Những lỗ trống của pháp luật Tố tụng Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #270982 22/06/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Những lỗ trống của pháp luật Tố tụng Việt Nam

    Hiện tại pháp luật tố tụng nước nhà còn khá nhiều lỗ trống, quy định thiếu, dẫn đến việc không thực thi pháp luật hoặc thực thi không hiệu quả.

    Đương cử Điều 179 Bộ luật Tố tụng Dân sự có quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b

    Quy định trên nhằm đảm bảo quá trình xét xử được diễn ra nhanh chóng, tránh tình trạng tồn đọng án gây bất lợi cho nhân dân.

    Tưởng chừng Bộ luật Tố tụng Dân sự như thế là “chuẩn mực” tuy nhiên lại thiếu chế tài. Bởi vậy, người thực thi pháp luật vượt quá thời hạn trên không hề chịu bất kỳ chế tài nào.

    Vô hình chung quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử chỉ là khẩu ngữ mang tính tuyên truyền, khuyết khích chứ không mang tính quy phạm bắt buộc.

    Đây chỉ là một lỗ nhỏ trong hệ thống pháp luật tố tụng Việt Nam, ngoài ra còn có nhiều thiếu sót khác, kể cả pháp luật Tố tụng Hình sự.

    Rất mong thành viên Dân Luật cùng tìm ra những lỗ trống của pháp luật tố tụng nước nhà để cùng nhau chia sẻ, đánh giá, bình luận nhằm góp ý xây dựng nên hệ thống pháp luật hoàn chỉnh trong tương lai gần.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 22/06/2013 11:05:43 SA
     
    6613 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    anhminhnguyen (23/06/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #272007   26/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    Bình thường các bác Dân Luật nhà ta thường chỉ trích pháp luật này kia nhưng sao dạo này im lặng thế. Hay là pháp luật nước nhà ok hết cả rồi.

    Các bác vào góp sức một tay coi, để chúng em còn học hỏi. Bình thường là boyluat thích vụ này lắm mà.hehe

     
    Báo quản trị |  
  • #272019   26/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 150
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào mọi người !

    Đây không phải là lỗ thống của pháp luật Việt Nam.

    Trân trọng !

    Cập nhật bởi ngocloan1990 ngày 27/06/2013 09:42:21 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #272069   27/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Ái dà, tự dưng lại được bác Hữu nhắc đến mới gớm. Có phải bài nào cũng đọc được đâu mà cho ý kiến.

    Một vụ án chậm đưa ra xét xử thường thường có 2 nguyên nhân, 1 là thâm phán móc ngoặc với bên bất lợi nên cố tình chậm xử, 2 là vụ án có nhiều vấn đề phức tạp phải xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo nên phải chậm đưa vụ án ra xét xử, không nhỡ đâu tự xử nó kháng cáo cho lên phúc thẩm bị hủy án lại mất thi đua, vớ vẩn lại không được tái bổ nhiệm thì nguy.

    Nguyên nhân thứ nhất làm đơn khiếu nại còn có cơ hội được giải quyết, chứ nguyên nhân thứ 2 thì đúng thật là khó giải quyết.

    Nói chung theo lý luận về pháp luật thì là pháp luật được xây dựng và bảo vệ cho giai cấp thống trị, nên cái gì có lợi cho nhà nước thì nhà nước phải ưu tiên trước. Ban hành quy định truy cứu trách nhiệm rõ ràng trong những trường hợp này thì tự dưng lại khóa tay khóa chân mình à !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #272071   27/06/2013

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    À quên, còn 1 lý do nữa là do án nhiều mà thẩm phán ít, cái này thì khách quan thật, không nói được gì.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #272082   27/06/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3536)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4353 lần


    boyluat viết:

    À quên, còn 1 lý do nữa là do án nhiều mà thẩm phán ít, cái này thì khách quan thật, không nói được gì.

    Vậy thì cứ cho cái này là phù hợp khách quan. Vậy các bác có biết cái nào thiếu sót không thế?

    Nếu biết thì đưa lên để chúng ta cùng "chém" thôi. 

     
    Báo quản trị |  
  • #275543   16/07/2013

    lechikhang
    lechikhang

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    lechikhang viết:

    Tôi tâm đắc với bài viết của boyluat, các bạn có tưởng tượng ra được không??? hoặc tin được không???....

    Hiện nay có một vụ kiện tranh chấp hợp đồng tặng cho nhà ở đã được Tòa án Quận 6 thụ lý số 76/DSST ngày 04/3/2002, sau đó chuyển lên Tòa án TP.HCM thụ lý số 1855/DSST ngày 01/10/2002: Người cho tặng có giấy chủ quyền nhà đất hợp lệ đầy đủ, lý lịch căn nhà thửa đất rỏ ràng đầy đủ, có hợp đồng tặng cho chứng thực, hai bên đã làm thủ tục chuyễn giao QSH cho nhau tại UBND xác nhận,...cho đến nay đã bước qua năm thứ 12 mà vẫn chưa được một lần nào xét xử sơ thẩm không???

    Theo các bạn cái nầy thì ai là người chịu trách nhiệm??? - Không ai cả???

    Có một câu danh ngôn là: "Công lý mà kéo dài thì không có công lý"

     

    Cập nhật bởi lechikhang ngày 16/07/2013 03:25:54 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #299205   25/11/2013

    vuninhtt
    vuninhtt

    Male
    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2011
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 180
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 1 lần


    Do năng lực thẩm phán, do đạo đức nghề nghiệp, do chế tài........

    “Cho la nhận”

    Yahoo : vuduyninh2959

    Mobile : 0944.122.338

    Email : vuninhtt@gmail.com

     
    Báo quản trị |