NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM ĐẤT ĐAI SẼ BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

Chủ đề   RSS   
  • #364744 25/12/2014

    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM ĐẤT ĐAI SẼ BỊ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH

    Ngày 10/11/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thay thế cho Nghị định  105/2009/NĐ-CP, có 25 điều quy định 54 hành vi cần xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai. Nghị định 102 đã kế thừa các hành vi xử phạt trong Nghị định 105 nhưng còn phù hợp với Luật Đất đai năm 2013, đồng thời bổ sung thêm các hành vi mới, tăng mức và khung xử phạt phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

    Trong đó có những điểm đáng lưu ý sau:

    1. Giải thích từ ngữ chiếm đất:
    - Theo Điều 3 của Nghị định 105 thì chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc chủ sử dụng đất cho phép sử dụng hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước tạm giao hoặc mượn đất nhưng hết thời hạn tạm giao, mượn đất mà không trả lại đất.
     
    - Theo Điều 3 của Nghị định 102 quy định: chiếm đất là việc sử dụng đất không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của thủ tục về đất đai.
     
    Như vậy, Nghị định 102 đã bỏ quy định hành vi chiếm đất mà không được chủ sử dụng đất cho phép và bổ sung thêm trường hợp sử dụng đất khi chưa làm thủ tục giao đất, cho thuê đất.
     
    2. Nghị định 102 bổ sung thêm 02 hình thức phạt bổ sung bao gồm: tước quyền sử dụng giấy phép từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 09 tháng đến 12 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực và tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
     
    3. Nghị định 105 quy định tất cả trường hợp vi phạm phải căn cứ vào mức độ hậu quả của hành vi vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do UBND tỉnh quy định để xác định mức phạt tiền.
     
    Trong khi đó, Nghị định 102 quy định như sau:
     
    + Áp dụng để xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính theo nguyên tắc quy đổi giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị vi phạm thành tiền theo giá đất do UBND tỉnh quy định để xác định mức phạt tiền trong 2 trường hợp: “Chuyển mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp sang mục đích khác trong nhóm phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” (Điều 9) và “Tự ý nhận chuyển quyền vượt hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân” (Điều 24).
     
    + Áp dụng để xác định tính chất, mức độ của hành vi vi phạm hành chính theo số lượng hộ gia đình bị ảnh hưởng trong trường hợp: “Chậm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua nhà ở, người nhận quyền sử dụng đất ở” (Điều 26).
     
      + Các hành vi vi phạm khác thì mức phạt tiền căn cứ vào diện tích đất bị vi phạm.
     
    4. Nghị định 102 không quy định đối với hành vi hủy hoại đất.
     
    5. Đối với hành vi lấn, chiếm đất: Nghị định 102 bổ sung thêm biện pháp khắc phục hậu quả: “Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm”.
     
    6. Nghị định 102 cũng đã bổ sung nhiều hành vi vi phạm hành chính mới:
     
    + Hành vi “Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở” (Điều 15).
     
    +Hành vi “Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở mà không đủ điều kiện” (Điều 16).
     
    + Hành vi “Tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê mà không đủ điều kiện” (Điều 17).
     
    + Hành vi “Tự ý bán mua tài sản gắn liền với đất được nhà nước cho thuê thu tiền đất hằng năm mà không đủ điều kiện” (Điều 18). 
    ……….
     
    7. Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:
     
    Nghị định 102 quy định như sau: Chủ tịch UBND cấp xã có thể xử phạt tối đa 5 triệu đồng đối với cá nhân và 10 triệu đồng đối với tổ chức; Chủ tịch UBND cấp huyện xử phạt tối đa 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với tổ chức; Chủ tịch UBND cấp tỉnh và thanh tra chuyên ngành đất đai có thể xử phạt tối đa 500 triệu đồng đối với cá nhân và 1 tỷ đồng đối với tổ chức. Đặc biệt, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các cơ quan khác (theo quy định tại Khoản 3 Điều 52 Luật Xử lý vi phạm hành chính) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao mà phát hiện các hành vi vi phạm hành chính quy định trong Nghị định này thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn quản lý của mình thì cũng có quyền xử phạt.
     
    8. Nghị định 102 cũng quy định đối với những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai xảy ra trước thời điểm Nghị định 102 có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý. Trường hợp các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định 102 có lợi cho đối tượng vi phạm hành chính thì áp dụng các quy định của Nghị định 102 để xử lý. Hành vi vi phạm đã có quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành nhưng chưa chấp hành hoặc chấp hành chưa xong thì tiếp tục thực hiện theo quyết định xử phạt đó.
     
    Theo http://stnmt.binhduong.gov.vn/
     
    11415 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #364816   25/12/2014

    oneclicklogin
    oneclicklogin
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hà Nam, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2012
    Tổng số bài viết (358)
    Số điểm: 2819
    Cảm ơn: 54
    Được cảm ơn 142 lần


    Theo luật tố tụng dân sự:

    Điều 234. Thời hạn kháng cáo, kháng nghị

    1. Thời hạn kháng cáo là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

    Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án.

    Điều 230. Tính chất của xét xử phúc thẩm

    Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

    Do đó, luật sư có quan điểm cho là khi hết thời hạn kháng nghị mà KSV đề nghị "thay đổi tội danh của Huyền Như" là vi phạm tố tụng.

    Theo tôi ý kiến của luật sư như trên là cần thiết để bảo vệ quyến và lợi ích của khách hàng, nhưng không phải là hoàn toàn đúng:

    - Kháng nghi theo thủ tục phúc thẩm là thẩm quyền của Viện trưởng VKS

    - Theo luật TTHS, KIểm soát viên tham gia phiên toà có quyền:

     Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên

    1. Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

    đ) Tham gia phiên toà; đọc cáo trạng, quyết định của Viện kiểm sát liên quan đến việc giải quyết vụ án; hỏi, đưa ra chứng cứ và thực hiện việc luận tội; phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án, tranh luận với những người tham gia tố tụng tại phiên toà;

    Do đó, KSV có quyền phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án (thay đổi tội danh) nhưng toà án không bắt buộc phải xem xét như trường hợp đã có kháng nghị, mà chỉ xem xét nếu thấy cần thiết:

    Điều 241. Phạm vi xét xử phúc thẩm

    Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.

    tuvan@tuvanphapluatvietnam.com.vn

     
    Báo quản trị |