Những điều cần biết khi soạn thảo văn bản

Chủ đề   RSS   
  • #497551 22/07/2018

    Những điều cần biết khi soạn thảo văn bản

    Để soạn thảo một văn bản sao cho “hoàn chỉnh” thì các bạn cần nắm rõ cách thức trình bày của từng bộ phận tạo nên một văn bản, các cách thức này được quy định cụ thể tại Thông tư 01/2011/TT-BNV và sẽ được mình tổng hợp lại theo những nội dung dưới đây. Các bạn tham khảo, nếu có gì sai sót thì góp ý giúp mình nhé.

    1. Phần Quốc hiệu.

    - Quốc hiệu bao gồm 2 dòng:

    “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”

    - Dòng thứ nhất: “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM”. Viết in hoa toàn bộ các chữ cái

    - Dòng thứ hai: “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”. Chỉ viết hoa các chữ cái đầu của mỗi từ, giữa các từ có dấu gạch nối “-“.

    2. Phần tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

    - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản gồm: tên cơ quan, tổ chức chủ quản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

    - Tên cơ quan, tổ chức chủ quản và tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản phải viết in hoa toàn bộ các chữ cái.

    - Có thể viết tắt các từ thông dụng như Ủy ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Việt Nam (VN).

    - Phía dưới tên tổ chức, cơ quan ban hành văn bản có đường kẻ ngang, nét liền, đội dài bằng 1/3 hoặc 1/2 độ dài của dòng chữ và cân đối so với dòng chữ.

    3. Phần số, ký hiệu của văn bản.

    - Đối với văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định, Nghị quyết...):

    Số: (số thứ tự của văn bản)/(năm ban hành)/(viết tắt loại văn bản)-(viết tắt cơ quan ban hành)

    Ví dụ: 46/2016/NĐ-CP

    - Đối với văn bản áp dụng quy phạm pháp luật (Quyết định cá biệt, Chỉ thị cá biệt, Bản án):

    Số: (số thứ tự văn bản)/(viết tắt loại văn bản)-(viết tắt cơ quan ban hành)

    Ví dụ: 17/QĐ-UBND

    - Đối với văn bản hành chính thông thường (biên bản, thông báo, báo cáo…):

    Số: (số thứ tự văn bản)/(viết tắt loại văn bản)-(cơ quan chủ quản)-(đơn vị soạn thảo)

    Ví dụ: Thông báo của UBND do Văn phòng UBND soạn thảo: Số 123/TB-UBND-VP

    - Đối với công văn:

    Số: (số thứ tự văn bản)/(viết tắt cơ quan chủ quản)-(viết tắt đơn vị soạn thảo)

    Ví dụ: Công văn của Chính phủ do Vụ Hành chính soạn thảo: Số: 123/CP-HC

    - Bảng viết tắt tên loại văn bản.

    Tên loại văn bản

     

    Chữ viết tắt

     

    Tên loại văn bản

     

    Chữ viết tắt

     

    Văn bản quy phạm pháp luật

     

    Văn bản hành chính

    Luật

    Lt

    Quyết định (cá biệt)

    Pháp lệnh

    PL

    Chỉ thị (cá biệt)

    CT

    Lệnh

    L

    Thông cáo

    TC

    Nghị quyết

    NQ

    Thông báo

    TB

    Nghị quyết liên tịch

    NQLT

    Chương trình

    Ctr

    Nghị định

    Kế hoạch

    KH

    Quyết định

    Phương án

    PA

    Thông tư

    TT

    Đề án

    ĐA

    Thông tư liên tịch

    TTLT

    Báo cáo

    BC

     

    Tờ trình

    TTr

    Biên bản

    BB

    Nguồn: sinh viên trường luật

     

     

     
    5168 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #501253   31/08/2018

    Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 01/2011/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng như sau:

    "Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
     
    Thông tư này hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản; được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức)."
     
    Theo quy định này thì nếu doanh nghiệp muốn ban hành những văn bản hành chính mang tính nội bộ ví dụ như quyết định tăng lương, quyết định đi du lịch của công ty,... thì có phải tuân theo những nguyên tắc của Thông tư 01/2011/TT-BTC hay chỉ tham khảo các điều khoản tại Thông tư này nhỉ ??
     
    Báo quản trị |