Những điều kiện cần biết khi lập di chúc bằng văn bản

Chủ đề   RSS   
  • #505298 21/10/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Những điều kiện cần biết khi lập di chúc bằng văn bản

     

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết và về nguyên tắc thì di chúc phải được lập thành văn bản, trừ trường hợp nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.

    Pháp luật (cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015) ghi nhận 04 loại di chúc bằng văn bản, bao gồm:

    1. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.

    2. Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

    3. Di chúc bằng văn bản có công chứng.

    4. Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

    Trong đó, mỗi loại di chúc trên có một số đặc điểm và ưu nhược nhất định như sau:

     

    Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    Di chúc bằng văn bản có người làm chứng

    Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực

    Đặc điểm

    Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc

    -Người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc;

    -Có ít nhất là hai người làm chứng;

    -Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng

    -Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

    -Người lập di chúc yêu cầu công chứng hoặc chứng thực bản di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã

    -Công chứng viên, người có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã không được công chứng, chứng thực đối với di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

    2. Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    3. Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.

    Ưu điểm

    - Người lập di chúc luôn tự mình chủ động được việc lập di chúc một cách thuận tiện (vì chỉ cần có người lập di chúc và viết ra ý chí của họ);

    - Không mất phí;

    -Việc sửa đổi, bổ sung cũng dễ dàng.

    - Tính bảo đảm cao hơn do có người làm chứng.

    -Tính đảm bảo cao nhất, đảm bảo tính chính xác trong việc ghi nhận lại ý chí của người lập di chúc.

    Nhược điểm

    Tính xác thực, bảo đảm thực hiện không cao khiến di chúc dễ bị người khác lợi dụng làm giả.

    -Lập và sửa đổi di chúc mất thời gian;

    -Lập và sửa di chúc đi lại mất thời gian;

    -Mất phí

    Những điều kiện cần lưu ý để di chúc bằng văn bản có hiệu lực như sau:

    1. Quy định về độ tuổi người lập di chúc:

    – Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì di chúc phải được người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
    – Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

    - Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    2. Quyền của người lập di chúc

    – Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
    – Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
    – Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
    – Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
    – Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

    3. Về hình thức di chúc:

    Di chúc được lập thành văn bản thì gồm có các nội dung sau:
    – Ngày, tháng, năm lập di chúc;
    – Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
    – Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
    – Di sản để lại và nơi có di sản;
    – Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.

    4. Điều kiện về cách trình bày nội dung di chúc

    Theo quy đinh của pháp luật, khi viết di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, bởi việc viết không rõ ràng sẽ rất dễ gây hiểu nhầm. Di chúc cũng nên được trình bày sạch sẽ, tránh việc tẩy xóa. Nếu có tẩy xóa, sửa chữa trong di chúc thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa. Việc ký tên này nhằm tránh khả năng có người khác thay đổi, làm sai lệch nội dung di chúc.

     Nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc, tránh việc người khác thay đổi nội dung hay thêm bớt trang di chúc.

    5. Hiệu lực pháp luật của di chúc

    – Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
    – Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
    + Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
    + Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.

    Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
    – Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
    – Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
    – Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật.

    6. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:

    – Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản:
    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.

     

     
    1886 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận