá nhân vào công việc.
Cập nhật bởi ntdieu ngày 17/11/2011 07:28:32 CH
Sửa bố cục. Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 17/11/2011 03:09:00 CH
Cập nhật bởi thuonggia78 ngày 17/11/2011 04:05:13 SA cỡ chữ
Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh