Những khu dân cư như thế nào được xem là có nguy cơ cháy, nổ cao?

Chủ đề   RSS   
  • #605877 05/10/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Những khu dân cư như thế nào được xem là có nguy cơ cháy, nổ cao?

    Khu dân cư là một khu vực tập trung nhiều hộ dân cư cùng sinh sống trong một phạm vi. Nơi đây rất dễ xảy ra cháy nổ vì vậy phải đánh giá được loại khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao để có phương án PCCC. 
     
    nhung-khu-dan-cu-nhu-the-nao-duoc-xem-la-co-nguy-co-chay-no-cao
     
    1. Tiêu chí đánh giá khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao
     
    Căn cứ Điều 6 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP khi có một trong những tiêu chí như sau:
     
    - Có làng nghề sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ.
     
    - Có tối thiểu 20% hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất dễ cháy, nổ trên tổng số nhà ở hộ gia đình.
     
    - Có cơ sở chế biến, sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
     
    2. Chỉ có cơ quan Công an có thẩm phê duyệt phương án chữa cháy?
     
    Cụ thể Điều 9 Thông tư 149/2020/TT-BCA quy định rõ thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy được thực hiện như sau:
     
    - Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của Công an nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
     
    - Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
     
    - Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của nhiều lực lượng Công an trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.
     
    - Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ quan Công an có huy động lực lượng, phương tiện của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý.
     
    - Trưởng phòng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý.
     
    - Trưởng Công an cấp huyện phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở và phương án chữa cháy của cơ quan Công an đối với các cơ sở được phân cấp quản lý.
     
    - Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt phương án chữa cháy của khu dân cư thuộc phạm vi quản lý; người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở thuộc phạm vi quản lý.
     
    Chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn PCCC phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở đối với phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý.
     
    Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, người có thẩm quyền quy định tại các điểm đ, e và Chủ tịch UBND cấp xã quy định tại điểm g khoản 1 Điều này có trách nhiệm xem xét, phê duyệt và lưu 01 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
     
    3. Thời hạn thực tập phương án chữa cháy
     
    Theo Điều 10 Thông tư 149/2020/TT-BCA thời hạn thực tập phương án chữa cháy được quy định như sau:
     
    - Phương án chữa cháy của cơ sở quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP phải được tổ chức thực tập ít nhất một lần một năm và thực tập đột xuất khi có yêu cầu bảo đảm về an toàn PCCC đối với các sự kiện đặc biệt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội tổ chức ở địa phương.
     
    - Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy có thể thực tập một hoặc nhiều tình huống khác nhau, nhưng phải bảo đảm tất cả các tình huống trong phương án lần lượt được tổ chức thực tập.
     
    - Phương án chữa cháy của cơ quan Công an quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP được tổ chức thực tập khi có yêu cầu của người có thẩm quyền phê duyệt phương án chữa cháy. 
     
    - Trước khi tổ chức thực tập phương án, cơ quan Công an có trách nhiệm tổ chức thực tập phương án phải thông báo bằng văn bản cho Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ sở nơi tổ chức thực tập trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc và gửi yêu cầu huy động lực lượng, phương tiện cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được huy động tham gia thực tập phương án trước thời điểm thực tập ít nhất 05 ngày làm việc.
     
    Như vậy, khu dân cư có nguy cơ cháy nổ cao là những khu dân cư có làng nghề sản xuất, kinh doanh hàng hóa dễ cháy, nổ; có tối thiểu 20% hộ gia đình sinh sống kết hợp với sản xuất, kinh doanh hàng hóa, hóa chất dễ cháy, nổ trên tổng số nhà ở hộ gia đình hoặc có cơ sở chế biến, sản xuất, bảo quản dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, kho khí đốt, hóa chất nguy hiểm về cháy, nổ; cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
     
    568 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (14/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận