NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TỬ TÙ

Chủ đề   RSS   
  • #467769 15/09/2017

    NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ TỬ TÙ

    Tử hình là hình phạt cao nhất theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS). Người bị cáo khi bị Hội đồng xét xử tuyên tử hình thì gần như chẳng còn quan tâm được gì ngoài thời hạn thi hành án đang gần kề. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền lợi của người bị tuyên án tử hình mà chưa nhiều người biết và quan tâm.

    Đối tượng bị áp dụng hình phạt tử hình

    Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

    Khoản 1 Điều 40 BLHS

    Không áp dụng hình phạt tử hình

    - Người dưới 18 tuổi khi phạm tội;

    - Phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

    - Người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

    Khoản 2 Điều 40 BLHS

    Không thi hành án tử hình

    - Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;

    - Người đủ 75 tuổi trở lên;

    - Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

    Khoản 3 Điều 40 BLHS

    Thẩm quyền ra quyết định thi hành án tử hình

    Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm

    Điều 54 Luật Thi hành án hình sự (LTHAHS)

    Thẩm quyền thi hành án tử hình

    Hội đồng thi hành án tử hình

    Điều 55 LTHAHS

    Ân giảm

    Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày bản án xét xử có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước.

    Điểm d khoản 1 Điều 367 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS)

    Nếu người bị kết án tử hình được ân giảm thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân.

    Khoản 4 Điều 40 BLHS

    Nơi giam giữ

    Khu giam người bị kết án tử hình của Trại tạm giam

    Điều 17 LTHAHS;

    Điều 3 Thông tư 39/2012/TT-BCA

    Sinh hoạt

    Mọi sinh hoạt của người bị kết án tử hình đều được thực hiện trong buồng giam.

    khoản 3 Điều 4 Thông tư 39/2012/TT-BCA

    Giam giữ

    - Quản lý chặt chẽ 24/24.

    - Đeo cùm chân nếu có hành vi chống phá, trốn chạy, tự tử hoặc có hành vi nguy hiểm khác.

    Khoản 2 Điều 4 Thông tư 39/2012/TT-BCA

    Khám, chữa bệnh

    - Y tế trại tạm giam;

    - Cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước.

    Điều 6 Thông tư 39/2012/TT-BCA

    Gặp thân nhân

    - Những người được gặp: Ông bà (nội, ngoại), bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi hợp pháp, bố mẹ vợ (hoặc chồng), anh chị em ruột, vợ (hoặc chồng), con dâu, con rể, con đẻ, con nuôi hợp pháp.

    - Số người thân mỗi lần gặp: không quá năm người là thân nhân.

    - Số lần gặp: mỗi tháng không quá một lần, mỗi lần không quá một giờ.

    - Đối với Người bị kết án tử hình: không nhận quà, tiền hoặc các đồ vật khác; không được ăn uống, hút thuốc, sử dụng chất kích thích tại buồng thăm gặp. phải bị cùm một chân và phải có sự giám sát chặt chẽ.

    Khoản 2, 3 Điều 7 Thông tư 39/2012/TT-BCA

    Nhận và gửi đồ tiếp tế, thư

    - Người bị kết án tử hình được gửi đồ vật, tư trang không sử dụng về cho thân nhân, gia đình;

    - Được nhận quà, tiền lưu ký và những đồ dùng sinh hoạt của thân nhân, gia đình gửi mỗi tháng không quá hai lần;

    - Được nhận, gửi thư nếu được Giám thị trại tạm giam cho phép.

    Khoản 1 Điều 8 Thông tư 39/2012/TT-BCA

    Trích xuất ra khỏi buồng giam

    - Gặp luật sư hoặc người bào chữa khác.

    - Gặp thân nhân.

    - Gặp làm việc với cán bộ thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan có liên quan như: Văn phòng Chủ tịch nước, cơ quan Lãnh sự, Ngoại giao, tổ chức quốc tế theo quy định.

    Khoản 1 Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCA

    Trích xuất ra khỏi trại tạm giam

    - Chuyển đến nơi giam khác theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền.

    - Bị bệnh nặng phải chuyển đến cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước để khám và điều trị khi có lệnh trích xuất của Giám thị trại tạm giam.

    - Thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử khi có lệnh trích xuất bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

    - Đưa người bị kết án tử hình đi thi hành án tử hình khi có quyết định của Hội đồng thi hành án tử hình.

    Khoản 3 Điều 10 Thông tư 39/2012/TT-BCA

    Các hình thức

    Tiêm thuốc độc

    Khoản 1 Điều 59 LTHAHS

    Thuốc sử dụng cho thi hành án tử hình

    - Thuốc làm mất trí giác;

    - Thuốc làm liệt hệ vận động;

    - Thuốc làm ngừng hoạt động của tim.

     

    Điều 6 Nghị định 82/2011/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP

    Liều dùng thuốc một lần thi hành án

    - Một liều gồm 3 loại thuốc được dùng cho một người.

    - Mỗi lần chuẩn bị đủ 3 liều thuốc (trong đó có 2 liều dự phòng).

    Điều 6, khoản 4 Điều 8 Nghị định 82/2011/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 47/2013/NĐ-CP

    Hoãn thi hành án

    - Người bị kết án thuộc trường hợp quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự;

    - Có lý do bất khả kháng;

    - Ngay trước khi thi hành án người chấp hành án khai báo những tình tiết mới về tội phạm.

    Điều 58 LTHAHS

    Chi phí thi hành án tử hình

    Ngân sách nhà nước

    Khoản 5 Điều 59 LTHAHS

    An táng

    Có người thân yêu cầu nhận tử thi: Giao tử thi cho người thân về an táng trong vòng 24 giờ

    Khoản 2 Điều 60 LTHAHS

    Không có người thân yêu cầu nhận tử thi hoặc có nhưng quá 24 giờ không đến nhận: Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tổ chức việc an táng

    Trước khi thi hành án

    Trước khi bị đưa ra thi hành án tử hình, người chấp hành án được ăn, uống, viết thư, ghi âm lời nói gửi lại thân nhân.

    Khoản 3 Điều 59 LTHAHS

     

     
    7486 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận