Những đổi mới dành cho Luật sư trong thời gian tới

Chủ đề   RSS   
  • #463358 01/08/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Những đổi mới dành cho Luật sư trong thời gian tới

    Dành cho những ai đã, đang hoặc sẽ là Luật sư trong thời gian tới…Bởi ở thời điểm hiện tại và trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều thay đổi ảnh hưởng đến công tác hành nghề của Luật sư.

    Trước khi nói đến những thay đổi đó, mình xin nhắc lại một số quy định đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2017:

    Từ ngày 01/01/2017:

    Khi làm thủ tục cấp mới, cấp lại Chứng chỉ hành nghề Luật sư phải nộp lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề là 100.000 đồng và phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư là 800.000 đồng. Riêng đối với luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam thì phí thẩm định là 5.000.000 đồng.

    (Căn cứ Thông tư 220/2016/TT-BTC)

    Từ ngày 01/01/2018:

    1. Luật sư phải tố giác thân chủ của mình trong một số trường hợp

    Xem thêm: Danh sách các tội bắt buộc Luật sư phải tố giác thân chủ của mình

    (Theo Bộ luật hình sự 2015, Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự 2017)

    2. Luật sư được ngồi ngang hàng với Kiểm sát viên

    Tại phiên tòa hình sự (cấp sơ thẩm và phúc thẩm), Luật sư và Kiểm sát viên được ngồi ngang hàng với nhau và ở dưới Thư ký phiên tòa.

    (Theo Thông tư 01/2017/TT-TANDTC)

    Trong tương lai (vì chưa xác định được thời điểm thay đổi cụ thể)

    1. Đơn giản hóa thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề luật sư

    Xem thêm: Hướng dẫn mới về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề Luật sư

    (Theo Nghị quyết 58/NQ-CP năm 2017)

    2. Vi phạm pháp luật liên quan đến tính trung thực hoặc bị kỷ luật 2 lần trở lên hoặc kỷ luật do có hành vi liên quan đến nhận thức chính trị thì không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt và như vậy không đáp ứng tiêu chuẩn để trở thành Luật sư.

    3. Không được phát ngôn trên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề Luật sư

    Cụ thể, Luật sư không được có hành vi ứng xử, phát ngôn trên phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội gây ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín nghề Luật sư, phương hại đến hoạt động của cơ quan, tổ chức khác.

    (Theo Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Luật sư)

    Chi tiết sẽ được cập nhật đến mọi người khi có văn bản chính thức.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 01/08/2017 10:52:51 SA
     
    14874 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (01/08/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #464900   17/08/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    Luật sư cần nói không với tiêu cực

     
    Không phủ nhận vài năm gần đây, vị thế của luật sư tăng lên đáng kể, sự có mặt của một luật sư chính trực, bản lãnh nghề nghiệp trong một phiên tòa đã khiến thẩm phán không phải "muốn xử sao cũng được".
    Nhưng, phải thừa nhận một cách xấu hổ rằng, phần đa các luật sư còn phải thỏa hiệp với tiêu cực, cả tranh tụng lẫn tư vấn. Không ít luật sư là "đạo diễn" chính trong "trò chơi" này. Thiệt hại trước hết thuộc về người dân yếu thế, thiệt hại lớn hơn thuộc về xã hội.
    Chạy án, lobby đã kìm hãm mạnh mẽ sự phát triển bình thường của nền kinh tế, nó làm méo mó các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại. Nó làm mất lòng tin của người dân, doanh nghiệp về chính sách, chủ trương của nhà nước.
    Muốn có một nền kinh tế mạnh, trước hết cần sự minh bạch của các hoạt động tư pháp. Bài toán chống tham nhũng, chúng ta thường nghe nói nhiều đến trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và ít chú trọng đến tiêu cực trong xét xử.
    Ông Nguyễn Hòa Bình, giữ chức Chánh án tòa án tối cao đã có những nổ lực đáng ghi nhận, nổi bật là ký Quyết định ban hành Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Hi vọng sẽ có sự thay đổi lớn trong nhận thức, hành động của các vị thẩm phán.
    Còn luật sư thì sao, vì tính độc lập của nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nên rất khó kiểm soát tình trạng "tiêu cực nghề nghiệp" của luật sư. Tuy nhiên, không vì thế mà thiếu định hướng, truyền thông về hình ảnh, tư cách đạo đức nghề nghiệp về nghề, được xem là cao quý.
    Nếu tất cả các luật sư nói không với "tiêu cực", thì sẽ thay đổi đáng kể chất lượng của công cuộc cải cách tư pháp và tất yếu vị thế, vai trò của luật sư sẽ cao hơn nhiều lần so với hiện nay.
     
    Báo quản trị |  
  • #465917   29/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    thuyhanh2512 viết:

     
    Không phủ nhận vài năm gần đây, vị thế của luật sư tăng lên đáng kể, sự có mặt của một luật sư chính trực, bản lãnh nghề nghiệp trong một phiên tòa đã khiến thẩm phán không phải "muốn xử sao cũng được".
    Nhưng, phải thừa nhận một cách xấu hổ rằng, phần đa các luật sư còn phải thỏa hiệp với tiêu cực, cả tranh tụng lẫn tư vấn. Không ít luật sư là "đạo diễn" chính trong "trò chơi" này. Thiệt hại trước hết thuộc về người dân yếu thế, thiệt hại lớn hơn thuộc về xã hội.
    Chạy án, lobby đã kìm hãm mạnh mẽ sự phát triển bình thường của nền kinh tế, nó làm méo mó các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại. Nó làm mất lòng tin của người dân, doanh nghiệp về chính sách, chủ trương của nhà nước.
    Muốn có một nền kinh tế mạnh, trước hết cần sự minh bạch của các hoạt động tư pháp. Bài toán chống tham nhũng, chúng ta thường nghe nói nhiều đến trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước và ít chú trọng đến tiêu cực trong xét xử.
    Ông Nguyễn Hòa Bình, giữ chức Chánh án tòa án tối cao đã có những nổ lực đáng ghi nhận, nổi bật là ký Quyết định ban hành Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có hiệu lực từ ngày 1/7/2017. Hi vọng sẽ có sự thay đổi lớn trong nhận thức, hành động của các vị thẩm phán.
    Còn luật sư thì sao, vì tính độc lập của nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nên rất khó kiểm soát tình trạng "tiêu cực nghề nghiệp" của luật sư. Tuy nhiên, không vì thế mà thiếu định hướng, truyền thông về hình ảnh, tư cách đạo đức nghề nghiệp về nghề, được xem là cao quý.
    Nếu tất cả các luật sư nói không với "tiêu cực", thì sẽ thay đổi đáng kể chất lượng của công cuộc cải cách tư pháp và tất yếu vị thế, vai trò của luật sư sẽ cao hơn nhiều lần so với hiện nay.

    Mình nghĩ rằng ở nước mình cũng không có quá ít các luật sư giỏi và danh tiếng. Cũng nên quá phủ nhận những thành quả mà các luật sư đã mang lại cho đương sự. 

    Họ khó mà có thể đấu tranh kịch liệt để mang lại lợi ích mà khách hàng cần. Lúc này thì như cách mà Ông cha vẫn dùng là phải mền mỏng, khuyên nhủ và dùng các biện pháp khác mà hợp pháp để mang về cho đương sự của mình lợi ích cao nhất.

    Nếu như không thể mang lại quyền lợi hợp pháp cho đương sự của mình thì cũng đã không thể gọi là luật sư. Không phải rằng lúc nào dùng biện pháp mạnh mới thắng được, mà nhu thì cần cương. Kết hợp những thứ đó mới có thể mang lại hiểu quả.

    Mình không phủ nhận có những con đường mang lại lợi ích cho đương sự mà không chính thống nhưng chỉ cần là điều mà pháp luật không cấm, không vi phạm pháp luật, không trái với đạo đức nghề nghiệp thì đối với Luật sư và đương sự thì đó là cách hiệu quả nhất mà họ có thể đạt được

    Hiện nay khi đã có quyết định để vị trí của Luật sư và Kiểm sát viên ngang hàng thì vai trò và vị thế của Luật sư cũng đang được nâng lên. Nên những điều mà bạn nói về sự thỏa hiệp tiêu cực cũng sẽ giảm đáng kể so với trước đây. 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
  • #465996   29/08/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Nghề nào cũng cần nói không với tiêu cực, luật sư càng không phải là ngoại lệ, vì nhìn chung luật sư khá có tiếng nói, được nhiều người tin tưởng, nhất là trên mạng xã hội. Khi càng ngày vị thế của luật sư càng cao thì lại càng đòi hỏi sự nghiêm túc công tâm của những người hành nghề luật sư trong xã hội

     
    Báo quản trị |