NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014

Chủ đề   RSS   
  • #369651 30/01/2015

    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014

    Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có hiệu lực từ ngày 01/06/2015 (trừ khoản 1 Điều 4, Điều 24, Điều 34, điểm b khoản 1 Điều 38, Điều 41, khoản 1 Điều 45, Điều 46, khoản 4 Điều 51, khoản 3 Điều 55, khoản 3 Điều 58, Điều 67, khoản 4 Điều 68, khoản 1 Điều 69, Điều 70, Điều 71, Điều 72, Điều 73, khoản 2 Điều 95 có hiệu lực thi hành từ 01/02/2015) và thay thế Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002. Luật có những điểm mới như sau:

     

    1/ Mở rộng thêm tổ chức Tòa án nhân dân:

    Tổ chức Tòa án nhân dân gồm có:

    - Tòa án nhân dân tối cao

    - Tòa án nhân dân cấp cao

    - Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

    - Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương

    - Tòa án quân sự

    So với Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2002, Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 đã bổ sung thêm hình thức Tòa án nhân dân cấp cao.

    (Điêu 3 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    2/ Bồ sung nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử:

    Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho những người tham gia tố tụng thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử. Việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng trong xét xứ theo quy định của luật tố tụng.

    (Điều 13 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

     

    3/ Trách nhiệm chứng minh tội phạm và bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự:

    Luật khẳng định người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    Quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm.

    (Điều 14 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    4/ Mở rộng cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao:

    Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân gồm:

    -  Hội đổng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

    -  Bộ máy giúp việc

    -  Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

    (Điều 21 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    5/ Số lượng thành viên của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

    Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới 13 người và không quá 17 người.

    (Khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi HuyenVuLS ngày 05/06/2015 02:28:47 CH
     
    54490 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #369730   30/01/2015

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Thấy bắt đầu có gì đó giống giống bên common law rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #369819   31/01/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần 2)

     

    6/ Tăng thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

    Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quyền thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.

    (Điểm e Khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    7/ Khẳng định quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất.

    Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.

    (Khoản 4 Điều 22 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    8/ Tổ chức xét xử của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

    - Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    - Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 05 Thẩm phán hoặc toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.

    (Điều 23 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    9/  Quy định về cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao:

    - Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.

    - Việc thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Tòa án nhân dân tối cao được thực hiện theo quy định của luật.

    (Điều 25 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    10) Tăng thêm nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thêm những nhiệm vụ, quyền hạn sau:

    - Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng và ban hành Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, tổng kết phát triển án lệ, công bố án lệ.

    - Ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền theo Luật ban hành văn bản pháp luật.

    - Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Thẩm phán các Tòa án khác.

    - Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    - Trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể Tòa án nhân dân cấp cao; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án quân sự khu vực; quy định về phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án nhân dân cấp cao và thành lập các Tòa chuyên trách khác của Tòa án nhân dân khi xét thấy cần thiết.

    - Quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 và khoản 1 Điều 45.

    - Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 6 Điều 66, khoản 3 và khoản 4 Điều 70; khoản 7 Điều 75, khoản 4 Điều 88, khoản 3 Điều 92 và khoản 3 Điều 93 của Luật này.

    - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

    (Điều 27 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

     

    Cập nhật bởi honhu ngày 31/01/2015 09:33:40 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #369863   31/01/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần 3)

    11/  Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao:

    -    Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    -    Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    (Điều 29 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    12/  Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao:

    + Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có:

    -    Ủy ban Thẩm ohán Tòa án nhân dân cấp cao

    -    Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên.Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    -    Bộ máy giúp việc

    + Tòa án nhân dân cấp cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.

    (Điều 30 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    13/ Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:

    + Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao gồm Chánh án, các Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao. Số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao không dưới 11 người và không quá 13 người.

    + Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    -    Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    -    Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao về công tác của Tòa án nhân dân cấp cao để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.

    + Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

    (Điều 31 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    14/ Việc tổ chức xét xử của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao:

    -    Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao.

    -    Việc xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm 03 Thẩm phán hoặc toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được thực hiện theo quy định của luật tố tụng.

    (Điều 32 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    15/  Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao:

    Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.

    (Điều 33 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    16/  Bộ máy giúp việc của Toàn án nhân dân cấp cao:

    -    Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao gồm có Văn phòng và các đơn vị khác.

    -    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, các đơn vị khác thuộc bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp cao.

    (Điều 34 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi honhu ngày 31/01/2015 03:48:44 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #370022   02/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần 4)

    17/ Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:

    + Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.

    + Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    -    Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân cấp cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;

    -    Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao;

    -    Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

    -    Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong Tòa án nhân dân cấp cao;

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng; giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật.

    (Điều 35 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    18/ Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao:

    -    Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao là 05 năm từ ngày được bổ nhiệm.

    -    Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án, Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.

    (Điều 36 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    19/ Mở rộng cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

    Căn cứ quy định pháp luật và yêu cầu thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định tổ chức các Tòa chuyên trách.

    (Điều 38 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    20/ Bỏ quy định số lượng thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

    Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Cah1nh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    (Khoản 1 Điều 39 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    21/  Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thêm nhiệm vụ, quyền hạn:

    Quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái Thẩm phán theo quy định tại khoản 3 Điều 78, khoản 3 Điều 79 và khoản 3 Điều 80 của Luật này.

    (Điểm c khỏan 2 Điều 42 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    22/  Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự trưng ương:

    -    Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

    -    Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    (Khoản 1 Điều 51Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    23/ Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:

    -    Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương

    -    Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương

    -    Bộ máy giúp việc

    (Khoản 2 Điều 51 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    tthl (06/10/2018) T.o.c (10/11/2018)
  • #370108   02/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần 5)

     

    24/ Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương:

    + Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương bao gồm Chánh án, Phó Chánh án là Thẩm phán cao cấp và một số Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự trung ương. Tổng số thành viên không quá 7 người.

    +  Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn:

    -    Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    -    Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án quân sự trung ương về công tác của các Tòa án quân sự để báo cáo với Chánh án Tòa án nhân dân tối cáo và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

    + Phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

    (Điều 52 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    25/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương:

    -    Phúc thẩm vụ việc mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

    (Điều 54 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    26/ Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương:

    -    Ủy ban Thẩm phán

    -    Bộ máy giúp việc

    (Khoản 1 Điều 55 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    27/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án quân sự quân khu và tương đương:

    -    Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

    -    Phúc thẩm vụ án hình sự mà bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án quân sự khu vực chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

    (Điều 56 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    28/  Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương:

    + Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương bao gồm Chánh án, Phó Chánh án và một số Thẩm phán. Số lượng thành viên của Ủy ban Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Phiên họp Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương do Chánh án chủ trì.

    +  Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự quân khu và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn:

    -    Thảo luận về việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

    -    Thảo luận báo cáo công tác của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương với Tòa án nhân dân tối cáo và Bộ quốc phòng

    -    Tổng kết kinh nghiệm xét xử

    -    Thảo luận về kiến nghị của Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương đề nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo yêu cầu của Chánh án.

    (Điều 57 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    T.o.c (10/11/2018)
  • #370287   03/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần 6)

     

    29/ Tòa án quân sự khu vực có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    -    Sơ thẩm vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của luật.

    (Khoản 1 Điều 58 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    30/ Chánh án Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    -    Tổ chức công tác xét xử của Tòa án quân sự trung ương, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    -    Chủ tọa phiên họp của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương

    -    Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa quân sự khu vực  theo quy định của Bộ luật hình sự.

    -    Tổ chức việc kiểm tra công tác của các Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực

    -    Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội Thẩm quan nhân, Thẩm tra viên, thư ký Tòa án của các Tòa án quân sự

    -    Báo cáo công táct của Tòa án quân sự với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

    -    Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ trong các Tòa án quân sự, trừ Thẩm phán, Chánh án, Phó Chánh án

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, giải quyềt các việc khác theo quy định của pháp luật

    (Khoản 2 Điều 59 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    31/  Phó Chánh án Tòa án quân sư trung ương:

    -    Phó Chánh án Tòa án quân sự trung ương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án, Phó Chánh an chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    (Khoản 2,3 Điều 60 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    32/ Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    -    Tổ chức công tác xét xử của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

    -    Báo cáo công tác của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực với Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Tư lệnh quân khu và tương đương.

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật

    (Khoản 2 Điều 61 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

     

    33/ Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương

    -    Phó Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án, Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    (Điều 62 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
  • #370559   05/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần 7)

    34/ Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực:

    -    Phó Chánh án Tòa án quân sự khu vực giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.

    -    Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

    (Khoản 2,3 Điều 64 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    35/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán:

    -    Thẩm phán là người có đủ kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.

    -    Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan.

    (Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    36/ Các ngạch Thẩm phán:

     + Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:

    -    Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

    -    Thẩm phán cao cấp

    -    Thẩm phán trung cấp

    -    Thẩm phán sơ cấp

    + Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán quy định tại điểm a khoản 1 Điều này

    + Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán quy định tại điểm b khoản 1 Điều này

    + Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán quy định tại điểm b,c và d khoản 1 Điều này.

    + Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.

    + Số lượng Thẩm phán cao cấp. Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán sơ cấp và tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

    (Điều 66 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    37/ Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp:

    + Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thấm phán sơ cấp thuộc Tòa án quân sự.

    -    Có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên.

    -    Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng

    -    Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp

    + Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.

    -    Đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên.

    -    Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng

    -    Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán trung cấp

    + Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán sơ cấp có đủ tiêu chuẩn, Điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp thuộc Tòa án quân sự.

    -    Có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1,2,3 và 5 Điều 67 của luật này

    -    Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 13 năm trở lên.

    -    Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng

    + Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp, nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thầm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự

    -    - Đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên.

    -    Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng

    -    Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp.

    + Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thấm phán trung cấp có đủ tiêu chuẩn, Điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:

    -    Có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1,2,3 và 5 Điều 67 của luật này

    -    Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên.

    -    Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng.

    -    Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp

    + Trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 67 của luật này và Điều kiện quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiêm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp; nếu người đó là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp các Tòa án quân sự.

    (Điều 68 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    38/  Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

    + Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

    -    Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;

    -    Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng;

    + Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

     (Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

    Cập nhật bởi honhu ngày 05/02/2015 08:24:24 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #370634   05/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần 7)

     

    39/ Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia:

    -    Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam.

    -    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia.

    -    Danh sách Ủy viên hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của chánh an Tòa án nhân dân tối cao.

    -    Quy chế hoạt động của hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    (Điều 70 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    40/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia:

    + Xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, Điều kiện ;àm Thẩm phán theo quy định của luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    -    Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

    -    Trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác

    + Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của luật này để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

    -    Trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

    -    Trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác

    + Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán.

    (Điều 71 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    41/ Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:

    -    Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    -    Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.

    -    Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    -    Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    -    Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    (Điều 72 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    42/ Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp:

    + Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên. Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.

    + Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    -    Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;

    -    Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;

    -    Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trườnghợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 68 của Luật này;

    -    Công bố danh sách những người trúng tuyển.

    + Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

    (Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #370793   07/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần 9)

     

    43/ Chế độ, chính sách đối với thẩm phán:

    -   Thẩm phán đượcbảo đãm tôn trọng danh dự, uy tín, được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.

    -   Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ tòa án

    -   Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng

    (Khoản 3,4 và 6 Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    44/ Những việc Thẩm phán không được làm:

    -   Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm

    -   Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.

    -   Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyềt vụ án.

    -   Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.

    -   Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.

    (Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    45/ Điều động Thẩm phán:

    -   Việc điều động thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các tòa án thực hiện nhiệm vụ xét xử

    -   Chánh án tòa án nhân dân tối cao quyết định điều động thẩm phán từ tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    -   Chánh án tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định điều động thẩm phán từ tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ

    -   Bộ trưởng bộ quốc phòng quyết định điều động  thẩm phán từ tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với chánh án tòa án nhân dân tối cao.

    (Điều 78 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    46/ Luân chuyển thẩm phán:

    -   Việc luân chuyển thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tòa án được thực hiện để phục vụ yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch cán bộ

    -   Chánh án tòa án nhân dân tối cao quyết định luân chuyển thẩm phán từ tòa án nhân dân nàyđến làm nhiệm vụ tại tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    -    Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

    -    Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án quân sự khác sau khi thống nhất với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    (Điều 79 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    47/ Biệt phái Thẩm phán:

    -   Việc biệt phái Thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử.

    -   Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

    -   Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

    -   Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án quân sự khác.

    -   Thời hạn biệt phái Thẩm phán quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này không quá 03 năm.

    (Điều 80 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    48/ Miễn nhiệm Thẩm phán:

    -   Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác.

    -   Thẩm phán có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

    (Điều 81 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    49/ Cách chức Thẩm phán:

    + Thẩm phán đương nhiên bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

    + Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Thẩm phán có thể bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    -   Vi phạm trong công tác xét xử, giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của Tòa án;

    -   Vi phạm quy định tại Điều 77 của Luật này;

    -   Vi phạm về phẩm chất đạo đức;

    -   Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán;

    -   Có hành vi vi phạm pháp luật khác.

    (Điều 82 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

    (Còn tiếp)

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn honhu vì bài viết hữu ích
    tk1995x (24/12/2016) T.o.c (10/11/2018)
  • #370910   09/02/2015

    honhu
    honhu
    Top 100
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/01/2015
    Tổng số bài viết (738)
    Số điểm: 33013
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 850 lần


    NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN 2014 (phần cuối)

    50/ Thủ tục miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán

    -   Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét những trường hợp miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

    -   Việc phê chuẩn, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện theo quy định tại Điều 72 của Luật này.

    -   Theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác.

    (Điều 83 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    51/ Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm:

    -    Hội thẩm Tòa án nhân dân gồm có: Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân.

    -   Hội thẩm nhân dân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo phân công của Chánh án Tòa án nơi được bầu làm Hội thẩm nhân dân.

    -   Hội thẩm quân nhân thực hiện nhiệm vụ xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án quân sự theo phân công của Chánh án Tòa án nơi mình được cử làm Hội thẩm quân nhân.

    -   Hội thẩm có nghĩa vụ thực hiện sự phân công của Chánh án Tòa án, trường hợp thực hiện được thì phải nêu rõ lý do.

    -   Trong 01 năm công tác mà Hội thẩm không được Chánh án Tòa án phân công làm nhiệm vụ xét xử thì có quyền yêu cầu Chánh án Tòa án cho biết lý do.

    (Điều 84 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    52/  Chế độ, chính sách đối với Hội thẩm:

    -   Kinh phí tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Hội thẩm được dự toán trong kinh phí hoạt động của Tòa án, có sự hỗ trợ của ngân sách địa phương theo quy định của luật.

    -   Hội thẩm là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công chức quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị.

    -   Hội thẩm được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

    (Điều 88 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    53/  Trách nhiệm của Hội thẩm

    -   Tham gia xét xử theo sự phân công của Chánh án Tòa án mà không được từ chối, trừ trường hợp có lý do chính đáng hoặc do luật tố tụng quy định.

    -   Tích cực học tập để nâng cao kiến thức pháp luật và nghiệp vụ xét xử.

    -   Chấp hành nội quy, quy chế của Tòa án.

    (Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    54/ Điều kiện miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm:

    -   Hội thẩm có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác.

    -   Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm

    (Điều 90 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    55/ Đoàn Hội thẩm, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân đối với Hội thẩm:

    -   Hội thẩm được tổ chức thành Đoàn Hội thẩm. Ủy ban Trung ương Mặt trân Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ và Tòa án nhân dân tối cao trình Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn Hội thẩm.

    -   Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

    -   Trong thời gian Hội thẩm làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án thì cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân có Hội thẩm đó không được điều động, phân công Hội thẩm làm việc khác, trừ trường hợp đặc biệt và phải thông báo cho Chánh án Tòa án biết.

    (Điều 91 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    56/ Thư ký tòa án:

    +  Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

    Thư ký Tòa án có các ngạch:

    -   Thư ký viên;

    -   Thư ký viên chính;

    -   Thư ký viên cao cấp.

    Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

    + Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại khoản 1 Điều này.

    Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thư ký Tòa án quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

     

    +  Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

    Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.

    Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

    Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.

     

    +  Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    -   Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

    -   Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

     

    + Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    (Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    57/ Thẩm tra viên

    + Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.

    Thẩm tra viên có các ngạch:

    -   Thẩm tra viên;

    -   Thẩm tra viên chính;

    -   Thẩm tra viên cao cấp.

    Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

    + Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này.

    Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

    +  Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.

    Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.

    Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

    Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực.

    + Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    -   Thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo sự phân công của Chánh án Tòa án;

    -   Kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án;

    -   Thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án;

    -   Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

    + Thẩm tra viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

    ( Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    58/ Chế độ, chính sách đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên

    -   Ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên. Chế độ tiền lương, phụ cấp do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định.

    -   Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được bồi dưỡng về nghiệp vụ xét xử và tạo điều kiện học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.

    -   Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

    (Điều 92 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

     

    59/  Kinh phí của Tòa án:

    Kinh phí Tòa án sẽ do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao.

    Nếu Chính phủ và Tòa án nhân dân tối cao không thống nhất thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị Quốc hội xem xét, quyết định.

    (Điều 96 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014)

    (Hết)

     
    Báo quản trị |  
  • #388430   18/06/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4262 lần


    Mình gửi các bạn Đề cương giới thiệu Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014. Dưới đây là file đính kèm, các bạn có thể tải về dùng nhé.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    luuthevinh227 (29/01/2018) TRUTH (19/06/2015) tk1995x (24/12/2016) TamBui99 (31/05/2018)
  • #388449   18/06/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Túm lại chỉ có bấy nhiêu thôi...

    Tòa án nhân dân cấp cao có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm các bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị; giám đốc thẩm, tái thẩm các bản án, quyết định của Toà án thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị bằng Hội đồng 3 Thẩm phán hoặc Hội đồng toàn thể Uỷ ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Như vậy TAND Cấp cao sẽ làm phần lớn nhiệm vụ của TAND tối cao hiện nay.

     

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn nguoitruongphu vì bài viết hữu ích
    Vpmbrhcm (27/02/2021) hungmaiusa (18/06/2015) tk1995x (24/12/2016) T.o.c (10/11/2018)