Cũng như bất kỳ sự tồn tại khách quan nào, văn bản pháp luật luôn ở trong trạng thái vận động và phát triển mà không bao giờ đạt đến sự hoàn thiện tuyệt đối.
Người làm luật cũng như tất cả mọi người – nghĩa là có thiếu sót, những định kiến và những hạn chế tầm nhìn, tầm suy nghĩ, không thể dự kiến được tất cả mọi tình huống pháp lý có thể xảy ra trong cuộc sống, những khó khăn có thể xuất hiện trong quá trình áp dụng văn bản pháp luật do mình soạn thảo và ban hành, cũng như có thể nhầm lẫn.
Mặt khác, sự không rõ nghĩa của câu chữ, sự không đầy đủ về nội dung của một văn bản luôn là căn bệnh cố hữu của văn bản luật, không bao giờ có thể được chữa khỏi. Có nhiều cách để giải thích tình trạng này:
Một là, bản thân ngôn ngữ đã tồn tại sự khó hiểu: nội dung của từ ngữ phong phú như tư duy của con người và trở thành con dao hai lưỡi khi được sử dụng như là công cụ diễn đạt nội dung của văn bản luật.
Trong các văn bản luật thường có phần giải thích từ ngữ nhưng chưa đủ để bao hàm tất cả.
Hai là, số lượng câu chữ của văn bản là giới hạn. Bởi vậy, văn bản luật luôn chỉ có một số lượng giới hạn các quy tắc, trong khi các quan hệ xã hội cần điều chỉnh phát sinh và phát triển đa dạng. Vả lại, văn bản luật luôn ở vị trí “đi sau” trong việc dự liệu các tình huống pháp lý so với thực tiễn áp dụng pháp luật.
Kết luận: Việc pháp luật có những nội dung không phù hợp với thực tiễn là điều đương nhiên và tồn tại ở bất kỳ hệ thống pháp luật nào, nhưng quan trọng độ “chênh” nó lớn hay nhỏ. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta phải tìm ra điều không hợp lý của pháp luật để có hướng chỉnh sửa, bổ sung là điều cần thiết.
P/s: Tài liệu tham khảo: Một số vấn đề lý luận về các phương pháp phân tích Luật viết.
Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 09/03/2014 12:46:18 CH