Những chính sách về Điện lực, Đa cấp, Thanh tra có hiệu lực từ tháng 03/2024

Chủ đề   RSS   
  • #608876 27/02/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 29461
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 630 lần
    SMod

    Những chính sách về Điện lực, Đa cấp, Thanh tra có hiệu lực từ tháng 03/2024

    Lệ phí cấp giấy CNĐK bán hàng đa cấp, Quy định mới về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN,... là những chính sách có hiệu lực kể từ tháng 03/2024.

    (1) Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký bán hàng đa cấp

    Ngày 05/02/2024, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 09/2024/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp. Thông tư nêu trên sẽ chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/03/2024. Cụ thể:

    Theo Thông tư 09/2024/TT-BTC, người nộp phí tại đây là các doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

    Mức phí thẩm định được Thông tư quy định như sau:

    - Cấp mới/gia hạn: 05 triệu đồng/lần. 

    - Sửa đổi/bổ sung: 03 triệu đồng/lần. 

    - Cách thức thu phí: 

    + Do Bộ Công Thương hoặc cơ quan nhà nước được giao thực hiện thẩm định hồ sơ. 90% số tiền thu được sẽ chi cho hoạt động thẩm định và thu phí theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định 82/2023/NĐ-CP. 10% số tiền phí thu được còn lại sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước theo chương, tiểu mục tương ứng. 

    + Trường hợp nộp toàn bộ số tiền thu được vào ngân sách nhà nước: Cơ quan nhà nước không được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí. Nguồn chi phí do ngân sách nhà nước bố trí. 

    (2) Quy định mới về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

    Kể từ ngày 01/03/2024, Nghị định 03/2024/NĐ-CP sẽ chính thức có hiệu lực thi hành. Nghị định này bao gồm 05 Chương và 46 Điều Quy định chi tiết về một số điều khoản của Luật Thanh tra 2022 như sau: 

    - Tổ chức bộ máy của cơ quan thanh tra. 

    - Lập kế hoạch thanh tra. 

    - Tiến hành thanh tra. 

    - Giải quyết kết quả thanh tra. 

    - Trách nhiệm của người có thẩm quyền thanh tra và người bị thanh tra. 

    Nghị định 03/2024/NĐ-CP được áp dụng cho các cơ quan thanh tra như Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, thanh tra sở, và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Có 02 điểm đáng chú ý khi Nghị định chính thức có hiệu lực thi hành, cụ thể:

    Vị trí và chức năng của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ ngày 01/3/2024:

    - Về vị trí: Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

    - Chức năng: 

    + Thanh tra chuyên ngành: Thực hiện thanh tra về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và luật chuyên ngành khác. Đảm bảo không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan khác có thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. 

    + Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động thanh tra. 

    + Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật. 

    - Mối quan hệ trách nhiệm: Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự chỉ đạo, điều hành của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thanh tra của Thanh tra Chính phủ.

    Như vậy, theo Nghị định, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện đúng các quy định về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Cùng với đó, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

    Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ 01/3/2024:

    - Lập kế hoạch: 

    + Xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

    + Hướng dẫn Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra. 

    + Tổng hợp và trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kế hoạch thanh tra. 

    - Thực hiện thanh tra: 

    + Tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

    + Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của Bảo hiểm xã hội tỉnh. 

    + Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. 

    + Thanh tra vụ việc khác khi được Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam giao. 

    + Thanh tra lại vụ việc đã có kết luận của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. 

    - Giám sát và kiểm tra: 

    + Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, quyết định xử lý về thanh tra của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. 

    + Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh đối với vụ việc do Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết luận khi cần thiết. 

    - Chỉ đạo và hướng dẫn: công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh. 

    - Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra. 

    Cuối cùng là hỗ trợ Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc:

    + Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

    + Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

    (3) Chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN)

    Ngày 10/1/2024, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 02/2024/NĐ-CP về việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2024.

    Cụ thể, theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP chia các loại công trình điện là tài sản công được chuyển giao như sau:

    - Công trình điện tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập: Bao gồm: công trình điện thuộc sở hữu của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội. 

    - Công trình điện do doanh nghiệp quản lý: Bao gồm: công trình điện là tài sản công được giao cho doanh nghiệp quản lý nhưng không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 

    - Công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật được đầu tư bằng vốn nhà nước: Bao gồm công trình điện thuộc dự án hạ tầng kỹ thuật do Ban Quản lý dự án, cơ quan, tổ chức, đơn vị làm chủ đầu tư. 

    - Công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung: Bao gồm công trình điện thuộc hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trong các dự án khu đô thị, khu dân cư và dự án khác do chủ đầu tư phải bàn giao lại cho Nhà nước theo quy định của pháp luật. 

    - Công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước: Bao gồm công trình điện được xác lập quyền sở hữu toàn dân có nguồn gốc ngoài ngân sách nhà nước (bao gồm cả phần giá trị công trình điện tăng thêm do tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo, nâng cấp trên công trình điện hiện hữu của đơn vị điện lực) do các tổ chức, cá nhân tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam theo hình thức không hoàn trả vốn và đơn vị điện lực thống nhất tiếp nhận.

    - Công trình điện được đầu tư theo phương thức đối tác công tư: Bao gồm công trình điện được xác lập quyền sở hữu toàn dân có nguồn gốc hình thành từ dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư và được các bên thỏa thuận chuyển giao cho đơn vị điện lực theo hợp đồng dự án theo quy định của pháp luật hoặc được cấp có thẩm quyền quyết định giao cho đơn vị điện lực thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận.

    - Về thủ tục chuyển giao: Bên giao lập hồ sơ đề nghị chuyển giao theo quy định tại Điều 6 Nghị định 02/2024/NĐ-CP, như sau:

    + Văn bản đề nghị: Do Bên giao lập theo Mẫu số 01 (Phụ lục Nghị định). Gồm 01 bản chính. 

    Xem và tải về Mẫu số 01 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/27/mau-so-01.doc

    + Hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 02/2024/NĐ-CP: Bao gồm các tài liệu liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng công trình điện; Tài liệu về tình trạng kỹ thuật, giá trị công trình điện; Dự thảo hợp đồng chuyển giao (nếu có). 

    - Quy trình thẩm định: 

    + Bên nhận kiểm tra hồ sơ: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bên nhận sẽ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. 

    + Kiểm tra thực trạng công trình: Bên nhận chủ trì phối hợp với Bên giao thực hiện kiểm tra thực trạng công trình điện. Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện chuyển giao theo quy định tại Điều 7 Nghị định 02/2024/NĐ-CP

    + Lập Biên bản kiểm tra thực trạng theo Mẫu số 02 (Phụ lục Nghị định).

    Xem và tải về Mẫu số 02 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/27/mau-so-02.doc

    - Xử lý sau khi kiểm tra: 

    + Công trình đủ điều kiện chuyển giao: Bên nhận phối hợp với Bên giao thực hiện kiểm kê, xác định giá trị công trình. Thực hiện các bước tiếp theo theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều 6 Nghị định 02/2024/NĐ-CP

    + Công trình không đủ điều kiện chuyển giao: Bên nhận thông báo cho Bên giao biết lý do cụ thể không đáp ứng điều kiện chuyển giao. 

    - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc kiểm kê, xác định giá trị công trình điện, Thủ trưởng Bên giao ban hành Quyết định chuyển giao công trình điện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục.

    Xem và tải về Mẫu số 06 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/27/mau-so-06.doc

    - Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có Quyết định chuyển giao, Bên giao chủ trì, phối hợp với Bên nhận thực hiện bàn giao, tiếp nhận công trình điện kèm theo hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 02/2024/NĐ-CP. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải được lập thành Biên bản theo Mẫu số 08 tại Phụ lục.

    Xem và tải về Mẫu số 08 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/02/27/mau-so-08.doc

    - Cuối cùng, căn cứ Biên bản bàn giao, tiếp nhận tài sản, Bên nhận sẽ thực hiện ghi tăng tài sản, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp.

     
    856 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (01/03/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận