Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ tài nguyên du lịch?

Chủ đề   RSS   
  • #613396 28/06/2024

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ tài nguyên du lịch?

    Bảo vệ môi trường là điều cần thiết khi xã hội ngày càng phát triển. Vậy pháp luật quy định về việc bảo vệ môi trường du lịch sẽ được thực hiện như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ tài nguyên du lịch?

    Việc bảo vệ môi trường du lịch sẽ được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 8 Luật Du lịch 2017 quy định về việc bảo vệ môi trường du lịch như sau:

    - Môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh.

    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, ban hành quy định nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch.

    - Chính quyền địa phương các cấp có biện pháp bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địa phương.

    - Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh; khắc phục tác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biện pháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong hoạt động kinh doanh của mình.

    - Khách du lịch, cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân khác có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người và du lịch Việt Nam.

    Như vậy, môi trường du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh. Mỗi Cơ quan, tổ chức, cá nhân đều phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch của mình.

    Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ tài nguyên du lịch?

    Căn cứ theo Điều 9 Luật Du lịch 2017 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động du lịch như sau:

    - Làm phương hại đến chủ quyền, lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

    - Lợi dụng hoạt động du lịch để đưa người từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài vào Việt Nam trái pháp luật.

    - Xâm hại tài nguyên du lịch, môi trường du lịch.

    - Phân biệt đối xử với khách du lịch, thu lợi bất hợp pháp từ khách du lịch; tranh giành khách du lịch, nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ.

    - Kinh doanh du lịch khi không đủ điều kiện kinh doanh, không có giấy phép kinh doanh hoặc không duy trì điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành khác hoặc cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp để hoạt động kinh doanh.

    - Hành nghề hướng dẫn du lịch khi không đủ điều kiện hành nghề.

    - Quảng cáo không đúng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; quảng cáo về loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.

    - Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật khác có liên quan.

    Như vậy, khi hoạt động du lịch cần biết đến những hành vi bị nghiêm cấm nêu trên.

    Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí vào hoạt động nào để phát triển du lịch?

    Căn cứ theo khoản 3, 4 Điều 5 Luật Du lịch 2017 quy định về chính sách phát triển du lịch như sau:

    - Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

    + Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;

    + Lập quy hoạch về du lịch;

    + Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;

    + Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

    Ngoài ra, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

    + Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;

    + Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;

    + Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;

    + Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;

    + Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;

    + Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;

    + Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

    Như vậy, hoạt động du lịch được Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí và có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động du lịch để phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

     
     
    187 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận