Những điều cần biết về việc thành lập công ty

Chủ đề   RSS   
  • #165581 16/02/2012

    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Những điều cần biết về việc thành lập công ty

    Những điều cần biết trước khi thành lập công ty
     
    Bạn đang có một ý tưởng kinh doanh và mong muốn được thực hiện ngay bây giờ? Nhưng bạn lại không biết bắt đầu từ đâu và làm như thế nào để công ty của bạn có thể hoạt động và được Pháp Luật công nhận? Thật đơn giản, Công ty TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT sẽ cho bạn biết những việc cần chuẩn bị trước khi thành lập doanh nghiệp như sau:
     
    A. CÁC YẾU TỐ CẦN ĐƯỢC XÁC ĐỊNH
     
    1. Ngành nghề kinh doanh
    Căn cứ vào Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, người thành lập doanh nghiệp tự lựa chọn ngành, nghề kinh doanh và ghi mã ngành, nghề kinh doanh vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Có hai loại ngành nghề là ngành nghề kinh doanh có và không có điều kiện. Xin lưu ý một số ngành nghề có điều kiện như sau:
          Ngành, nghề Giám đốc phải có chứng chỉ hành nghề như: Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân, Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân;
         Ngành nghề người giữ chức vụ quản lý phải có chứng chỉ hành nghề như: kế toán, kiểm toán, khảo sát thiết kế xây dựng, môi giới định giá bất động sản, buôn bán sản xuất thuốc, làm thủ tục thuế, thiết kế phương tiện vận tải.
      Ngành nghề cần có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền thuộc ngành nghề đó (Sở Du Lịch, Cục Điện ảnh…): sản xuất phim…
          Ngành nghề cần có vốn pháp định trước khi thành lập công ty: tổ chức quỹ tín dụng, kinh doanh bất động sản, dịch vụ bảo vệ, vận chuyển hàng không quốc tế và nội địa…
    Đối với những ngành nghề không có điều kiện, doanh nghiệp có thể bắt đầu kinh doanh sau khi đã có Giấy phép kinh doanh và hoàn thành các nghĩa vụ khai thuế ban đầu và đóng thuế môn bài.
     
    2. Xác định số lượng người tham gia góp vốn và loại hình doanh nghiệp
    Doanh nghiệp tư nhân
    -      Do 1 người làm chủ sở hữu, chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty
    -      Chịu trách nhiệm vô hạn và ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật.
    -      Không có tư cách pháp nhân, mức độ rủi ro cao, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của công ty và của chủ công ty chứ không giới hạn số vốn mà chủ công ty đã đầu tư vào công ty.
    Công ty hợp danh
    -      Có ít nhất 2 TV hợp danh là chủ sở hữu.
    -      Có thể có thành viên góp vốn và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
    -      Các thành viên có quyền lợi ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty.
    -      Mức độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn, mức độ rủi ro rất cao.
    Công ty TNHH 1 TV
    -      Công Ty TNHH 1 TV chủ sở hữu có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
    -      Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác, chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
    Công ty TNHH 2 TV trở lên
          Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
          Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng thành viên tối thiểu là hai và tối đa không vượt quá 50 người.
          Có tư cách pháp nhân, có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty.
          Ít gây rủi ro cho người góp vốn.
          Không được phát hành cổ phiếu.
    Công ty cổ phần
    -       Phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc), đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông phải có Ban kiểm soát.
    -       Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
    -       Có quyền phát hành chứng khoán ra ngoài theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
    -      Có trách nhiệm hữu hạn.
    -      Khả năng huy động vốn của rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng.
    -      Bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
     
    3. Vốn điều lệ, vốn pháp định
    Vốn điều lệ:  Tùy vào khả năng của doanh nghiệp
    Vốn pháp định:  Những ngành nghề buộc phải có vốn pháp định: Ngân hàng thương mại cổ phần (1000 tỷ), Kinh doanh bất động sản (6 tỷ), Kinh doanh cảng hàng không quốc tế (30-100 tỷ), Cho thuê tài chính (100 tỷ)…Phải có xác nhận của ngân hàng thương mại về việc doanh nghiệp đã có đủ số vốn trên.
          Xác định rõ loại tài sản nào dùng để góp vốn thành lập doanh nghiệp (tiền đồng, ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, động sản…).
          Đối với tài sản góp vốn là ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì cần phải được tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá, để làm cơ sở cho việc góp vốn và hạch toán kế toán, thuế của doanh nghiệp.
          Các nhà đầu tư thống nhất phương thức định giá và tổ chức định giá trước khi thành lập doanh nghiệp và có thể đưa vào trong hợp đồng/thỏa thuận thành lập doanh nghiệp.
     
    4. Xác định người đại diện pháp luật
    -         Chức danh người đại diện là Giám Đốc (Tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.
    -         Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải thường trú tại Việt nam; trường hợp vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
    -         Người đại diện của doanh nghiệp là người nước ngoài (bao gồm cả kiều bào) phải thường trú tại Việt Nam đồng nghĩa với việc phải có thẻ thường trú tại Việt Nam ;
     
     
    5. Đặt tên doanh nghiệp
             Tên doanh nghiệp phải viết được bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.
             Tên doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
             Không đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
             Không sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp….trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
             Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
             Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
     
    6. Địa điểm kinh doanh
             Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
             Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.
     
    7. Hợp đồng thỏa thuận thành lập doanh nghiệp
    Hợp đồng hoặc thỏa thuận này sẽ bao gồm những quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong quá trình chuẩn bị thành lập doanh nghiệp cho đến khi bắt đầu tiến hành đăng ký kinh doanh và ở giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập, xử lý trường hợp doanh nghiệp không thể thành lập được… những vấn đề mà điều lệ mẫu của cơ quan cấp phép của địa phương không quy định (ví dụ như các thỏa thuận chuyển nhượng vốn giữa các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập trong tương lai; vấn đề bảo mật thông tin giữa các nhà đầu tư; những cam kết riêng lẻ về những vấn đề hợp tác đầu tư giữa các bên trong tương lai…).
     
    B. CHUẨN BỊ HỒ SƠ
     
    1. Giấy tờ tùy thân
    Chứng minh nhân dân/hộ chiếu có công chứng không quá 3 tháng và còn hiệu lực không quá 15 năm của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.
    Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận… đối với ngành kinh doanh có điều kiện.
     
    2. Hồ sơ đăng ký
             Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
             Điều lệ Công ty
             Biên bản họp
             Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 1TV, 2TV, Cổ phần)
    Quyết định bổ nhiệm Giám đốc
    Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng
     
    C. QUY TRÌNH VÀ THỜI GIAN LÀM VIỆC TẠI PHÒNG ĐKKD – SỞ KẾ HOẠCH TP.HCM
     Soạn thảo hồ sơ.
    Đại diện Pháp Luật lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp hồ sơ.
    7 ngày sau nhận Giấy phép đăng ký kinh doanh.
    Cập nhật bởi ntdieu ngày 05/03/2012 07:39:38 CH Ghép các chủ đề liên quan

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    17746 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thuytien120490 vì bài viết hữu ích
    Luatthanhdat2 (27/09/2013) anhdv352 (05/03/2012) ntdieu (05/03/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #165744   16/02/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Cám ơn bạn #0072bc; font-size: 13px;">thuytien120490. Tiện thể bạn có thể cho biết luôn những điều cần lưu ý trong khi và sau khi thành lập công ty không?

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #165874   17/02/2012

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Maiphuong5 viết:
        Cám ơn bạn thuytien120490. Tiện thể bạn có thể cho biết luôn những điều cần lưu ý trong khi và sau khi thành lập công ty không?


    Cái chị này bon chen thật, em cho chị những điều cần lưu ý và cần biết (biết trước, biết sau khi thành lập luôn) để chị thành lập công ty đây, à không DPI Tp HCM cho chị biết chứ , chị cứ thoải mái lick và chọn nhé, cheer! 

    http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/vie/news_detail.asp?period_id=1&cat_id=42&news_id=839#content


    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    thuytien120490 (17/02/2012) Maiphuong5 (17/02/2012) anhdv352 (05/03/2012)
  • #168485   27/02/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Những điều cần biết sau khi thành lập công ty

    Bạn đã cầm trên tay Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bao gồm (Mã số thuế + Mã số doanh nghiệp + Mã số xuất nhập khẩu) và các thông tin riêng của công ty mình. Nhưng vẫn còn nhiều quy định bạn cần phải thực hiện đúng, đủ theo quy định của pháp luật. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp các thủ tục pháp lý ban đầu đó, Công ty TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT xin lưu ý Quý khách hàng một số điểm quan trọng cần làm ngay sau khi thành lập công ty:

     A.     TRÌNH TỰ CÁC CÔNG VIỆC CẦN LÀM

        Nếu phát hiện nội dung Giấy phép kinh doanh được cấp chưa chính xác, doanh nghiệp có quyền gửi thông báo yêu cầu cơ quan Đăng ký kinh doanh hiệu đính lại cho phù hợp với hồ sơ Đăng ký mà doanh nghiệp đã nộp.

        Ngay sau khi có Giấy CNĐKKD Doanh nghiệp liên hệ Công an Thành phố (số: 459 Trần Hưng Đạo, Quận 1) để được hướng dẫn thủ tục làm con dấu.

        Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên báo viết hoặc báo điện tử 03 số liên tiếp (Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2005);

        Treo biển tại trụ sở của công ty đúng quy định;

        Gửi thông báo về việc đã góp đủ vốn cho Phòng Đăng ký kinh doanh (trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn). Nếu vốn góp là tài sản có đăng ký hoặc quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng đất cho Công ty tại cơ quan nhà nước có thầm quyền.

        Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với Cơ quan ĐKKD trong thời hạn15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD.

        Lập sổ đăng ký thành viên/cổ đông, chứng nhận góp vốn theo quy định tại Điều 28, Điều 60 – Luật Doanh nghiệp và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày.

        Lập sổ sách kế toán của doanh nghiệp;

        Kể từ ngày 13/07/2009, khi được cấp Giấy Chứng nhận ĐKKD thì doanh nghiệp đã được cấp luôn Mã số thuế. Trước khi đăng ký kê khai thuế, sau 10 ngày kể từ ngày nhận được Giấy CN ĐKKD, người Đại diện Pháp Luật của Doanh Nghiệp phải liên hệ trực tiếp Phòng kê khai kế toán thuế tại Cục Thuế Tp.HCM, số 140 Nguyễn Thị Minh Khai để nhận phiếu chuyển. Khi đi nhớ mang theo Giấy Chứng nhận ĐKKD, con dấu và CMND.

        Lập hồ sơ khai thuế ban đầu và nộp thuế môn bài cho Chi cục thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

        Đặt in hóa đơn VAT

    B.     CÁC LOẠI THUẾ PHẢI NỘP

    1. THUẾ MÔN BÀI: 1 năm/lần. Nộp thuế trong vòng 10 ngày hoặc ngày cuối cùng của tháng sau khi có Giấy Phép Kinh Doanh và đã hoàn tất thủ tục khai thuế. Những năm tiếp theo khai Thuế môn bài chậm nhất vào ngày 30/01.

    Hạn mức nộp: (Căn cứ: Thông tư số 42/2003/TT – BTC ngày 07/05/2003).

    Bậc thuế môn bài           Vốn đăng ký                      Mức thuế môn bài cả năm

    Bậc 1                           Trên 10 tỷ đồng                     3.000.000đ
    Bậc 2                     Từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng         2.000.000đ

    Bậc 3                  Từ 2 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng      1.500.000đ

    Bậc 4                         Dưới 2 tỷ đồng                         1.000.000đ

     2.  THUẾ GTGT (VAT):

    Khai thuế hàng tháng: 1 tháng/lần ngay cả không phát sinh doanh thu.

    -         Khai thuế: hồ sơ gồm Tờ khai thuế GTGT tháng; Bảng kê hóa đơn mua và bán hàng hóa/dịch vụ; Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tài chính. Khai trước ngày 20 hàng tháng tại Chi cục Thuế quận/huyện.

    -         Nộp thuế: Trong kỳ kê khai, nếu có phát sinh nghĩa vụ thuế, doanh nghiệp phải viết giấy nộp tiền (theo mục lục Ngân sách Nhà Nước) và nộp thuế đã tính vào Kho Bạc Nhà Nước trước ngày 22 của tháng tiếp theo của kỳ tính thuế.

    Quyết toán thuế cuối năm: 1 năm/lần vào cuối năm.

    -         Hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và lập Báo cáo tài chính năm (theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính).

    -         Nộp quyết toán thuế hồ sơ gồm: Tờ khai tự quyết toán Thuế GTGT và Báo cáo tài chính năm tại Chi cục thuế quận/huyện. Thời hạn: 30 ngày đối với DNTN và Công ty Hợp danh; 90 ngày đối với Công ty Cổ phần và Công ty TNHH kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

    -         Nếu điều chỉnh số liệu đã kê khai thì Nộp tờ khai tự quyết toán có nội dung điều chỉnh trước ngày 25/1 năm tiếp theo.

    3.  THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP:

    Kê khai hàng quý: 1 quý/lần.

    -         Khai thuế: Hồ sơ bao gồm Tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý (Theo mẫu thống nhất của Bộ Tài chính ban hành). Khai từng quý, chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo.

    -         Nộp thuế: Doanh nghiệp viết giấy nộp tiền (theo mục lục Ngân sách Nhà Nước) và nộp thuế đã tính vào Kho Bạc Nhà Nước trước ngày thứ 30 của quý kê khai.

    Quyết toán thuế cuối năm: 1 năm/lần vào cuối năm.

    -         Hoàn thành hệ thống sổ sách kế toán và lập Báo cáo tài chính năm (Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính).

    -         Nộp quyết toán thuế hồ sơ gồm: Tờ khai tự quyết toán Thuế TNDN và Báo cáo tài chính năm tại Chi cục thuế quận/huyện. Thời hạn: 30 ngày đối với DNTN và Công ty Hợp danh; 90 ngày đối với Công ty Cổ phần và Công ty TNHH kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

    -         Doanh nghiệp nộp bằng 25% lợi nhuận DN trong đợt quyết toán cuối năm.

    -         Khi quyết toán, theo số liệu của Báo cáo tài chính, nếu số thuế TNDN nộp chưa đủ, DN phải nộp trong thời hạn 10 ngày tính từ ngày nộp quyết toán năm.

    C.  XỬ LÝ TRONG TRƯỜNG HỢP CHẬM KÊ KHAI THUẾ VÀ NỘP THUẾ

    Xử phạt đối với chậm nộp hồ sơ khai thuế:

    -         Từ 05-10 ngày phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ – 1.000.000đ

    -         Từ 10 – 20 ngày phạt 200.000đ – 2.000.000đ

    -         Từ trên 20 – 30 ngày phạt 300.000đ – 3.000.000đ

    -         Từ trên 30 – 40 ngày phạt 400.000đ – 4.000.000đ

    -         Từ trên 40 – 90 ngày.Phạt 500.000đ – 5.000.000 đ

    Xử phạt đối với hành vi chậm nộp tiền thuế

    -         Mức xử phạt là 0.05%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp đối với hành vi vi phạm thời hạn nộp tiền thuế.

    -         Số ngày chậm nộp tiền thuế bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ.

    D.     QUY ĐỊNH VÀ NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

    1.      QUY ĐỊNH SỬ DỤNG GIẤY CNĐKKD VÀ ĐK THUẾ

    -      Xuất trình Giấy CNĐKKD & ĐK Thuế khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

    -      Nghiêm cấm sửa chữa, tẩy xóa nội dung Giấy CNĐKKD & ĐK Thuế Nghiêm cấm cho thuê, cho mượn Giấy CNĐKKD & ĐK Thuế.

    -      Khi mất phải khai báo với cơ quan công an, cơ quan đăng ký kinh doanh và làm thủ tục cấp lại Giấy CNĐKKD & ĐK Thuế theo quy định.

    -      Giấy CNĐKKD không có giá trị xác nhận quyền sở hữu hoặc sử dụng hợp pháp địa điểm trụ sở chính của doanh nghiệp.

    2.      TRƯỜNG HỢP THU HỒI CNĐKKD & ĐK THUẾ  (trích khoản 2 điều 165 luật doanh nghiệp 2005)

    Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy CNĐKKD và bị xóa tên trong số đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây:

    -      Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo;

    -      Đại diện Pháp Luật là người bị cấm thành lập doanh nghiệp.

    -      Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong 6 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy CNĐKKD hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính.

    -      Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc ngừng hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh trong 12 tháng liên tục.

    -      Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 163 của luật doanh nghiệp đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản

    -      Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.

    3.      NGHĨA VỤ CỦA DOANH NGHIỆP

    -         Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu của doanh nghiệp tại trụ sở chính của doanh nghiệp theo quy định tại Điều 12 Luật Doanh nghiệp.

    -         Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề;

    -         Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.

    -         Kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

    -         Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

    -         Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố.

    -         Thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo mẫu quy định; khi phát hiện các thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

    -         Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh.

    -         Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho Cơ quan ĐKKD và Cơ quan thuế chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh.

    -         Người thành lập doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính đầy đủ, hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.

    -         Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau đăng ký doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác trong quá trình hoạt động.

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 05/03/2012 07:38:25 CH Sửa bố cục

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuytien120490 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (05/03/2012)
  • #169571   02/03/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Cách đặt tên công ty đúng quy định

    Xu hướng hiện nay, ngoài chuyện làm thế nào để kinh doanh có lãi, các doanh nghiệp còn quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu từ tên công ty. Nhưng đặt tên như thế nào để không không bị trùng, gây nhầm lẫn, đặc biệt có thể tạo nên một thương hiệu mạnh?

    A. TÊN DOANH NGHIỆP

    1.Tên doanh nghiệp phải đầy đủ hai hoặc ba thành tố sau đây:

    Loại hình doanh nghiệp + (Ngành, nghề có đăng ký) + Tên riêng của doanh nghiệp.

    Vd:    CÔNG TY TNHH NIỀM TIN VIỆT

               CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    2. Tên doanh nghiệp phải được viết từ Bảng Chữ Cái Tiếng Việt, có thể có thêm chữ số hoặc ký hiệu.

    Vd:  CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ SỐ 9

             CÔNG TY TNHHTƯ VẤN ĐẦU TƯ VI & VI

    3. Tên tập đoàn kinh tế nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

    Vd:            TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM

    4. Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký (phạm vi toàn quốc), trừ những doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp đã giải thể. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Ví dụ:

    Được:       CÔNG TY TNHH GIA HƯNG

    CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH GIA HƯNG

    CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ MÁY TÍNH GIA HƯNG

    Không được đặt trùng loại hình + (ngành nghề) + tên riêng:

    CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    5. Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

    Vd:          CÔNG TY LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

    6. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

    Vd:            CÔNG TY TNHH CHU VĂN AN

    7. Tên nước ngoài và tên viết tắt: là tên được dịch chính xác từ tên Tiếng Việt đăng ký. Ví dụ:

    Tên tiếng việt:   CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Tên nước ngoài:  NIEM TIN VIET INVESTMENT CONSULTANT COMPANY LIMITED

    Tên viết tắt:   NTV CO.,LTD

    8.Trước khi đăng ký đặt tên doanh nghiệp, doanh nghiệp tham khảo tên các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa chỉ để tránh đặt trùng hay nhầm lẫn:  http://giayphepkinhdoanh.vn/tra-cuu-ten-cong-ty/

    B. TÊN CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

    1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được.

    2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với đăng ký thành lập chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với đăng ký thành lập văn phòng đại diện, hình thức tổ chức của địa điểm kinh doanh.

    Vd:      CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    3. Đối với những doanh nghiệp Nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuytien120490 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (05/03/2012) hiyatuongda (04/03/2012)
  • #170040   05/03/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Quy định về đặt trụ sở công ty

    Nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ việc đặt trụ sở công ty. Thật ra, chuyện này không đơn giản chút nào. Việc đặt trụ sở công ty ở đâu? thay đổi trụ sở thế nào? Cần xem xét không chỉ  ở khía cạnh doanh nghiệp, mà còn phải xem xét ngành kinh doanh của bạn, theo Luật có được phép đặt trụ sở chính công ty ở khu vực đó hay không. Chính vì thế mà Công Ty Niềm Tin Việt sẽ tư vấn cho bạn một số điều cần lưu ý và quy định về việc đặt trụ sở công ty để bạn nắm rõ và có quyết định đúng về việc đăng ký trụ sở chính của công ty mình ngay từ ban đầu, nhằm tránh các rắc rối về sau.

    Trụ sở chính doanh nghiệp (Luật Doanh Nghiệp 2005)

    -         Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp.

    -         Phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

    -         Có địa chỉ xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    VD: CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Địa chỉ: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TP.HCM

    -         Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường.

    -         Thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Ngành nghề kinh doanh trong việc đặt trụ sở chính

    -         Doanh nghiệp không nhất thiết phải kinh doanh hết những ngành nghề đã đăng ký với Cơ Quan chức năng.

    -         Nếu kinh doanh nhóm ngành sản xuất, chế biến, nuôi trồng…doanh nghiệp không được đặt trụ sở chính tại khu dân cư, trung tâm thành phố mà chỉ đặt ở các vùng lân cận, xa khu dân cư. Trường hợp doanh nghiệp muốn đặt trụ sở chính trong thành phố, thì doanh nghiệp chỉ được buôn bán, trao đổi, trưng bày sản phẩm, và doanh nghiệp phải thành lập chi nhánh/địa điểm kinh doanh tại các vùng lân cận để thực hiện công việc chế biến, sản xuất và nuôi trồng…của doanh nghiệp.

    Thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh (Luật Doanh Nghiệp 2005)

    -         Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền. Địa điểm kinh doanh là nơi hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp được tổ chức thực hiện. Địa điểm kinh doanh có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính.

    -         Ngành, nghề kinh doanh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

    -         Phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó.

    VD: CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    -            Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện, chi nhánh tại một địa phương theo địa giới hành chính.

    -            Hồ sơ thành lập bao gồm: Thông báo, Quyết định, Biên bản họp

    Thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp (Luật Doanh Nghiệp 2005) bao gồm 2 bước:

    -            Bước 1: Thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính.

    -            Bước 2:

    Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính đến nơi khác trong phạm vi tỉnh, thành phố: Soạn hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở và gởi đến Cơ quan đăng ký, sau 5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh mới và hoàn toàn được chuyển công ty về trụ sở mới.

        Trường hợp chuyển địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố khác: Soạn hồ sơ thay đổi địa chỉ trụ sở và gởi đến Cơ quan đăng ký nơi đặt trụ sở mới, sau 5 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy phép kinh doanh mới, sau đó gởi bản sao Giấy phép kinh doanh mới đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi trước đây doanh nghiệp đã đăng ký.

    Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

    Hồ sơ thay đổi bao gồm: Thông báo, Điều lệ, Biên bản họp, Quyết định, Giấy phép kinh doanh bản chính.

    Vi phạm các quy định về kê khai trụ sở doanh nghiệp

    Doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 – 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    -         Kê khai địa chỉ trụ sở không có thật trên bản đồ hành chính.

    -         Kê khai trụ sở nhưng thực tế không giao dịch tại trụ sở đó.

    -         Kê khai địa chỉ trụ sở mà không thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của mình.

    -         Kê khai không trung thực, không chính xác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi ở hiện tại, nơi tạm trú của những người quản lý doanh nghiệp.

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn thuytien120490 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (05/03/2012) hiyatuongda (05/03/2012) anhdv352 (05/03/2012)
  • #171549   13/03/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Quy định chung về vốn điều lệ

    Luật không quy định mức vốn điều lệ cho từng loại hình công ty, tuy nhiên Công Ty TNHH Niềm Tin Việt khuyên các doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định sau đây, để tìm hiểu về thời hạn góp vốn của các cổ đông/thành viên và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty.


    Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Khác với Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.


    Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật vì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện sổ sách kế toán, các khoản hạch toán, lãi vay…Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp Luật.


    Hiện nay chúng ta đều biết có một số điểm mâu thuẫn giữa Luật Doanh Nghiệp 2005 và Nghị định102/2010/NĐ-CP về thời hạn góp vốn điều lệ của các cổ đông/thành viên. Công Ty TNHH Niềm Tin Việt xin nêu ra và cũng có một số lời khuyên dành cho các nhà đầu tư để tránh các rủi ro đáng tiếc.


    1/ Công Ty TNHH


    Mức vốn điều lệ do nhà đầu tư định mức. Luật cho phép các thành viên không cần phải góp đủ số vốn điều lệ tại thời điểm nộp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên mâu thuẫn của Luật ban hành nằm tại thời gian góp đủ vốn:


    Theo qui định của Luật Doanh nghiệp không hề có một giới hạn về mặt thời gian nào cho việc hoàn thành nghĩa vụ góp vốn điều lệ của các cổ đông/thành viên. Và giải pháp cho việc chấm dứt góp vốn giữ các thành viên của Luật Doanh nghiệp, theo khoản 3 Điều 39 là: “Sau thời hạn cam kết lần cuối mà vẫn có thành viên chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp được xử lý theo một trong các cách:


    a)                 Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp;


    b)                Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty;


    c)                 Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty”


    Còn theo Nghị định102/2010/NĐ-CP về thời hạn góp vốn điều lệ của các cổ đông/thành viên thì thời hạn để thành viên hoàn thành nghĩa vụ góp cho đủ vốn điều lệ trong giấy Đăng ký kinh doanh là 36 tháng kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


    ð  Công Ty TNHH Niềm Tin Việt khuyên các nhà đầu tư nên thực hiện theo Nghị định102/2010/NĐ-CP vì sẽ chấm dứt tình trạng nợ vốn không thời hạn của thành viên công ty TNHH.


    ð  Nếu trong thời gian 36 tháng các thành viên không góp đủ vốn điều lệ, doanh nghiệp có thể đăng ký giảm vốn điều lệ, hoặc nếu đã góp đủ và muốn góp thêm, doanh nghiệp có thể đăng ký tăng vốn điều lệ. Tuy nhiên cần chú ý loại hình Công Ty TNHH 1TV và Công Ty TNHH 2 TV.


    Công Ty TNHH 1TV (Điều 76 Luật Doanh Nghiệp 2005)


    1. Không được giảm vốn điều lệ.


    2. Tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.


    3. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.


    Công Ty TNHH 2TV (Điều 60 Luật Doanh Nghiệp 2005)


    a) Tăng vốn điều lệ


    Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:


    ­         Tăng vốn góp của thành viên;


    ­         Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;


    ­         Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.


    Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác.


    Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.


    b) Giảm vốn điều lệ:


    ­         Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;


    ­         Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;


    ­         Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.


    Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh.


    Cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.


    2/ Công Ty Cổ Phần


    Tiếp tục có sự mâu thuẫn, theo Luật Doanh Nghiệp 2005 vốn điều lệ của CTCP do các cổ đông sáng lập tự thỏa thuận và ghi vào điều lệ của công ty. Nhưng các cổ đông sáng lập có thể mua hoặc không mua hết vốn điều lệ và chỉ cần góp 20% cổ phần phổ thông của mình tại thời điểm Đăng ký kinh doanh. 80% còn lại là cổ phần chào bán (phát hành) sẽ được dùng để huy động vốn thời hạn 03 năm. Đây là đặc trưng của công ty Cổ Phần trước giờ mà người ta còn hay gọi là công ty mở.


    Còn theo  Nghị định102/2010/NĐ-CP quy định các cổ đông phải góp đủ theo vốn điều lệ đã đăng ký trong vòng 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Số cổ phần được quyền phát hành bao gồm số cổ phần đã đăng ký mua tại thời điểm đăng ký kinh doanh và số cổ phần sẽ phát hành thêm trong thời hạn 03 năm, kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được ghi tại Điều lệ công ty.


    Thời hạn góp vốn, tăng/giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần cũng có nhiều điểm phức tạp và chưa thống nhất, không thể đưa ra tất cả trường hợp và giải thích các thuật ngữ tại đây. Vì thế nếu bạn chọn loại hình công ty Cổ Phần, hãy liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn cặn kẽ về vấn đề này và giúp doanh nghiệp chọn được con đường tốt nhất. (Hotline: 0939 790 886 – 0903 747 886 Mr Thắng).


    3/ Công Ty Hợp Danh và Doanh nghiệp Tư Nhân


    Công Ty Hợp Danh/Doanh nghiệp Tư Nhân được quyết định mức vốn điều lệ. Khi muốn tăng/giảm vốn điều lệ, chủ công ty hợp danh/doanh nghiệp tư nhân phải thông báo về việc thay đổi vốn với Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh sẽ cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho Doanh nghiệp của bạn.


    v Trường hợp giảm vốn điều lệ đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, doanh nghiệp chỉ được đăng ký giảm vốn điều lệ, nếu mức vốn đăng ký sau khi giảm không thấp hơn mức vốn pháp định áp dụng đối với ngành, nghề đó.


    4/ Hồ sơ đăng ký tăng/giảm vốn điều lệ:


    ­         Thông báo thay đổi vốn điều lệ.


    ­         Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ.


    ­         Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ.


    ­         Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới tiếp nhận vào công ty( nếu có tiếp nhận thành viên mới).


    ­         Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ). Đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50%, báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.


    ­         Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của  thành viên mới góp vốn vào công ty.


    ­         Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
  • #172027   15/03/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Quy định mới về việc góp vốn

    1.         GÓP VỐN là việc các thành viên/cổ đông chuyển tài sản của mình vào công ty, để trở thành chủ sở hữu hoặc các đồng sở hữu công ty.

    2.         QUY TRÌNH GÓP VỐN:

    BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH ĐỐI TƯỢNG GÓP VỐN

    Tất cả các tổ chức là pháp nhân, bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính và mọi cá nhân không phân biệt quốc tịch và nơi cư trú, nếu không thuộc đối tượng quy định tại Điều 13 của Luật Doanh nghiệp đều có quyền góp vốn, mua cổ phần với mức không hạn chế tại doanh nghiệp theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp, trừ thêm các trường hợp sau đây:

    - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ/chồng của người đó không được phép góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý (cơ quan nhà nước), đối với ngành nghề khác thì có quyền góp vốn.

    - Công chức không thể góp vốn vào công ty TNHH vì người góp vốn thì đương nhiên là thành viên Hội đồng thành viên và được coi là người quản lý công ty;

    - Công chức chỉ được góp vốn vào công ty cổ phần với tư cách là cổ đông mà không được tham gia Hội đồng quản trị, được góp vốn vào công ty hợp danh với tư cách là thanh viên góp vốn.

    BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH LOẠI TÀI SẢN GÓP VỐN

    TÀI SẢN góp vốn có thể là:

    -         Tiền Việt Nam.

    -         Ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.

    -         Giá trị quyền sử dụng đất.

    -         Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…

    Việc góp vốn bằng tài sản phải có xác nhận bằng biên bản.

    Đối với tài sản là giá trị quyền sử dụng đất, người góp vốn còn phải:

    -         Là người có quyền sở hữu và sử dụng đất hợp pháp, được Luật Pháp công nhận.

    -         Trước khi góp vốn vào công ty, phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu/sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không phải chịu lệ phí trước bạ.

    BƯỚC 3: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN GÓP VỐN

    -         Tất cả các thành viên sáng lập có quyền tự định giá, định giá theo nguyên tắc nhất trí hoặc theo một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Không bắt buộc phải có xác nhận của cơ quan nhà nước hoặc công chứng.

    -         Khi có thành viên mới góp vốn hoặc khi có yêu cầu định giá lại tài sản góp vốn, người định giá phải là Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị.

    -         Nếu định giá cao hơn so với giá thực tế tại thời điểm góp vốn, người góp vốn và người định giá phải góp đủ số vốn như đã được định giá. Nếu gây thiệt hại cho người khác thì phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường.

    BƯỚC 4: CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN GÓP VỐN

    -         Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.

    -         Công ty TNHH hai thành viên trở lên: sau khi góp đủ vốn của mình vào công ty, thành viên được công ty cấp Giấy Chứng nhận phần vốn góp. Nếu bị mất, bị rách, cháy, hoặc bị thiêu hủy dưới bất kỳ hình thức nào thì thành viên được cấp lại Giấy chứng nhận phần vốn góp và phải trả chi phí do công ty quy định.

    -         Đối với công ty Cổ phần: sau khi góp đủ vốn của mình vào công ty, công ty cấp cổ phiếu theo yêu cầu của cổ đông. Cổ phiếu có thể cấp dưới dạng Chứng chỉ do công ty phát hành hoặc bút toán xác nhận quyền sở hữu một số cổ phần của công ty. Cổ phiếu phải đăng ký tại sổ đăng ký cổ đông của công ty cổ phần để xác lập quyền và nghĩa vụ cổ đông.

    1.         3.     TRƯỜNG HỢP MUỐN CHUYỂN NHƯỢNG PHẦN VỐN GÓP

    Đối với công ty TNHH 2 TV: Doanh nghiệp có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác theo quy định sau đây:

    ¬         Phải chào bán phần vốn đó cho các thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện.

    ¬         Chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là thành viên nếu các thành viên còn lại của công ty không mua hoặc không mua hết trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày chào bán.

    1.         4.     TRƯỜNG HỢP MUA LẠI PHẦN VỐN GÓP

    ¬         Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.

    ¬         Nếu không thoả thuận được về giá thì công ty phải mua lại phần vốn góp của thành viên đó theo giá thị trường hoặc giá được định theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 15ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

    ¬         Nếu công ty không mua lại phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này thì thành viên đó có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc người khác không phải là thành viên.

    1.         5.     TRƯỜNG HỢP MUỐN THAY ĐỔI PHẦN VỐN GÓP

    Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.

    1.         6.     XỬ LÝ PHẦN VỐN GÓP TRONG TRƯỜNG HỢP KHÁC

    ¬         Nếu thành viên là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của thành viên đó là thành viên của công ty.

    ¬         Nếu thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người giám hộ.

    ¬         Phần vốn góp của thành viên được công ty mua lại hoặc chuyển nhượng theo quy định tại Điều 43 và Điều 44 của Luật này trong các trường hợp sau đây: a) Người thừa kế không muốn trở thành thành viên; b) Người được tặng cho theo quy định tại khoản 5 Điều này không được Hội đồng thành viên chấp thuận làm thành viên;c) Thành viên là tổ chức bị giải thể hoặc phá sản.

    ¬         Trường hợp phần vốn góp của thành viên là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì phần vốn góp đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

    ¬         Thành viên có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác.

    ¬         Trường hợp người được tặng cho là người có cùng huyết thống đến thế hệ thứ ba thì họ đương nhiên là thành viên của công ty. Trường hợp người được tặng cho là người khác thì họ chỉ trở thành thành viên của công ty khi được Hội đồng thành viên chấp thuận.

    ¬         Trường hợp thành viên sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì người nhận thanh toán có quyền sử dụng phần vốn góp đó theo một trong hai cách sau đây:a) Trở thành thành viên của công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận;b) Chào bán và chuyển nhượng phần vốn góp đó theo quy định tại Điều 44 của Luật này.

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
  • #172476   17/03/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Ngành nghề cần có vốn pháp định

    Muốn kinh doanh không chỉ cần có ý tưởng mà yêu tố không bao giờ thiếu chính là nguồn vốn. Một số lĩnh vực kinh doanh vốn không phải là yếu tố quyết định cho sự thành công nên Nhà nước không yêu cầu chứng minh nguồn vốn. Nhưng bên cạnh đó có một số nghành nghề đòi hỏi nguồn vốn lớn vì giá trị những mặt hàng kinh doanh có giá trị cao hoặc mang tính rủi ro nhiều như: tổ chức tín dụng, ngân hàng, kinh doanh bất động sản, hàng không, vận tải quốc tế… Chính vì vậy Nhà nước yêu cầu một số nghành nghề kinh doanh cần chứng minh nguồn vốn trước khi cấp giấy phép kinh doanh. Và nguồn vốn đó được gọi là: vốn pháp định


    NGÀNH NGHỀ KINH DOANH YÊU CẦU PHẢI CÓ VỐN PHÁP ĐỊNH KHI ĐĂNG KÝ KINH DOANH


    I.     Tổ chức tín dụng (Nghị định141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)


    1.     Ngân hàng thương mại cổ phần: 1000 tỷ đồng


    2.     Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD


    II.    Quỹ tín dụng nhân dân (Nghị định141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)


    1.     Quỹ tín dụng nhân dân trung ương: 1000 tỷ đồng


    2.     Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0.1 tỷ đồng


    III.  Tổ chức tín dụng phi ngân hàng (Nghị định141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006)


    1.     Công ty tài chính: 300 tỷ đồng


    2.     Công ty cho thuê tài chính: 100 tỷ đồng


    IV.    Kinh doanh bất động sản: 6 tỷ đồng (Điều 3 NĐ153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007)


    V.       Dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ đồng (Điều 13 NĐ104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007)


    VI.     Dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ đồng (không được kinh doanh các ngành, nghề và dịch vụ khác ngoài Dịch vụ bảo vệ) (NĐ52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008)


    VII.    Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: 5 tỷ đồng (Điều 3 NĐ126/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007)


    VIII.   Sản xuất phim: Doanh nghiệp phải có GCN đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp trước khi ĐKKD (Điều 11 NĐ96/2007/NĐ-CP ngày 6/6/2007)


    IX.        Kinh doanh cảng hàng không: (Khoản 1 Điều 22 NĐ83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

    1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 100 tỷ đồng

    2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 30 tỷ đồng


    X.  Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không: (Khoản 2 Điều 22 NĐ83/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007)

    1. Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: 30 tỷ đồng

    2. Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: 10 tỷ đồng


    XI.  Kinh doanh vận chuyển hàng không: (Khoản 1 Điều 8 NĐ76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)

    1. Vận chuyển hàng không quốc tế:

    - Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 500 tỷ đồng

    -  Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 800 tỷ đồng

    -  Khai thác trên 30 tàu bay: 1000 tỷ đồng

    2. Vận chuyển hàng không nội địa:

     -  Khai thác từ 1 đến 10 tàu bay: 200 tỷ đồng

    -  Khai thác từ 11 đến 30 tàu bay: 400 tỷ đồng

    -  Khai thác trên 30 tàu bay: 500 tỷ đồng


    XII.  Kinh doanh hàng không chung: 50 tỷ đồng (Khoản 2 Điều 8 NĐ76/2007/NĐ-CP ngày 9/5/2007)

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
  • #172592   17/03/2012

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


        Cám ơn bạn #0072bc; font-size: 13px;">thuytien120490 đã cung cấp những thông tin rất bổ ích cho mọi người cùng được biết.

        Nhưng, mình tình cờ phát hiện Phần I, II và III bao gồm những thông tin chưa được update mới nhất. Do vậy con số là chưa chính xác lắm.

        Cung cấp thêm thông tin cho bạn, đến thời điểm hiện nay mức vốn pháp định áp dụng tại Phần I, II và III áp dụng theo Nghị định 10/2011.

        Mong bạn thông cảm và một lần nữa cám ơn bạn nhiều.

        Xin lưu ý ở những phần khác, mình không có ý kiến.

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (10/12/2012)
  • #172299   16/03/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Điều kiện làm người đại diện pháp luật

    Đại diện Pháp Luật là phạm trù được nhắc đến nhiều và đóng vai trò rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Vì thế Luật Pháp cũng không ngoại lệ việc ban hành quy định điều kiện đối với người Đại diện Pháp Luật. Nếu không tìm hiểu và  tuân thủ chấp hành, thì doanh nghiệp sẽ gặp rắc rối trong việc kinh doanh. Vậy Luật ban hành như thế nào? Đừng lo lắng, bởi vì Công ty TNHH Niềm Tin Việt sẽ giúp bạn nắm rõ cặn kẽ trong bài viết dưới đây.

    Thế nào là người Đại diện Pháp Luật?

    Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính …vì lợi ích của doanh nghiệp.

    Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.

    Điều kiện để làm người Đại diện Pháp Luật?

    Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2005, Đại diện Pháp Luật là cá nhân:

    -         Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh Nghiệp.

    -         Đến từ bất cứ đâu, không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch.

    -         Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định tại Nghị định21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001.

    -         Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) – Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.

    -         Đối với người được giám hộ – Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật.

    -         Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.

    -         Đối với hộ gia đình - Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.

    Đại diện Pháp Luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.

    Đại diện Pháp Luật trong từng loại hình công ty:

    Trong mỗi loại hình công ty, Đại diện Pháp Luật có những chức danh khác nhau và luật quy định khác nhau về việc thành lập thêm doanh nghiệp. Vì thế bạn cần lưu ý:

    1/ Công ty TNHH 1 TV:

    -         Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.

    -         Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc Công Ty TNHH 1TV đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

    2/ Công ty TNHH 2 TV:

    -         Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.

    -         Sở hữu ít nhất 10% vốn điều lệ.

    -         Chủ tịch Hội Đồng Thành viên / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc Công Ty TNHH 2TV đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên cũng có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

    3/ Công ty Cổ Phần:

    -         Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Quản trị / Tổng Giám Đốc / Giám Đốc.

    -         Sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông.

    -         Tổng Giám Đốc /Giám Đốc Công Ty Cổ Phần không thể làm Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào khác, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty khác với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Chủ tịch Hội đồng thành viên.

    4/ Công ty Hợp Danh:

    -         Chức danh Đại diện Pháp Luật: Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc.

    -         Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. (Khoản 1, Điều 133, Luật Doanh nghiệp 2005);

    -         Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. (Khoản 2, Điều 133, Luật Doanh nghiệp 2005);

    5/ Doanh nghiệp tư nhân:

    -         Chức danh Đại diện Pháp Luật: Tổng Giám Đốc/ Giám Đốc.

    -         Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. (Khoản 3, Điều 141, Luật Doanh nghiệp năm 2005);

    -         Tổng Giám Đốc /Giám Đốc Doanh nghiệp Tư Nhân đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên /Tổng Giám Đốc/Giám Đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ công ty Cổ Phần, tuy nhiên vẫn có thể làm Đại diện Pháp Luật của công ty Cổ Phần với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

    v Khi xuất cảnh khỏi Việt Nam trong thời hạn quá 30 ngày liên tục, ĐDPL phải thực hiện các công việc sau:

    -         Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Ðiều lệ công ty.

    -        Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
  • #166380   19/02/2012

    nvdcyah
    nvdcyah
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/01/2012
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1515
    Cảm ơn: 21
    Được cảm ơn 106 lần


    NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP - ANH LÀ AI?

    Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

    Người đại diện theo pháp luật, anh là ai?


    Luật Doanh nghiệp nên chăng cho phép doanh nghiệp có hơn một người đại diện theo pháp luật, miễn là các thành viên hoặc cổ đông của doanh nghiệp đồng ý như vậy và đăng ký cho cơ quan cấp phép.
     
    Trong quá trình làm việc với công ty nước ngoài, rất nhiều luật sư gặp tình huống vui khi nhận được những hồ sơ được ký bởi luật sư của công ty mà đáng lẽ cần phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật. Lý do được giải thích rất đơn giản là luật sư là người đại diện cho công ty về những vấn đề pháp lý, chứ trong công ty của họ, không có chức danh người đại diện theo pháp luật.
     
    Tình huống trên khiến chúng ta có dịp xem lại một cách nghiêm túc vị trí pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong pháp luật Việt Nam.
     
    Luật Việt Nam quy định thế nào?
     
    Người đại diện theo pháp luật trước tiên được quy định trong Bộ luật Dân sự, theo đó đây là người đứng đầu pháp nhân (là các doanh nghiệp, trừ doanh nghiệp tư nhân không được coi là pháp nhân) và được ghi trong điều lệ hoặc quyết định thành lập. Và với tư cách người đại diện theo pháp luật, họ có quyền nhân danh doanh nghiệp xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của doanh nghiệp. 
     
    Luật Doanh nghiệp không có quy định nào cụ thể hơn về người đại diện theo pháp luật mà chỉ xác định ai là người đại diện trong doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp (chủ tịch hội đồng thành viên và giám đốc đối với công ty TNHH, chủ tịch hội đồng quản trị và giám đốc đối với công ty cổ phần...).  Có thể nói, Luật Doanh nghiệp còn nợ doanh nghiệp một quy định rõ ràng về người đại diện theo pháp luật.
     
    Trong thực tế, có quy ước chung là người đại diện theo pháp luật có quyền đại diện đương nhiên cho doanh nghiệp về cả đối nội lẫn đối ngoại. Người đại diện theo pháp luật được quyền ký kết hợp đồng, thỏa thuận mà không cần ủy quyền hoặc chấp thuận nào - nói cách khác, quyền đại diện cho doanh nghiệp của người đại diện theo pháp luật là vô hạn. Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.
     
    Việc dồn toàn bộ quyền đại diện cho doanh nghiệp vào tay người đại diện theo pháp luật dẫn đến kết quả gì?
     
    Rủi ro với bên ngoài
     
    Thói quen cho rằng quyền đại diện cho doanh nghiệp của người đại diện theo pháp luật là không hạn chế khiến doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm đến việc xác định thẩm quyền của người ký hợp đồng phía đối tác. Thói quen này rất nhiều khi là một sai lầm và tăng rủi ro cho các bên khi giao kết hợp đồng.
     
    Quyền của người đại diện theo pháp luật được quy định trong điều lệ của doanh nghiệp hoặc trong quyết định bổ nhiệm hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp. Trong rất nhiều trường hợp, người đại diện theo pháp luật chỉ là một người làm thuê và quyền của họ còn bị giới hạn trong hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp. Như vậy, quyền đại diện cho doanh nghiệp của người đại diện theo pháp luật không phải là vô hạn.
     
    Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật ký kết hợp đồng vượt quá thẩm quyền, hợp đồng đó vẫn có thể bị tòa án tuyên vô hiệu. Tòa án khi đó xem như không tồn tại hợp đồng giữa hai bên và mỗi bên về nguyên tắc phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận được. Nói cách khác, mục đích mà các bên hướng tới khi ký hợp đồng sẽ không đạt được.
     
    Ở góc độ khác, việc dồn toàn bộ quyền đại diện cho doanh nghiệp vào tay người đại diện theo pháp luật còn tạo khả năng cho người này trốn tránh trách nhiệm với đối tác từ các hợp đồng đã ký. Khi nhận thấy một hợp đồng do cấp dưới ký kết bất lợi, người đại diện theo pháp luật chỉ cần khẳng định rằng mình không hề biết việc ký kết hợp đồng đó là hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu. Doanh nghiệp mà họ đại diện nhờ vậy sẽ trốn tránh trách nhiệm phát sinh hoặc ít nhất người đại diện theo pháp luật sẽ phủi sạch trách nhiệm cá nhân của mình. Thiệt hại bây giờ sẽ chuyển sang phía đối tác.
     
    Đến ôm đồm bên trong
     
    Về mặt hoạt động, người đại diện theo pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề phát sinh như kinh doanh, thương mại, tài chính, kế toán thậm chí là các vấn đề kỹ thuật. Các nhân viên quản lý khác trong doanh nghiệp, về mặt pháp lý, chỉ là người thực hiện nhiệm vụ theo sự ủy quyền của người đại diện theo pháp luật, họ không trực tiếp chịu trách nhiệm về việc làm của mình vì người đại diện theo pháp luật mới là người chịu trách nhiệm cuối cùng về công việc ấy. Vì vậy mà họ thường không chủ động và không có động lực làm việc.
     
    Trong khi đó, người đại diện theo pháp luật, với tư cách là người chịu trách nhiệm cuối cùng, rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan: “buông” các công việc này cho nhân viên cũng không được, còn nếu ôm đồm công việc thì không đủ thời gian. Và nếu người đại diện theo pháp luật vắng mặt vì một lý do nào đó, công việc kinh doanh của doanh nghiệp ngay lập tức sẽ bị đình đốn vì không có người điều hành.
     
    Tìm một mô hình khác
     
    Từ phân tích nêu trên, có thể thấy sự bất cập và bất hợp lý trong cơ chế doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật khi mà cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp không giống nhau.
     
    Theo cách tiếp cận khác, luật công ty tại rất nhiều nước không có chức danh người đại diện theo pháp luật. Quyền hạn và trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật (như theo luật Việt Nam) được trao cho một ban giám đốc hoặc ban quản trị, trong đó từng giám đốc có quyền đại diện cho công ty về những vấn đề trong phạm vi quyền hạn của họ. Với cơ cấu này, các giám đốc sẽ tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo luật và điều lệ công ty, trừ những quyết định phải có ý kiến tập thể của ban giám đốc hoặc ban quản trị.
     
    Từ cách tiếp cận này, luật Việt Nam có thể áp dụng quy định về người đại diện theo pháp luật bằng cơ cấu ban giám đốc hoặc ban quản trị, và cho phép có hai thành viên trở lên trong ban được làm đại diện hợp pháp của doanh nghiệp để giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, theo quy định hướng dẫn của Luật Doanh nghiệp và được ghi tại điều lệ của doanh nghiệp. Qua đó nội bộ doanh nghiệp có thể phân bổ chức năng và quyền hạn của từng thành viên trong ban giám đốc hoặc ban quản trị chịu trách nhiệm trước pháp luật cho từng vấn đề cụ thể.
     
    Cơ chế này là hợp lý khi không dồn hết trách nhiệm pháp lý cho một người, nhất là khi họ không phải là người làm trực tiếp và/hoặc không có mặt tại thời điểm cần phải đại diện cho doanh nghiệp đối với các vấn đề được quy định theo luật. Cơ chế này nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân giám đốc đồng thời vẫn tận dụng được trí tuệ của cả ban giám đốc hoặc ban quản trị của doanh nghiệp. Và một điều chắc chắn là doanh nghiệp không bị ảnh hưởng quá nhiều khi một giám đốc vắng mặt như tình trạng thường thấy trong doanh nghiệp Việt Nam.
     
    Cập nhật bởi nvdcyah ngày 19/02/2012 11:26:21 CH sua lai tieu de
     
    Báo quản trị |  
  • #172711   19/03/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Ngành, nghề cần phải có chứng chỉ

    Ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ là những ngành mà đòi hỏi tính chuyên môn, kỹ thuật cao như: ngành y, dược, kiểm toán, kế toán, thiết kế… Dưới đây là danh sách ngành nghề yêu cầu cung cấp chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh.

    DANH MỤC NGÀNH, NGHỀ CẦN CÓ CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ

    I. Ngành, nghề mà pháp luật chỉ đòi hỏi Giám đốc (người đứng đầu cơ sở kinh doanh) phải có chứng chỉ hành nghề gồm:

    1. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (trong trường hợp không ủy quyền) (Đ.154 Luật Sở hữu trí tuệ; Đ.29 NĐ103/NĐ-CP ngày 22/9/2006)
    2. Dịch vụ khám chữa bệnh tư nhân; (Thông tư07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế)
    3. Dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền tư nhân; (Thông tư07/2007/TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế)

    II. Ngành, nghề mà pháp luật đòi hỏi cả Giám đốc và người khác giữ chức vụ quản lý trong công ty phải có chứng chỉ hành nghề gồm:

    1. Dịch vụ kiểm toán – 3 CCHN; (Đ.23 NĐ105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004)
    2. Dịch vụ kế toán – 2 CCHN; (Đ.41 NĐ129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004; Đ.2 TT72/2007/TT-BTC ngày 27/6/2007)

    III. Ngành, nghề mà pháp luật yêu cầu có chứng chỉ hành nghề của người giữ chức danh quản lý trong công ty gồm:

    1. Dịch vụ thú y – 1 CCHN; (Điều 63 NĐ33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005)
    2. Sản xuất, mua bán thuốc thú y; thú y thủy sản – 1 CCHN (Pháp lệnh Thú y)
    3. Giám sát thi công xây dựng công trình – 1 CCHN (Đ.87 Luật Xây dựng)
    4. Khảo sát xây dựng – 1 CCHN; (Đ.49 Luật Xây dựng)
    5. Thiết kế xây dựng công trình – 1 CCHN; (Đ.56 Luật Xây dựng)
    6. Hành nghề dược – 1 CCHN; (Đ.14 NĐ79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ)
    7. Dịch vụ môi giới bất động sản – 1 CCHN (Đ.8 Luật KDBĐS)
    8. Dịch vụ định giá bất động sản – 2 CCHN (Đ.8 Luật KDBĐS);
    9. Dịch vụ sàn giao dịch bất động sản – 2 CCHN môi giới bất động sản (nếu có  Dịch vụ định giá bất động sản thì phải có 2 CCHN định giá bất động sản) (Đ.8 Luật KDBĐS)
    10. Sản xuất, gia công, sang chai, đóng gói, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật – 1 CCHN; (Quyết định91/2002/QĐ-BNN ngày 11/10/2002 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT)
    11. Dịch vụ làm thủ tục về thuế – 2CCHN; (Điều 20 Luật Quản lý thuế)
    12.  Dịch vụ thiết kế phương tiện vận tải – 1 CCHN (Quyết định38/2005/QĐ-BGTVT).
    13. Hoạt động xông hơi khử trùng – 1 CCHN (Đ.3 Quyết định89/2007/QĐ-BNN ngày 1/11/2007 của Bộ NN&PTNT)
    14. Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp – 1 CCHN (trong trường hợp có ủy quyền) (Đ.154 Luật Sở hữu trí tuệ)


    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
  • #174151   26/03/2012

    thuytien120490
    thuytien120490

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/02/2012
    Tổng số bài viết (11)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 9 lần


    Danh mục 9 loại hàng hóa, dịch vụ phải đăng ký hợp đồng mẫu

    Ngày 13/01/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số02/2012/QĐ-TTg về việc ban hành Danh mục 09 loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng mẫu, điều kiện giao dịch chung.

     

    Cụ thể, 09 loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh thuộc Danh mục gồm: Cung cấp điện sinh hoạt, cung cấp nước sạch sinh hoạt, truyền hình trả tiền, thuê bao điện thoại cố định, thuê bao di động trả sau, kết nối Internet, vận chuyển hành khách đường hàng không, vận chuyển hành khách đường sắt và mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp.


    Căn cứ vào nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng trong từng thời kỳ, Bộ Công Thương có trách nhiệm xem xét, trình Thủ tướng sửa đổi, bổ sung Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.

    Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/03/2012

    Marketing Manager

    CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ NIỀM TIN VIỆT

    Ads: 61/63B Phạm Văn Chiêu, Phường 14, Quận Gò Vấp, TPHCM

    Điện thoại: (08) 66 790 120

    Mobile: 0939 790 886 - 0903 747 886

    Website: www.giayphepkinhdoanh.vn

    Chuyên: Tư vấn thành lập công ty trong và ngoài nước, bổ sung giấy phép kinh doanh, Kế toán doanh nghiệp, Tư vấn Marketing... (Nhận tư vấn miễn phí mọi thắc mắc của quý doanh nghiệp)

     
    Báo quản trị |  
  • #463957   08/08/2017

    thewitcher1357
    thewitcher1357

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/08/2017
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    phần này "Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên báo viết hoặc báo điện tử 03 số liên tiếp (Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2005);

    hinh như theo luật doanh nghiệp mới là bỏ đăng báo điện tử luôn rồi thì phải, chỉ phải đăng trên cổng thông tin doanh nghiệp với lại đóng tiền nhà nước tự làm luôn cho mình.

     
    Báo quản trị |  
  • #530700   12/10/2019

    Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

    Sau khi thành lập công ty cần phải chú ý các công việc cần thiết để công ty hoạt động đúng pháp luật. 

    - Mở tài khoản ngân hàng công ty:  Việc này cần phải giám đốc cầm con dấu công ty ra ngân hàng mở tài khoản ngân hàng sau đó làm hồ sơ công bố tài khoản ngân hàng.

    - Làm biển công ty treo biển công ty tại trụ sở công ty

    - Mua chữ ký số đẩy tờ khai thuế môn bài, nộp tiền thuế môn bài

    - Phát hành hóa đơn VAT

    - Làm báo cáo hàng quý, báo cáo tài chính cuối năm

     

     
    Báo quản trị |  
  • #530705   12/10/2019

    embesatthu
    embesatthu
    Top 500
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/02/2019
    Tổng số bài viết (130)
    Số điểm: 771
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 92 lần


    quyetvietluat viết:

    Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

    Sau khi thành lập công ty cần phải chú ý các công việc cần thiết để công ty hoạt động đúng pháp luật. 

    - Mở tài khoản ngân hàng công ty:  Việc này cần phải giám đốc cầm con dấu công ty ra ngân hàng mở tài khoản ngân hàng sau đó làm hồ sơ công bố tài khoản ngân hàng.

    - Làm biển công ty treo biển công ty tại trụ sở công ty

    - Mua chữ ký số đẩy tờ khai thuế môn bài, nộp tiền thuế môn bài

    - Phát hành hóa đơn VAT

    - Làm báo cáo hàng quý, báo cáo tài chính cuối năm

     

    Chào bạn!

    Về nội dung của bạn Queenlaw tư vấn như sau:

    - Mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng là một nhu cầu dịch vụ, không phải là một thủ tục hành chính bắt buộc.

    - Việc mở tài khoản này không nhất thiết phải là "giám đốc cầm con dấu công ty ra ngân hàng".

    - Luật pháp hiện hành không có quy định bắt buộc công bố tài khoản ngân hàng.

    - Thuế môn bài đã bãi bỏ. Việc sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số trong giao dịch với cơ quan thuế là khuyến khích, nhưng không bắt buộc. Thực tế vẫn có những doanh nghiệp kể cả tại địa bàn Hà Nội gửi các tờ khai bản giấy (không gửi điện tử) đến cơ quan thuế, không vướng mắc gì bạn nhé.:)

    I can neither confirm nor deny details of any information without the Secretary's approval.

     
    Báo quản trị |