Xử phạt vi phạm giao thông - Hình minh họa
Ngoài cảnh sát giao thông, còn một số chủ thể khác có quyền xử phạt vi phạm giao đường bộ trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Dưới đây, là tổng hợp những chủ thể có quyền xử phạt và chủ thể chỉ có quyền lập biên bản vi phạm hành chính.
Căn cứ theo Điều 74 và Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
|
Các chức danh
|
Phạm vi
|
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
|
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
|
Hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
|
Cảnh sát giao thông
|
Những hành vi được quy định tại khoản 2 Điều 74
|
Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội
|
Những hành vi được quy định tại khoản 3 Điều 74
|
Trưởng Công an cấp xã
|
Những hành vi được quy định tại khoản 4 Điều 74
|
Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ
|
Những hành vi được quy định tại khoản 5 Điều 74
|
Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường
|
Những hành vi được quy định tại khoản 8 Điều 74
|
|
Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính |
Hành vi vi phạm an giao thông được quy định quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này |
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
|
Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm
|
Hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
|
Công an viên
|
Hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
|
Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải
|
Đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
|
Cập nhật bởi hoamattroi9297 ngày 17/09/2020 03:57:21 CH