Hiện tại pháp luật tố tụng nước nhà còn khá nhiều lỗ trống, quy định thiếu, dẫn đến việc không thực thi pháp luật hoặc thực thi không hiệu quả.
Đương cử Điều 179 Bộ luật Tố tụng Dân sự có quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b
|
Quy định trên nhằm đảm bảo quá trình xét xử được diễn ra nhanh chóng, tránh tình trạng tồn đọng án gây bất lợi cho nhân dân.
Tưởng chừng Bộ luật Tố tụng Dân sự như thế là “chuẩn mực” tuy nhiên lại thiếu chế tài. Bởi vậy, người thực thi pháp luật vượt quá thời hạn trên không hề chịu bất kỳ chế tài nào.
Vô hình chung quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử chỉ là khẩu ngữ mang tính tuyên truyền, khuyết khích chứ không mang tính quy phạm bắt buộc.
Đây chỉ là một lỗ nhỏ trong hệ thống pháp luật tố tụng Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều thiếu sót khác, kể cả pháp luật Tố tụng Hình sự.
Rất mong thành viên Dân Luật cùng tìm ra những lỗ trống của pháp luật tố tụng nước nhà để cùng nhau chia sẻ, đánh giá, bình luận nhằm góp ý xây dựng nên hệ thống pháp luật hoàn chỉnh trong tương lai gần.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 22/06/2013 11:05:43 SA