>>>Trình tự giải quyết vụ án dân sự theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015
>>>Những trường hợp không được làm người đại diện
Để giải quyết một vụ việc dân sự cần có sự tham gia của rất nhiều chủ thế với các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Xong, đối với nhiều vụ việc, sự tham gia tố tụng dân sự của người đại diện của đương sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Người đại diện của đương sụ trong tố tụng dân sự là người thay mặt cho đương sự trong việc xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho đương sự trước Tòa án.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự, người đại diện của đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa được. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm:
1. Người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật.
Theo quy định hiện hành tại Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015, những người đại diện theo pháp luật của đương sự bao gồm:
- TH1: Cha, mẹ của con chưa thành niên;
- TH2: Người giám hộ của người được giám hộ;
- TH3: Chủ hộ gia đình và cá nhân.
- TH4: Cơ quan tổ chức khởi kiện bảo vệ lợi ích của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật cho người được khởi kiện.
2. Người đại diện do Tòa án chỉ định
Người đại diện do Tòa án chỉ định là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự chỉ định của Tòa án. Về bản chất, người đại diện do Tòa án chỉ định cũng được xem là người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, mình vẫn xếp chủ thể này ra nhóm riêng để các bạn dễ phân biệt. Sự khác biệt cơ bản giữa người đại diện do Tòa án chỉ định và người đại diện theo pháp luật đó chính là chủ thể trao quyền. Thay vì với người đại diện theo pháp luật, họ đương nhiên có quyền đại diện khi rơi vào một số trường hợp luật định thì với người đại diện do Tòa án chỉ định, người đại diện chỉ được làm đại diện khi được Tòa án trao quyền đại diện cho đương sự. Mục đích của việc Tòa án chỉ định người đại diện cho đương sự là bảo đảm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tòa án chỉ tiến hành chỉ định người đại diện cho đương sự trong trường hợp:
- TH1: Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định trong được làm đại diện.
- TH2: Đối với vụ việc lao động mà có đương sự thuộc trường hợp quy định tại TH1 hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại TH1 thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó.
Người đại diện do Tòa án chỉ định tham gia tố tụng từ khi có quyết định của Tòa án chỉ định họ đại diện cho đương sự. Phạm vi tham gia tố tụng của người đại diện do Tòa án chỉ định không bị hạn chế trong các loại việc.
3. Người đại diện theo ủy quyền
Người đại diện theo ủy quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự. Khác với đại diện theo pháp luật và đại diện theo chỉ định của Tòa án, đương sự được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng nên người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự.
Đương sự có thể ủy quyền cho bất kì người nào có năng lực hành vi tố tụng đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình trừ những người không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự và những người là cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, kiểm sát, công an.
Lưu ý:
- Thứ nhất: Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc trừ việc ly hôn.
Theo đó, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng trong việc ly hôn. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.
- Thứ hai: Những trường hợp không được làm người đại diện
Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật:
+ Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
+ Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc.
->Quy định trên được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.
+ Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Kiểm sát, Công an không được làm người đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.