Những điều luật cơ bản về bạo lực học đường

Chủ đề   RSS   
  • #585145 08/06/2022

    luatsugioi_102

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:26/05/2022
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Những điều luật cơ bản về bạo lực học đường

    Vấn đề bạo lực học đường diễn ra ngày càng phức tạp.
    Vì vậy, để có thể bảo vệ con cái của chính mình, ngoài việc dạy con cách bảo vệ chính mình trước kẻ xấu, ba mẹ cũng nên hiểu rõ về pháp luật hiện hành về vấn đề trên để bảo vệ con cái thêm trọn vẹn.
     
    TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
    - Tùy theo mức độ hành vi và hậu quả gây ra thì sẽ bị xử phạt hành chính, kèm theo các chi phí chữa bệnh, chi phí sang chấn tâm lý và các chi phí bồi thường tổn thất khác nếu có (Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
    - Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây ra thiệt hại, thì bố mẹ sẽ là người chịu trách nhiệm liên đới thực hiện giải quyết trách nhiệm bồi thường dân sự.
     
    TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ
    - Trong quá tình xem xét vấn đề Bạo lực học đường có gây ra hậu quả gây ra là nghiêm trọng, nguy hiểm và đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị chí truy cứu trách nhiệm hình sự (Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).
    - Ví dụ: Tâm lý của các bạn nạn nhân có biểu hiện bất thường và có kết quả giám định thương tật, thần kinh tâm thần. Từ đó, truy tố Tội cố ý gây thương tích cho người khác nếu như hậu quả gây ra quá nặng nề.
     
    Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
    2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều sau đây:
    a) Điều 143 (tội cưỡng dâm); Điều 150 (tội mua bán người); Điều 151 (tội mua bán người dưới 16 tuổi);
    b) Điều 170 (tội cưỡng đoạt tài sản); Điều 171 (tội cướp giật tài sản); Điều 173 (tội trộm cắp tài sản); Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản);
     
    TRÁCH NHIỆM NHÀ TRƯỜNG
    - Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015: Trẻ dưới 15 tuổi trong trường hợp học tập cũng như có vấn đề gì xảy ra trong khuôn viên trường thì Nhà trường phải chịu trách nhiệm bồi thường và giải quyết các vấn đề liên quan.
    - Nhà trường sẽ KHÔNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI nếu như CHỨNG MINH được đó là Lỗi các em học sinh và Ngoài tầm kiểm soát của Nhà trường.
    - Điều 8, Điều 9, Chương III của 38/2019/TT-BLĐTBXH: Nhà trường vẫn CÓ TRÁCH NHIỆM VÀ NGHĨA VỤ GIẢI QUYẾT các vấn đề liên quan đến học sinh của mình:
     Nhà trường sẽ giải quyết trong phạm vi thẩm quyền của mình để có những sự can ngăn kịp thời để đảm bảo an toàn cho các em là nạn nhân của Bạo Lực Học Đường.
    Nhà trường sẽ đứng ra để tạo điều kiện để các bên gia đình có thể trao đổi, thỏa thuận để cùng nhau đưa ra 1 hướng giải quyết chung nhất để giải quyết ổn thỏa vấn đề trên.
    Nhà trường sẽ xem xét để đưa ra hình phạt kỷ luật như cảnh cáo, phê bình hay đánh giá hạnh kiểm trong quá trình học tập rèn luyện ở trường.
     Lãnh đạo nhà trường sẽ có thể bị xem xét kỷ luật theo quy định, nếu xuất hiện yếu tố bao che, xúi dụng, lạm quyền và tùy theo mức độ mà xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.
     
     
    763 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #586943   30/06/2022

    Những điều luật cơ bản về bạo lực học đường

    Do ảnh hưởng của môi trường, bạo lực có ở khắp nơi, ở gia đình, trường học và ngoài xã hội; các em chỉ "bắt chước” những gì mà các em trông thấy và nghe thấy hằng ngày. Một số trẻ muốn khẳng định bản thân mình trước người khác bằng cách trở thành thủ lĩnh nhóm gây hấn và bắt nạt. Vì trẻ cho rằng khi làm thủ lĩnh rồi thì sẽ không ai có thể bắt nạt và làm tổn thương trẻ được.

     
    Báo quản trị |