Chào bạn! Tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau: Trường hợp của bạn là trương hợp điều động cán bộ chứ không phải trường hợp luân chuyển cán bộ vì theo khoản 1 Điều 36 Nghị định
24/2010/NĐ – CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì: “Việc luân chuyển công chức chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và trong quy hoạch vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn”. Trong khi đó bạn từ chức vụ chánh thanh tra được chuyển sang giữ chức vụ phó trưởng phòng lao động – thương binh và xã hội huyện nên không thuộc trường hợp luân chuyển. Theo điều 7 Luật cán bộ công chức thì: Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác. Theo khoản 1 Điều 39 Nghị định
24/2010/NĐ – CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức thì: “. Trường hợp công chức được điều động, luân chuyển đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ thì phải chuyển ngạch theo quy định tại Điều 29 Nghị định này và thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm kể từ ngày có quyết định điều động, luân chuyển.” Về phụ cấp thâm niên nghề nghiệp thì theo khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số
04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ Công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành toà án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm thì: “ Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề được xác định bằng tổng thời gian sau: a) Thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng (nếu có thời gian gián đoạn mà thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề chưa hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn);…” Do đó thời gian từ 1/2009 đến 3/2009 bạn vẫn giữ chức vụ Chánh thanh tra bên cơ quan thanh tra nên thời gian làm việc đó của bạn cũng được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên nghề theo quy định. Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư liên tịch này thì Cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm giải quyết vấn đề này. Theo khoản 4 Điều 1 Thông tư này thì chế độ phụ cấp thâm niên nghề áp dụng đối với cán bộ, công chức trong biên chế xếp lương theo các ngạch hoặc các chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, bao gồm: “… Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra, Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra viên (Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên);”.do đó bạn được bổ nhiệm làm thanh tra viên từ 15/4/1994 nên thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề của bạn được tính từ 15/4/1994. Trân trọng.
Cập nhật bởi admin ngày 24/08/2010 09:02:18 AM
Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài
- Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.
ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.
ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477
Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com
Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com